Bài 6. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Mộng | Ngày 11/05/2019 | 73

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

GV: Hoàng Thị Vân Anh
CHÀO MỪNG QUÍ THẦY, CÔ VỀ DỰ GIỜ
LỚP 11A1
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi sự phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. Trong thời gian dài, Đảng và Nhà nước đã chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đồng thời Đảng ta xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
(2 tiết)
BÀI 6
3. Trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2. Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta.
1. Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tính tất yếu khách quan; tác dụng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
NỘI DUNG TIẾT 1
NỘI DUNG BÀI HỌC
Lao động thủ công
Cơ giới hoá
Thế nào là công nghiệp hoá(CNH)?
→ CNH: là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí.
Các hình ảnh sau đây nói lên điều gì?
Hiện đại hoá (HĐH) là gì?
HĐH: là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã - hội.
Dây chuyền tự động
Rô -bốt trợ giúp con người
Thám hiểm vũ trụ
1. Khái niệm CNH, HĐH; tính tất yếu khách quan; tác dụng của CNH, HĐH.
a) Khái niệm CNH, HĐH.
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là gì?
CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế – xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
CNH: lao động thủ công  lao động cơ khí.
HĐH: lao động dựa trên công cụ cơ khí  lao động dựa trên công cụ tự động hóa và sử dụng người máy.
Vì sao CNH, HĐH ở nước ta là một tất yếu khách quan?
* Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH.
1. Khái niệm CNH, HĐH; tính tất yếu khách quan; tác dụng của CNH, HĐH.
b) Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước.
● Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH.
● Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
●Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CNXH.
● Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH.
● Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
●Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CNXH.
Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH
1. Khái niệm CNH, HĐH; tính tất yếu khách quan; tác dụng của CNH, HĐH.
b) Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước.
* Tác dụng to lớn và toàn diện của CNH, HĐH.
CNH, HĐH có tác dụng như thế nào?
Phát triển lực lượng sản xuất.
Về LLSX
Về năng suất lao động XH
Năng suất lao động xã hội tăng.
Về CSVC - KT
Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.
Nền văn hoá mới XHCN - nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Về VH – XH
Quốc phòng, an ninh
Quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường.
1. Khái niệm CNH, HĐH; tính tất yếu khách quan; tác dụng của CNH, HĐH.
b) Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước.
* Tác dụng to lớn và toàn diện của CNH, HĐH.
- Tạo điều kiện để phát triển LLSX và tăng năng suất lao động xã hội; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.
- Tạo ra LLSX mới làm tiền đề cho việc củng cố QHSX XHCN; tăng cường vai trò của Nhà nước XHCN, tăng cường mối liên minh giữa công nhân – nông dân – trí thức.
- Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hoá mới XHCN - nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Tạo cơ sở vật chất – kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh.
Kết luận:
Đảng ta xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Học nội dung bài cũ.
Làm bài tập 1, 2 , 3 SGK trang 55.
Xem trước nội dung tiết 2 - bài 6: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
DẶN DÒ
Chân thành cảm ơn và chúc sức khoẻ quí thầy, cô và các em học sinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Mộng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)