Bài 6: Công dân với các quyền TD cơ bản
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Liêm |
Ngày 26/04/2019 |
71
Chia sẻ tài liệu: Bài 6: Công dân với các quyền TD cơ bản thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Bài 6
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
( 4 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền tự do cơ bản của công dân: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ; Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , sức khỏe , danh dự và nhân phẩm ; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại , điện tín ; Quyền tự do ngôn luận.
- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
2.Về ki năng:
- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
- Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
3.Về thái độ:
- Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác
- Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
- Khái niệm, nội dung, ý nghĩa các quyền tự do cơ bản của công dân, bao gồm:
+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ;
+ Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , sức khỏe , danh dự và nhân phẩm ;
+ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện
thoại , điện tín ;
+ Quyền tự do ngôn luận.
- Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do
cơ bản của công dân.
2. Một số kiến thức cần lưu ý:
Quyền tự do cơ bản của công dân là giá trị nhân văn to lớn của xã hội loài người và mang tính lịch sử đối với mỗi quốc gia - dân tộc . Đây là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ , mà bước ngoặt được đánh dấu bằng cuộc Cách mạng tư sản dân quyền ở Pháp năm 1789. Ở nước ta , Nhà nước thừa nhận công dân có các quyền tự do cơ bản về thân thể , tinh thần, tự do lao động và sáng tạo, tự do kinh doanh , học tập và tự do nghiên cứu khoa học.Các quyền này được gọi là các quyền tự do cơ bản của công dân, vì nó quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân và vì nó được ghi nhận trong Hiến pháp - luật cơ bản của Nhà nuớc .
Bài học không đặt ra mục đích tìm hiểu tất cả các quyền tự do cơ bản của công dân , mà chỉ tìm hiểu một số quyền tự do cơ bản quan trọng đầu tiên đối với mỗi công dân.
Đây là kiến thức mở rộng, chung, bao quát, cần thiết đối với GV, nhưng không nhất thiết phải giảng hết cho HS. GV cần hiểu những nội dung sau:
( Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được hiểu là:
Về nguyên tắc , không ai có thể bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Như vậy, trừ trường hợp bắt người đang phạm tội quả tang, trong mọi trường hợp khác việc bắt người chỉ được tiến hành khi có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát .
Để đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong một số trường hợp thật cần thiết mà pháp luật quy định mới được tiến hành bắt người:
Trường hợp 1: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.
Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Trường hợp 3: Bắt người đang bị truy nã.
Lưu ý, trong ba trường hợp này, thì trường hợp 1 và 3 đòi hỏi phải có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát trước khi tiến hành bắt người.
Đối với trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì đòi hỏi phải có lệnh bắt khẩn cấp của người có thẩm quyền, đó là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung ương và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời khỏi sân bay, bến cảng. Tuy nhiên, dù đã có lệnh bắt khẩn cấp rồi thì sau đó việc bắt khẩn cấp phải báo ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan để Viện Kiểm sát xem xét, điều chỉnh. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện Kiểm sát không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
Bắt người đúng pháp luật có nghĩa là bắt người theo đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự và thủ tục.
( Mối quan hệ giữa quyền bất khả xâm phạm về thân thể với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Giữa quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, và trong một số trường hợp cụ thể, có thể còn có sự giao thoa với nhau. Vì thế, cần có sự phân biệt các quyền này theo các dấu hiệu:
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể đề cập tới quyền tự do của công dân, trong đó không ai có thể bị bắt, bị giam cầm một cách tuỳ tiện, vô căn cứ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền và từ phía người khác. Mọi hành vi bắt người, giam giữ người trái pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật hình sự.
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ đề cập tới việc pháp luật bảo đảm cho tính mạng, sức khoẻ của công dân được an toàn, trong đó có quyền được sống của con người (được đảm bảo an toàn tính mạng) và quyền được bảo vệ trước mọi hành vi côn đồ, hung hãn, đánh người gây thương tích. Mọi hành vi làm tổn hại đến tính mạng của người khác (như giết người, làm chết người), đánh người gây thương tích hoặc làm tổn hại cho sức khoẻ của người khác đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật hình sự.
( Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Quyền này được hiểu theo hai nghĩa :
Về nguyên tắc, không một ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Chỉ được phép khám chỗ ở của công dân trong những trường hợp do pháp luật quy định và chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự mới có quyền khám. Tránh moi trường hợp lợi dụng hoặc tùy tiện.
( Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân.
Quyền tự do cơ bản của công dân không chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật mà điều quan trọng là phải được bảo đảm thực hiện một cách hữu hiệu. Trách nhiệm này trước tiên và cơ bản thuộc về Nhà nước , trong đó vai trò quan trọng thuộc về các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện Kiểm sát , các cơ quan điều tra các cấp. Điều quan trọng nhất là Nhà nước, thông qua các quy định của pháp luật, trừng trị nghiêm khắc các hành vi xâm phạm tới quyền tự do cơ bản của công dân , sao cho mọi hành vi vi phạm điều bị xử lí theo đúng quy định của pháp luật.
III. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Ngày nay, trên đất nước chúng ta, mỗi công dân có những quyền tự do nhất định được ghi nhận trong Hiến pháp, đó là các quyền tự do cơ bản của công dân. Các quyền tự do này được đặt ở vị trí đầu tiên, quan trọng nhất, không thể tách rời đối với mỗi cá nhân. Trong bài học này, chúng ta tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của công dân như: quyền bất khả xâm phạm về thân thể ; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được bảo đảm an tòan và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín; quyền tự do ngôn luận.
Phần làm việc của Thầy và Trò
Nội dung chính của bài học
GV giảng:
Ở mỗi nước, các quyền tự do cơ bản của công dân đều được ghi nhận trong Hiến pháp và trong các luật liên quan. Đây thực chất là các quyền được sống với tư cách là con người trong xã hội, công dân của một nước.
Quyền tự do cơ bản của công dân là chế định pháp lý cơ bản của Luật Hiến pháp, xác định địa vị pháp lý của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội, là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ khác của công dân ở mọi cấp độ và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ở nước ta, công dân có các quyền tự do cơ bản về thân thể, tự do trong đời sống tinh thần, tự do lao động và sáng tạo, tự do kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học.
Tại sao các quyền này gọi là các quyền tự do cơ bản của công dân ?
Vì :
- Các quyền này quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân.
- Các quyền này đ
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
( 4 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền tự do cơ bản của công dân: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ; Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , sức khỏe , danh dự và nhân phẩm ; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại , điện tín ; Quyền tự do ngôn luận.
- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
2.Về ki năng:
- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
- Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
3.Về thái độ:
- Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác
- Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
- Khái niệm, nội dung, ý nghĩa các quyền tự do cơ bản của công dân, bao gồm:
+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ;
+ Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , sức khỏe , danh dự và nhân phẩm ;
+ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện
thoại , điện tín ;
+ Quyền tự do ngôn luận.
- Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do
cơ bản của công dân.
2. Một số kiến thức cần lưu ý:
Quyền tự do cơ bản của công dân là giá trị nhân văn to lớn của xã hội loài người và mang tính lịch sử đối với mỗi quốc gia - dân tộc . Đây là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ , mà bước ngoặt được đánh dấu bằng cuộc Cách mạng tư sản dân quyền ở Pháp năm 1789. Ở nước ta , Nhà nước thừa nhận công dân có các quyền tự do cơ bản về thân thể , tinh thần, tự do lao động và sáng tạo, tự do kinh doanh , học tập và tự do nghiên cứu khoa học.Các quyền này được gọi là các quyền tự do cơ bản của công dân, vì nó quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân và vì nó được ghi nhận trong Hiến pháp - luật cơ bản của Nhà nuớc .
Bài học không đặt ra mục đích tìm hiểu tất cả các quyền tự do cơ bản của công dân , mà chỉ tìm hiểu một số quyền tự do cơ bản quan trọng đầu tiên đối với mỗi công dân.
Đây là kiến thức mở rộng, chung, bao quát, cần thiết đối với GV, nhưng không nhất thiết phải giảng hết cho HS. GV cần hiểu những nội dung sau:
( Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được hiểu là:
Về nguyên tắc , không ai có thể bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Như vậy, trừ trường hợp bắt người đang phạm tội quả tang, trong mọi trường hợp khác việc bắt người chỉ được tiến hành khi có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát .
Để đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong một số trường hợp thật cần thiết mà pháp luật quy định mới được tiến hành bắt người:
Trường hợp 1: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.
Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Trường hợp 3: Bắt người đang bị truy nã.
Lưu ý, trong ba trường hợp này, thì trường hợp 1 và 3 đòi hỏi phải có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát trước khi tiến hành bắt người.
Đối với trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì đòi hỏi phải có lệnh bắt khẩn cấp của người có thẩm quyền, đó là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung ương và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời khỏi sân bay, bến cảng. Tuy nhiên, dù đã có lệnh bắt khẩn cấp rồi thì sau đó việc bắt khẩn cấp phải báo ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan để Viện Kiểm sát xem xét, điều chỉnh. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện Kiểm sát không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
Bắt người đúng pháp luật có nghĩa là bắt người theo đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự và thủ tục.
( Mối quan hệ giữa quyền bất khả xâm phạm về thân thể với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Giữa quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, và trong một số trường hợp cụ thể, có thể còn có sự giao thoa với nhau. Vì thế, cần có sự phân biệt các quyền này theo các dấu hiệu:
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể đề cập tới quyền tự do của công dân, trong đó không ai có thể bị bắt, bị giam cầm một cách tuỳ tiện, vô căn cứ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền và từ phía người khác. Mọi hành vi bắt người, giam giữ người trái pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật hình sự.
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ đề cập tới việc pháp luật bảo đảm cho tính mạng, sức khoẻ của công dân được an toàn, trong đó có quyền được sống của con người (được đảm bảo an toàn tính mạng) và quyền được bảo vệ trước mọi hành vi côn đồ, hung hãn, đánh người gây thương tích. Mọi hành vi làm tổn hại đến tính mạng của người khác (như giết người, làm chết người), đánh người gây thương tích hoặc làm tổn hại cho sức khoẻ của người khác đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật hình sự.
( Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Quyền này được hiểu theo hai nghĩa :
Về nguyên tắc, không một ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Chỉ được phép khám chỗ ở của công dân trong những trường hợp do pháp luật quy định và chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự mới có quyền khám. Tránh moi trường hợp lợi dụng hoặc tùy tiện.
( Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân.
Quyền tự do cơ bản của công dân không chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật mà điều quan trọng là phải được bảo đảm thực hiện một cách hữu hiệu. Trách nhiệm này trước tiên và cơ bản thuộc về Nhà nước , trong đó vai trò quan trọng thuộc về các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện Kiểm sát , các cơ quan điều tra các cấp. Điều quan trọng nhất là Nhà nước, thông qua các quy định của pháp luật, trừng trị nghiêm khắc các hành vi xâm phạm tới quyền tự do cơ bản của công dân , sao cho mọi hành vi vi phạm điều bị xử lí theo đúng quy định của pháp luật.
III. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Ngày nay, trên đất nước chúng ta, mỗi công dân có những quyền tự do nhất định được ghi nhận trong Hiến pháp, đó là các quyền tự do cơ bản của công dân. Các quyền tự do này được đặt ở vị trí đầu tiên, quan trọng nhất, không thể tách rời đối với mỗi cá nhân. Trong bài học này, chúng ta tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của công dân như: quyền bất khả xâm phạm về thân thể ; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được bảo đảm an tòan và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín; quyền tự do ngôn luận.
Phần làm việc của Thầy và Trò
Nội dung chính của bài học
GV giảng:
Ở mỗi nước, các quyền tự do cơ bản của công dân đều được ghi nhận trong Hiến pháp và trong các luật liên quan. Đây thực chất là các quyền được sống với tư cách là con người trong xã hội, công dân của một nước.
Quyền tự do cơ bản của công dân là chế định pháp lý cơ bản của Luật Hiến pháp, xác định địa vị pháp lý của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội, là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ khác của công dân ở mọi cấp độ và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ở nước ta, công dân có các quyền tự do cơ bản về thân thể, tự do trong đời sống tinh thần, tự do lao động và sáng tạo, tự do kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học.
Tại sao các quyền này gọi là các quyền tự do cơ bản của công dân ?
Vì :
- Các quyền này quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân.
- Các quyền này đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Liêm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)