BÀI 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH

Chia sẻ bởi Trần Thị Trúc Phương | Ngày 25/04/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: BÀI 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

Bài:6– tiết: 18
Tuần dạy:


Mục tiêu:
Kiến thức:
HS biết:
Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải bài toán trên máy tính.
Kỹ năng: Xác định bài toán, biết lựa chọn thuật toán
Về thái độ:
Trọng tâm:
Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao
Chuẩn bị :
3.1 Giáo viên: bảng
3.2 Học sinh: Xem trước của bài 7 : “ Phần mềm máy tính”
Tiến trình:
Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Kiểm tra miệng:
Câu 1: Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ máy?
Câu 2: Ngôn ngữ lập trình bậc cao là gì? Nêu ưu điểm?
Trả lời:
Câu 1:
Ngôn ngữ máy: Là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
Ưu điểm: cho phép khai thác triệt để và tối ưu khả năng của máy.
Nhược điểm: Ngôn ngữ phức tạp, còn phụ thuộc nhiều vào phần cứng, chương trình viết mất nhiều công sức, cồng kềnh và khó hiệu chỉnh
Câu 2:
Ngôn ngữ lập trình bậc cao:
Là ngôn ngữ ít phụ thuộc vào loại máy, các câu lệnh được viết gần với tự nhiên, tính độc lập cao.
Ưu điểm: ít phụ thuộc vào loại máy, chương trình viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nâng cấp.
Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ 1:
Bài toán đặt vấn đề: Tìm UCLN của 2 số nguyên dương M,N
Với các giá trị:
M=25 N=10, UCLN(25,10)=5
M=12 N=8, UCLN(12,8)=4
M=8 N=8, UCLN(8,8)=8

GV: Vậy để giải bài toán trên máy tính ta phải làm sao?
GV: Ta tìm hiểu từng bước.
Bước 1: Xác định bài toán:
GV: Xác định bài toán tức là xác định cái gì:
HS: Trả lời: (Xác định Input và Output )
GV: Đúng vậy trước một bài toán ta cần xác định được Input và Output của nó nhằm lựa chọn thuật toán thích hợp.

GV: Sau khi xác định được Input và Output của bài toán ta sang bước tiếp theo: Lựa chọn và xây dựng thuật toán.

HĐ 2:
GV: Nhắc lại thuật toán là gì?
HS: Là 1 dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo 1 trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó, từ input của bài toán này ta nhận được output cần tìm


GV: Đối với mỗi bài toán sẽ có nhiều cách giải nên ta có thể lựa chọn thuật toán nào đó phù hợp với bài toán hơn. VD bài toán tìm UCLN có thể dùng hiệu cũa 2 số cũng có thể dùng thường. do đó bài toán không nhất thiết chỉ có một thuật toán



VD: xét vd trên ta chọn cách giải tối ưu để giải
Nếu M=N
đúng ( UCLN=M (hoặc N) ( kết thúc
sai ( xét: nếu M>N
đúng (M=M-N
sai ( N=N-M
quá trình này dược lặp lại cho đến khi M=N


GV: Sau khi chọn được thuật toán thích hợp ta tìm cách biểu diễn thuật toán gọi là diễn tả thuật toán.
GV: Thuật toán này đã học ở bài trước, cho học sinh lên bảng vẽ.
HS: Vẽ vào giấy nháp và 2 em lên bảng vẽ.
GV: Sau khi chọn được thuật toán thích hợp ta tìm cách biểu diễn thuật toán gọi là diễn tả thuật toán.
GV: Thuật toán này đã học ở bài trước, cho học sinh lên bảng vẽ.
HS: Vẽ vào giấy nháp và 2 em lên bảng vẽ.


GV: Có mấy loại ngôn ngữ lập trình.
HS: Trả lời tại chổ.
GV: Nói thêm, trong ngôn ngữ bậc cao cũng có rất nhiều ngôn ngữ như pascal, delph. Basic…

VD:
M=25 N=10, UCLN(25,10)=5
M=12 N=8, UCLN(12,8)=4
M=8 N=8, UCLN(8,8)=8










* Các bước giải quyết bài toán:
Bước1: Xác định bài toán
Xác định Input và Output của bài toán.
VD:
Input: M,N là 2 số nguyên dương
Output: UCLN(M,N)







Bước 2: Lựa chọn và xây dựng thuật toán
a. Lựa chọn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Trúc Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)