Bài 6. Chữa lỗi dùng từ

Chia sẻ bởi Ma Thị Ngọc | Ngày 21/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Chữa lỗi dùng từ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
QUÍ THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ
Giáo viên: NGUYỄN THANH HUY
MÔN:NGỮ VĂN 6
Kiểm tra bài cũ :
1.Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
Đáp án: chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
2.Hãy tìm 2 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng?
Đáp án:
- Hai từ chỉ bộ phận cơ thể người: đầu, chân
- Ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng:
+ Đầu: đầu sông, đầu tàu, đầu làng, đầu sóng ngọn gió…
+ Chân: chân bàn, chân núi, chân tường, chân trời…



CHỮA LỖI DÙNG TỪ
TIẾT23


Tiết 23:
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I. LẶP TỪ:
1. Phát hiện lỗi:
a. Gậy tre,chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng , đại bác.Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
(Thép Mới)
b.Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.
? Gạch dưới những từ ngữ giống nhau trong các câu dưới đây?
2. Nguyên nhân mắc lỗi:
? Việc lặp đi lặp lại từ tre ở ví dụ a có gì khác việc lặp từ ở ví dụ b?
a)Gậy tre,chông tre chống lại sắt thép của kẻ thù.Tre xung phong vào xe tăng,đại bác.Tre giữ làng,giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người.Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! (Thép Mới)
b) Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.
+ Câu a: lặp từ ở câu a nhằm nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà như một bài thơ cho đoạn văn xuôi.
+ Câu b: là lỗi lặp lại từ do diễn đạt kém,vốn từ nghèo nàn.
3. Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ:
? Hãy chữa lại câu văn mắc lỗi lặp từ?
Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Lưu ý:
-Lặp trong bài này, được hiểu là một loại lỗi.Đó là sự dùng từ trùng lặp, gây cảm giác nặng nề, nhàm chán.
-Lặp là thể hiện của vốn từ nghèo nàn, của việc dùng từ thiếu cân nhắc.
-Lặp không cung cấp nội dung mới mà chỉ nhắc lại nội dung cũ một cách máy móc, rập khuôn.
-Bỏ các từ lặp đi, câu vẫn rõ nghĩa mà cách diễn đạt lại thanh thoát, nhẹ nhàng.
Tiết 23:
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I. LẶP TỪ:
1. Phát hiện lỗi:
2. Nguyên nhân mắc lỗi:
3. Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ:
II. LẪN LỘN CÁC TỪ GẦN ÂM:
1. Phát hiện lỗi
Vốn từ nghèo nàn, dùng từ thiếu cân nhắc.

? Trong các câu sau, những từ nào dùng không đúng?
a. Ngày mai,chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
b .Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
2. Nguyên nhân mắc lỗi:
? Nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì?
Do chưa hiểu đúng nghĩa của từ, do nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ.
3. Chữa lại các từ dùng sai:
? Hãy nêu cách chữa các từ dùng sai trên?
Cách chữa : phải nhớ chính xác và hiểu đúng nghĩa của từ.
? Hãy viết lại các từ dùng sai cho đúng?
tham quan
mấp máy
1. Phát hiện lỗi:
Tiết 23:
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I. LẶP TỪ:
1. Phát hiện lỗi:
2. Nguyên nhân mắc lỗi:
3. Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ:
II. LẪN LỘN CÁC TỪ GẦN ÂM:
1. Phát hiện lỗi:
2. Nguyên nhân mắc lỗi:
3. Chữa lại từ dùng sai:
III. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
Bài tập1: Hãy lược bỏ các từ ngữ trùng lặp trong các câu sau:
a. Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.
Sửa lại: Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến.
b. Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Sửa lại: Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.
Sửa lại: Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.

-Tham quan: xem thấy tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học hỏi kinh nghiệm.
-Mấp máy: cử động khẽ và liên tiếp.
-Nháp nháy: (1) mở ra nhắm lại liên tiếp; (2) có ánh sáng khi loé ra, khi tắt liên tiếp.
-Linh động: quá câu nệ vào nguyên tắt.
-Sinh động: gợi ra những hình ảnh nhiều dạng vẻ khác nhau hợp với hiện thực của đời sống.
-Bàng quang: bọng chứa nước tiểu.
-Bàng quan: đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi là không có liên quan đến mình.
-Thủ tục: những việc làm theo quy định.
-Hủ tục: phong tục đã lỗi thời.

Bài tập 2: Hãy thay từ dùng sai bằng những từ khác.
a.Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
b.Có một số bạn còn bàng quang với lớp.
sinh động
bàng quan
? Nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?
Nguyên nhân mắc lỗi:
Do lẫn lộn các từ gần âm, nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ.
c.Vùng này còn khá nhiều thủ tục như : ma chay,cưới xin đều cỗ bàn linh đình ; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…
hủ tục
Tiết 23:
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I. LẶP TỪ:
1. Phát hiện lỗi:
2. Nguyên nhân mắc lỗi:
3. Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ:
II. LẪN LỘN CÁC TỪ GẦN ÂM:
1. Phát hiện lỗi:
2. Nguyên nhân mắc lỗi:
3. Chữa lại từ dùng sai:
III. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
Bài tập 2:


Phân biệt nghĩa của các từ gần âm để dùng chính xác:
-Nghênh ngang:
tỏ ra không kiêng sợ gì ai, ngang nhiên làm những việc biết rằng mọi người có thể phản đối.
-Hiên ngang:
tỏ ra đường hoàng, tự tin, không chịu cúi đầu khuất phục trước những sự đe dọa.
-Tha thiết:
có tình cảm thắm thiết làm cho gắn bó hết lòng, luôn luôn nghĩ đến, quan tâm đến.
-Thướt tha:
có dáng cao rủ dài xuống và chuyển động một cách mềm mại, uyển chuyển.

Hướng dẫn tự học:
-Học bài, xem và làm các bài tập còn lại.
-Nhớ lại lỗi (lặp từ,lẫn lộn các từ) để có ý thức tránh mắc lỗi. Đặc biệt là môn tập làm văn khi làm bài.
-Lập dàn ý bài viết số 1 ở nhà,tiết tới trả bài viết.
BÀI HỌC KẾT THÚC
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
THẦY, CÔ GIÁO ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ma Thị Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)