Bài 6. Đất nước nhiều đồi núi

Chia sẻ bởi Phạm Đức Chung | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Đất nước nhiều đồi núi thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

ĐẶC ĐIỂM CHUNG
CỦA TỰ NHIÊN NƯỚC TA
1. Đất nước nhiều đồi núi
2. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
3. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
4. Thiên nhiên phân hoá đa dạng
Bài 6

ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
3
1. Đặc điểm chung của địa hình
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng ¼ diện tích.
- Chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m
+ Đh đồi núi thấp (dưới 1000m và đồng bằng chiếm 85% diện tích.
+ Núi cao >2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
4
1. Đặc điểm chung của địa hình

- Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Đ/h thấp dần từ TB xuống ĐN
- Cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính:
+ Hướng TB – ĐN
VD: Dãy Con Voi, HLS,
Pu Đen Đinh, Trường Sơn Bắc…
+ Hướng vòng cung: thể hiện rõ nhất là vùng núi Đông Bắc, dãy Trường Sơn Nam.
VD: vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.



b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
- Địa hình bị xói mòn, cắt xẻ mạnh do lượng mưa lớn và tập trung theo mùa.
Trên bề mặt địa hình nơi ít có sự tác động của con người khai thác rừng thường có cây cối rậm rạp che phủ.
- Dưới rừng là lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở được hình thành trong môi trường nóng ẩm, gió mùa…
c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
8
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
Những sự tác động của con người tới địa hình nước ta?

- Các quá trình khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, đốt rừng làm nương rẫy…
- Con người tạo ra nhiều địa hình nhân tạo như đắp đê, đắp đập, ruộng bậc thang…

2. Các khu vực địa hình
a) Khu vực đồi núi

Chia thành 4 vùng:
Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
* Vùng núi Đông Bắc
+ Nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng.
+ Gồm 4 cách cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo: CC Sông Gâm, CC Ng Sơn, CC B Sơn, CC Đ Triều.
+ Xen kẽ là những thung lũng sông: s Cầu, s Thương, s Lục Nam…
+ Chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ TB xuống ĐN
* Vùng núi Tây Bắc
- Giới hạn giữa thung lũng S.Hồng và S.Cả
- Cao đồ sộ nhất nước ta
- Gồm 3 dải địa hình chạy theo hướng TB – ĐN:
+ Phía Đông là dãy Hoàng liên sơn đồ sộ nhất với đỉnh Phanxipăng 3143m
+ Phía tây là núi trung bình (Pu đen đinh, Pu sam sao)
+ Ở giữa là những cao nguyên, sơn nguyên đá vôi
- Xen giữa là các thung lũng sông cùng hướng
TB – ĐN như s Đà, s Mã…
* Vùng núi
Trường Sơn Bắc
- Từ phía nam S.Cả tới Bạch Mã
- Gồm những dãy song song, so le hướng TB-ĐN
- Núi thấp, hẹp ngang, cao hơn ở hai đầu
- Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã
đâm ngang ra biển
* Vùng núi
Trường Sơn Nam
- Nằm phía nam Bạch Mã
- Gồm nhiều khối núi và cao nguyên xếp tầng
- Các khối núi cao đồ sộ nằm liền kề với dải đồng bằng hẹp phía đông
- Hướng núi vòng cung
- Khối núi Kontum và cực Nam trung bộ, được nâng cao đồ sộ; vùng núi QNgãi và BĐịnh thấp hơn
Phía tây là các cao nguyên khá bằng phẳng, cao khoảng 500-800-1000m như Plâycu, Đăk lăk, Mơ Nông, Di Linh…
- Có sự đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đ và T của vùng
* Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du
- Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nước ta.
- Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ và rìa châu thổ Bắc Bộ.
- Địa hình đồi trung du hình thành chủ yếu do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
DÃY NÚI HƯỚNG
TÂY BẮC – ĐÔNG NAM
DÃY NÚI VÒNG CUNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đức Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)