Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hải | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
BÀI 6
PHIM VỀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MT
1- CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HÀNG NĂM CỦA MẶT TRỜI:
-Quan sát nội dung SGK, hình 6.1 cho biết hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh là gì? Khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm, khu vực nào 1 lần/năm? Liên hệ VN? Từ đó cho biết chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là gì?
*Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa.

*Ở Trái đất, ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm nằm từ vĩ tuyến 23◦27’N cho đến 23◦27’B rồi lại xuống 23◦27’N. Điều đó làm ta có ảo giác là MT di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải MT di chuyển, mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh MT.
1- CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HÀNG NĂM CỦA MẶT TRỜI:
*Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của MT trong năm
(Chớ tuy?n B?c) 23? 27`B
(Xớch d?o) 0?
(Chớ tuy?n Nam) 23? 27`N
Những nơi nào trên TĐ có hiện tượng MT lên thiên đỉnh? Hiện tượng đó diễn ra như thế nào?
-Khu vực nội chí tuyến: 2 lần MT lên thiên đỉnh/năm
-Tại 2 đường chí tuyến: 1 lần MT lên thiên đỉnh/năm
-Khu vực ngoại chí tuyến: không có hiện tượng MT lên thiên đỉnh.
Khu vực nào trên TĐ có hiện tượng MT lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần? 1 lần? Khu vực nào không có hiện tượng MT lên thiên đỉnh?

-Một năm được chia làm bốn mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông); mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.
-Nguyên nhân sinh ra mùa: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.
PHIM VỀ NĂM NHUẬN
PHIM VỀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TĐ QUANH MT
PHIM VỀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TĐ QUANH MT
3- HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA VÀ THEO VĨ ĐỘ:
a) Ngày, đêm dài ngắn theo mùa:
-Quân sát hình vẽ sau, hãy nhận xét về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa ở BBC?
3- HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA VÀ THEO VĨ ĐỘ:
a) Ngày, đêm dài ngắn theo mùa:
-Quan sát hình vẽ sau, hãy nhận xét về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa NBC?
a)Ngày, đêm dài ngắn theo mùa:
*Từ 21/3 đến 23/9 đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Bắc, nên mọi địa điểm ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm; ngược lại, bán cầu Nam là mùa thu và mùa đông nên mọi địa điểm ở bán cầu Nam có đêm dài hơn ngày.
*Từ 23/9 đến 21/3 đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Nam, nên mọi địa điểm ở bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm; ngược lại, bán cầu Bắc là mùa thu và mùa đông nên mọi địa điểm ở bán cầu Bắc có đêm dài hơn ngày.
Riêng ngày 21/3 và 23/9 mọi nơi trên toàn thế giới có ngày dài bằng đêm.
b)Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ:
-Quan sát hình vẽ, nhận xét ở các vĩ độ sau: XĐ, 20◦B, 40◦B, 66◦33’B thời gian ban ngày và ban đêm như thế nào?
b)Ngày đêm dài nhắn theo vĩ độ:
*Ở xích đạo quanh năm có thời gian ngày và đêm bằng nhau.
*Từ các vòng cực Bắc và Nam về phía các cực Bắc và Nam có hiện tượng ngày dài 24 giờ hoặc đêm dài suốt 24 giờ. Càng gần cực, số ngày hoặc đêm dài 24 giờ ngày càng tăng.
*Riêng ở hai cực Bắc và Nam có sáu tháng ngày, sáu tháng đêm.
“Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối.”
CỦNG CỐ
1.Hiện tượng MT lên thiên đỉnh là gì?
2.Khu vực nào trên TĐ có hiện tượng MT lên thiên đỉnh 2 lần/năm? Khu vực nào 1 lần/năm?
3.Chuyển động biểu kiến hàng năm của MT là gì?
4.Vì sao ngày 21/3 và 23/9 mọi nơi trên thế có hiện tượng ngày và đêm dài bằng nhau?
DẶN DÒ
Làm các câu hỏi và bài tập trang 24.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)