Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Đường | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 6
hệ quả chuyển động xung quanh
mặt trời của trái đất
nội dung chính
(Lưu ý: Các nội dung có màu trắng các em cần chủ động ghi)
chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời.
Các mùa trong năm.
Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
I. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời (MT):
Quan sát hình bên, các em trả lời các câu hỏi sau:
+ Hiện tượng MT lên thiên đỉnh diễn ra theo quy trình như thế nào?
+ Khu vực nào MT lên thiên đỉnh 1 lần, khu vực nào MT lên thiên đỉnh 2 lần? khu vực nào MT không lên thiên đỉnh?.
- Là chuyển động nhìn thấy bằng mắt nhưng không có thật.
- Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12h trưa.
- Hàng năm MT chuyển động biểu kiến giữa 2 chí tuyến B và N (trong n.c.t)
- Hiện tượng MT lên thiên đỉnh lần lượt x.hiện từ chí tuyến N lên chí tuyến B.
- Mỗi năm MT lên thiên đỉnh:
+ Trong nội chí tuyến: 2 lần.
+ Tại chí tuyến B và N: 1 lần
+ Ngoài 2 chí tuyến: Mặt Trời không lên thiên đỉnh.
Vì sao lại có hiện tượng này?. Các em hãy xem tia sáng Mặt Trời chiếu đến khu vực nội chí tuyến trong đoạn phim sau đây:
* Nguyên nhân:
- Trong khi chuyển động xung quanh Mặt Trời, trục của TĐ luôn nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo một góc 66033` và không đổi phương.
- Do TĐ chuyển động xung quanh Mặt Trời, đồng thời tự quay quanh trục.
II. Các mùa trong năm:
+ Mùa: Là một phần th.gian của năm nhưng có đ.điểm riêng về th.tiết và kh.hậu.
+ Nguyên nhân sinh ra mùa: Các em xem vị trí của mỗi Bán cầu Trái Đất so với Mặt Trời trong đoạn phim sau :
- Vị trí tương quan của mỗi bán cầu TĐ với MT theo từng thời gian hay khả năng nhận ánh sáng và năng lượng MT khác nhau sinh ra mùa.
- Thời điểm ngả về phía MT hay chếch xa MT của 2 bán cầu lệch nhau, do đó mùa ở 2 bán cầu trái ngược nhau về thời gian.
+ Chia mùa:
- 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- 2 mùa: Nóng, Lạnh.
các em quan sát kỹ đoạn phim sau đây
III. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ:
1. Theo mùa:
- Ngày 21/3 và 23/9, mọi nơi trên Trái Đất đều có độ dài ngày bằng đêm (12h).
- Ngày 22/6 BBC có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất; NBC thì ngược lại.
- Ngày 22/12 NBC có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất; BBC thì ngược lại.
2. Theo vĩ độ:
- Tại XĐ luôn có độ dài ngày và đêm dài bằng nhau (12h).
- Càng xa XĐ, độ lệch ngày đêm càng lớn.
- Từ vòng cực ? cực, độ lệch ngày đêm từ 24h ? 6 tháng.
Quan sát hình bên, em hãy cho biết độ dài ngày đêm của 4 ngày đăc biệt trong năm?.
Quan sát hình bên, em hãy cho biết chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ?.
Củng cố
1. Vì sao trên Trái Đất có hiện tượng mùa, ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ?.
? Trái Đất tự quay quanh trục.
? Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
? Tất cả các ý trên.
? Trục của TĐ luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc và không đổi phương
2. Mùa trên Trái Đất trái ngược nhau về...... ............., nếu BBC là mùa........, thì NBC là mùa...........
thời gian
4. Vĩ tuyến nào luôn có độ dài ban ngày bằng độ dài ban đêm là ..........
Xích đạo (00)
5. Càng xa ....................chênh lệch độ dài........................càng lớn.
Xích đạo
ngày đêm
6. Tại.........của Trái Đất có độ dài............hoặc..........kéo dài tới .....tháng.
cực
ngày
đêm
6
3. Nối cặp đôi sau đây sao cho đúng:
- Ngày dài nhất ở Bắc Bán Cầu 22/12
- Ngày ngắn nhất ở Nam Bán Cầu 22/6

đông
bài tập về nhà
1. Trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK trang 24.
2. Hoàn thành bài tập trong tập bản đồ thực hành lớp 10 trang 9-10.
cám ơn sự chú ý theo dõi của
quý thầy cô và các em
kính chào tạm biệt
hẹn gặp lại.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Đường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)