Bài 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Chia sẻ bởi Phạm Thị Tâm | Ngày 08/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Hỏi bài cũ
Nêu khái niệm đột biến cấu trúc NST?
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST.
- Hình vẽ sau đây mô tả dạng đột biến nào?
NST ban đầu có các gen AB.CD bị đột biến thành NST có các gen như sau: (1) A.CD
(2) AB.CDE (3)AAB.CD
(4)ABDC. (5) B.CDA

Dạng đột biến cấu trúc NST nào không làm thay đổi số lượng gen trên NST?
Đảo đoạn và chuyển đoạn trên 1 NST
Mất đoạn
Chuyển đoạn
Đảo đoạn
Chuyển đoạn
Lặp đoạn
Bài 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (NST)
Khái niệm:
Đột biến số lượng NST là đột biến làm thay đổi số lượng NST trong tế bào.
Có 2 loại: - Đột biến lệch bội (dị bội)
- Đột biến đa bội
I. ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI
Khái niệm:
Đột biến lệch bội là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng.
Ví dụ: Thể 1: 2n-1; Thể 3: 2n+1

2. Cơ chế phát sinh
Trong giảm phân: 1 hay 1 số cặp NST không phân li tạo giao tử thừa hay thiếu một vài NST qua thụ tinh tạo thể lệch bội.
Ví dụ: P: 2n x 2n
G: n n+1, n-1
F1:2n+1(Thể 3), 2n-1 (Thể 1)
- Lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng tạo thể khảm.
I. ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI
3. Hậu quả
Lệch bội làm mất cân bằng hệ gen thường gây chết, làm giảm sức sống hay giảm khả năng sinh sản.

4. Ý nghĩa
Lệch bội làm sinh vật đa dạng, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
Có thể dùng lệch bội để xác định vị trí gen trên NST
I. ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI
II. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI
Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội
a. Khái niệm:
Đột biến tự đa bội là dạng đột biến làm tăng 1 số nguyên lần bộ đơn bội của 1 loài (lớn hơn 2n).

b. Cơ chế phát sinh
+ Trong giảm phân: tất cả các NST không phân li tạo giao tử 2n thụ tinh tạo thể đa bội (3n hoặc 4n)
P: 2n x 2n P: 2n x 2n
G: n 2n G: 2n 2n
F1: 3n F1: 4n
+ Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử tất cả NST nhân đôi mà không phân li tạo thể tứ bội (2n → 4n)
II. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI
2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội
a. Khái niệm:
Đột biến dị đa bội là dạng đột biến làm tăng bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong 1 tế bào.

b. Cơ chế phát sinh
Lai xa (lai giữa 2 loài) kết hợp đa bội hóa
P: Loài A 2n x Loài B 2n’
G: n n’
F1: n + n’ (con lai bất thụ)
đa bội hóa

2n + 2n’ (thể song nhị bội)

II. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI
3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội
Thể đa bội có lượng vật chất di truyền tăng gấp bội nên có tế bào lớn, cơ quan sinh dưỡng to, chống chịu tốt, phát triển khỏe.
Thể đa bội chủ yếu gặp ở thực vật, hiếm gặp ở động vật
Đa bội lẻ thường bất thụ tạo nên các loại cây không hạt.
Đột biến đa bội góp phần hình thành loài mới.
1. Một loài có bộ NST 2n = 12, tìm số lượng NST trong tế bào của các thể đột biến:
Thể 1 Thể 3
Tam bội Tứ bội

2. Một loài có bộ NST 2n kí hiệu là AaBb. Người ta thấy có các cơ thể có bộ NST là:
1-AAbb; 2-aaaBBb 3-aaB; 4-AAaabbbb;
5-aabb; 6-AAABb. Hãy cho biết các cơ thể:
- Bình thường
- Lệch bội
- Đa bội
4n=24
2n+1=13
3n=18
2n-1=11
1, 5
3, 6
2, 4
Thể lưỡng bội
bình thường (2n)
Thể ba (2n+ 1)
Thể bốn (2n+ 2)
Thể bốn kép (2n + 2+ 2)
Thể không (2n- 2)
Thể một (2n- 1)
Thể một kép (2n-1-1)
Thể một (2n- 1)
Thể một kép (2n-1-1)
Thể ba (2n+ 1)
Thể một (2n- 1)
Thể một kép (2n-1-1)
Thể bốn (2n+ 2)
Thể ba (2n+ 1)
Thể một (2n- 1)
Thể một kép (2n-1-1)
2n + 1
2n - 1
n
n+1
n-1
n
2n
2n
Giảm phân 1 cặp NST không phân li
GP bình thường
Thụ tinh tạo lệch bội
P:
G:
F1:
X
Cơ chế tạo lệch bội
Ở người trong số các ca thai bị sẩy do bất thường NST thì có 53,7% là thể 3; 15,3% là thể 1

Trẻ có 3 NST số 13 bị hội chứng Patau; có 3 NST số 18 bị hội chứng Edward thường bị chết trong 1 năm đầu đời.

Người có 1 NST giới tính X (XO) bị hội chứng Tơcnơ lùn, không có kinh nguyệt, si đần, vô sinh.

Người chỉ có 1 NST giới tính Y (YO) bị chết ngay trong bụng mẹ.

Người có 3 NST giới tính XXY bị hội chứng Claiphentơ: người cao gầy, không có khả năng sinh sản, chỉ số IQ thấp.
Đột biến thể 3 ở các cặp NST khác nhau của cà độc dược tạo nên các dạng quả khác nhau
Đột biến thể 0 ở các cặp NST khác nhau của lúa mì tạo nên các dạng bông khác nhau
2n
2n
Giảm phân tất cả các cặp NST không phân li
GP bình thường
P:
G:
F1:
n
2n
Thể tam bội 3n
X
2n
2n
P:
G:
F1:
2n
2n
Thể tứ bội 4n
Cơ chế hình thành tự đa bội
X
B
A
BB
AA
AABB
AB
P:
G:
F1:
n’
2n’
n
2n
n+n’
2n+2n’
Thể song nhị bội
Đa bội hóa
CƠ CHẾ TẠO DỊ ĐA BỘI
Con lai bất thụ
Nho 2n
Nho 4n
Cam 2n
Cam 3n
Dưa hấu 3n
Đa bội rất hiếm gặp ở động vật
Cải bắp 2n=18A
Loài mới (thể song nhị bội) 2n=36 (18A +18B)
Cải củ 2n=18B
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)