Bài 6. Chữa lỗi dùng từ

Chia sẻ bởi Cong Quyen | Ngày 21/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Chữa lỗi dùng từ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:


BỘ MÔN: NGỮ VĂN 6
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
KIỂM TRA BÀI CŨ

? Từ nhiều nghĩa là gì?
?Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
? Em hiểu thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
KIỂM TRA BÀI CŨ

Xác định từ ngữ mang nghĩa gốc :

a. Bàn chân b. Chân núi

c. Chân giường d. Chân ghế

a
Tuần 6: Tiết 23
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I) Bài học
Một số lỗi thường gặp khi dùng từ:
VD a: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
( Thép Mới)
-Tre (7lần)
Giữ (4 lần)
Anh hùng (2 lần)
Nội dung chính: nói lên giá trị to lớn và nhiều mặt của cây tre Việt Nam






tre
tre
Tre
Tre
Tre
Tre
Tre
giữ
giữ
giữ
giữ
anh hùng
anh hùng
VD b: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.
Truyện dân gian (2 lần)
Truyện dân gian
truyện dân gian
CÂU HỎI THẢO LUẬN: Việc lặp lại từ ngữ ở VD a và VDb có gì khác nhau?
VDa: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
(Thép Mới)
* Từ ngữ lặp lại:
Tre (7 lần)
Giữ (4 lần)
-Anh hùng (2 lần)
Nội dung chính: nói lên giá trị to lớn và nhiều mặt của cây tre Việt nam.


VDb: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.



* Từ ngữ lặp lại:
-Truyện dân gian (2 lần)





ĐÁP ÁN:
Trong VDa, từ ngữ được lặp lại nhằm nhấn mạnh tác dụng của cây tre và mỗi lần lặp lại, nó lại có một tác dụng riêng biệt (tre chống lại sắt thép, tre xung phong, tre giữ làng, giữ nước…;Tre anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!). Cách lặp như vậy giúp nhận ra giá trị to lớn và nhiều mặt của cây tre Việt Nam. Việc lặp này còn nhằm tạo nhịp điệu hài hòa như một bài thơ cho văn xuôi -> điệp ngữ, phép lặp-> Tác dụng: làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
VD b: Dùng từ trùng lặp-> gây cảm giác nặng nề, nhàm chán, rườm rà cho câu văn
Nhac
Tuần 6: Tiết 23
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I) Bài học
Một số lỗi thường gặp khi dùng từ:
1) Lỗi lặp từ
Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ
VDb: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.
Chữa:
Cách 1: Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
(Bỏ từ trùng lặp “truyện dân gian”)
Cách 2: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc.
(Bỏ từ trùng lặp “truyện dân gian”)
Cách 3: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc nó.
(Thay “truyện dân gian” bằng “nó”)


Xác định lỗi và chữa lại câu sau cho đúng:
VDc: Con bò đang gặm cỏ. Con bò chợt ngẩng đầu lên. Con bò rống ò ò.
Lỗi lặp từ “con bò”
Chữa: Con bò đang gặm cỏ.Nó chợt ngẩng đầu lên và rống ò ò.
( Thay “con bò” bằng đại từ “nó”, gộp hai câu đơn thành một câu)
Nguyên nhân: vốn từ nghèo nàn



Xác định lỗi và chữa lại câu sau cho đúng:
VD d: Đồ vật làm bằng gỗ xấu dù làm rất cầu kì, đẹp đẽ, mĩ lệ thì cũng chỉ dùng được trong một thời gian ngắn.

Lỗi: dùng từ trùng lặp về ý nghĩa (mĩ lệ-đẹp đẽ)
-Chữa: Bỏ “mĩ lệ” vì nghĩa của từ này trùng với “đẹp đẽ”.

-Nguyên nhân: dùng từ thiếu cân nhắc





VDb: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.








VDc: Con bò đang gặm cỏ. Con bò chợt ngẩng đầu lên. Con bò rống ò ò.










VDd: Đồ vật làm bằng gỗ xấu dù làm rất cầu kì, đẹp đẽ, mĩ lệ thì cũng chỉ dùng được trong một thời gian ngắn.




Làm câu văn lủng củng, rườm rà, gây cảm giác nặng nề, nhàm chán
VDb: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.

Chữa: Bỏ từ trùng lặp “truyện dân gian”



VDc: Con bò đang gặm cỏ. Con bò chợt ngẩng đầu lên. Con bò rống ò ò.



Chữa:Thay “con bò” bằng đại từ “nó”, gộp hai câu đơn thành một câu



VDd: Đồ vật làm bằng gỗ xấu dù làm rất cầu kì, đẹp đẽ, mĩ lệ thì cũng chỉ dùng được trong một thời gian ngắn.

Chữa: Bỏ “mĩ lệ” vì nghĩa của từ này trùng với “đẹp đẽ”.



Bỏ từ ngữ trùng lặp
-Dùng từ ngữ thay thế














LỖI LẶP TỪ
*Nguyên nhân:
-Vốn từ nghèo nàn
-Dùng từ thiếu cân nhắc
-> làm câu văn lủng củng, gây cảm giác nặng nề, nhàm chán.
*Cách chữa:
-Bỏ từ ngữ trùng lặp
-Dùng từ ngữ thay thế
-Đọc nhiều sách, báo để tăng vốn từ.
-Suy nghĩ kỹ trước khi dùng từ.


PHÉP LẶP, ĐIỆP NGỮ
Lặp lại từ ngữ tạo tính mạch lạc, chặt chẽ, gây cảm xúc mạnh, làm nổi bật ý.









Tuần 6: Tiết 23
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I ) Bài học
Một số lỗi thường gặp khi dùng từ:
1) Lỗi lặp từ
*Nguyên nhân mắc lỗi:
-Vốn từ nghèo nàn.
-Dùng từ thiếu cân nhắc.
*Biện pháp khắc phục:
-Bỏ từ ngữ trùng lặp,dùng từ ngữ thay thế.
-Đọc nhiều sách, báo để tăng vốn từ.
-Suy nghĩ kỹ trước khi dùng từ.
Em chọn cách diễn đạt nào trong hai cách sau? Vì sao em lại lựa chọn như vậy?
Vừa qua, ngài thủ tướng Thái lan đã đến thăm Việt Nam theo lời mời của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong chuyến thăm, ngài thủ tướng đã rất vui mừng trước những thành tựu mà nước ta đạt được.
b) Vừa qua, ngài thủ tướng Thái Lan đã đến thăm Việt Nam theo lời mời của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong chuyến thăm, ông ấy đã rất vui mừng trước những thành tựu mà nước ta đạt được.
ngài thủ tướng
ngài thủ tướng
ngài thủ tướng
ông ấy
a) Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
b) Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
- Thăm quan: “thăm” là từ Thuần Việt có nghĩa là “hỏi han để biết rõ tình hình”; “quan” là yếu tố Hán Việt có nghĩa là “xem xét” -> ghép như vậy là không đúng (Từ này không có trong từ điển).

- Nhấp nháy:


Sửa “thăm quan” thành “tham quan”: xem tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm.
Sửa “nhấp nháy” thành “mấp máy”: cử động khẽ và liên tiếp.
- Mắc lỗi: lẫn lộn các từ gần âm.



Mở ra nhắm lại liên tiếp
Có ánh sáng khi lóe ra, khi tắt liên tiếp.
Tuần 6: Tiết 23
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I ) Bài học
Một số lỗi thường gặp khi dùng từ:
Lỗi lặp từ
2) Lỗi lẫn lộn các từ gần âm
Nguyên nhân mắc lỗi:
+ Không nhớ chính xác hình thức ngữ âm.
+ phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả.
+ Không nhớ chính xác nghĩa của từ .
-Cách khắc phục:
+Chỉ dùng những từ mà mình nhớ chính xác hình thức ngữ âm.
+ Cần phát âm đúng=> Viết đúng chính tả.
+Tra từ điển để biết rõ nghĩa của từ.



LUYỆN TẬP
1Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong các câu sau:
Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.
( Bỏ: bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, bạn, Lan)
c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.
( Bỏ “lớn lên” vì nghĩa của từ này trùng với “trưởng thành”)


ĐÁP ÁN
Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều quý mến.
c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.




2) Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác.Theo em, nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?
Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
b. Có một số bạn còn bàng quang với lớp.
c. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…


ĐÁP ÁN
a.Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
b. Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
c. Vùng này còn khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…
=> Nguyên nhân mắc lỗi: nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
? Hãy xác định lỗi sai và sửa lại cho đúng
trong các câu sau:
1) Em rất yêu con mèo nhà em, vì con mèo nó hay bắt chuột.
2) Vua Hùng băng khoăng không biết chọn ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc.
1) Lỗi lặp từ.
Sửa lại: Em rất yêu con mèo nhà em, vì nó hay bắt chuột.
2) Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.
Sửa lại: thay “ băng khoăng” thành “băn khoăn”
Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc.
BT củng cố Điền “Đúng” hoặc “Sai” vào các cặp câu sau:
Câu 1:
A1: Ông ngồi dậy cho dễ dàng.
A2: Ông ngồi dậy cho dễ chịu.
Câu 2:
A1: Tình thế không thể cứu vãn nổi.
A2: Tình thế không thể cứu vớt nổi.

Sai
Đúng
Đúng
Sai
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI DÙNG TỪ
Lặp từ
Lẫn lộn các từ gần âm
Nguyên nhân
mắc lỗi:
-Vốn từ
nghèo nàn.
-Dùng từ
thiếu cân nhắc
Khắc phục:
-Bỏ từ trùng lặp,
dùng từ thay thế
-Đọc nhiều sách,
báo để tăng vốn từ.
- Suy nghĩ kĩ
trước khi dùng
Nguyên nhân
-Không nhớ
chính xác
hình thức
ngữ âm.
-Phát âm sai=>
Viết sai
-Không biết
rõ nghĩa
của từ.
Khắc phục:
-Chỉ dùng những
từ mà mình
nhớ chính Xác
hình thức ngữ âm.
-Cần phát âm đúng=>
Viết đúng chính tả
Tra từ điển
để biết rõ nghĩa.
Dặn dò
Học bài, làm bài tập 1b
Chân thành c?m ơn quý thầy cô
giáo và các em học sinh !

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cong Quyen
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)