Bài 6. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Chia sẻ bởi Mai Fay | Ngày 11/05/2019 | 91

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Bài 6:
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1. Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Công nghiệp hoá
Công nghiệp hoá là quá trình biến đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí
Lao động thủ công
Sử dụng máy móc, cơ khí

Công nghiệp hóa hiểu một cách đơn giản là: 

Thành tựu của công nghiệp hoá
Hiện đại hoá
Hiện đại hoá là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội


Thành tựu của hiện đại hoá
Hiện đại hoá hiểu một cách đơn giản là:
Lao động cơ khí
Sử dụng công cụ tự động hóa
Khái niệm: “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ”
CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động SXKD, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng LĐ thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghiệp, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất LĐXH cao.
b) Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Cơ sở vật chất-kỹ thuật lạc hậu
Cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại
Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật- công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.
Xe ngựa, xích lô
Xe máy, xe hơi, xe buýt
 Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Tác dụng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Kinh tế- xã hội: Tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội


Chính trị: Tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò của nhà nước và mối quan hệ giữa công nhân - nông dân - trí thức
 Văn hoá: Tạo tiền đề phát triển nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa – nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại tạo tiền đề cho nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa phát triển theo hướng hiện đại
An ninh- quốc phòng: Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh
Điều 15 Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước…”
Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, vai trò và vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng cao.

Việt Nam gia nhập ASEAN, ngày 28/07/1995

Việt Nam gia nhập WTO 7/11/2006
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Fay
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)