Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Chia sẻ bởi Lâm Mỹ Mỹ | Ngày 10/05/2019 | 128

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
* Bài 6.
Tư liệu tham khảo từ Sách giáo khoa Lịch Sử 11, Lịch sử nền văn minh, vi.wiki và nhiều trang khác.
Nhóm1
V. Thảo Ly (11) ♪ Tuyết Minh (12) ♪ Mỹ Mỹ (13) ♪ Như Ngọc ♪ (15)
Thảo Phương (17) ♪ Thảo Vy (26)
Bạn đã bao giờ từng nghe về Thế Chiến thứ Nhất ?
Một cuộc chiến thảm khốc và bi thương thứ nhì thế gian xuyên suốt ngàn năm lịch sử nhân loại.
..lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.
* * Chiến tranh giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
** Nguyên nhân:
Sự phát triển kinh tế, chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so ánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.
Dựa vào Sách giáo khoa, bạn hãy cho biết nguyên nhân của cuộc chiến tranh?
Điền tiếp vào bảng sự kiện và niên đại sau:
Những cuộc chiến tranh:
Chiến tranh Trung – Nhật
Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha
Chiến tranh Anh – Bô-ơ
Chiến tranh Nga – Nhật
2. Sự thành lập hai khối quân sự đứng đầu:
Nguyên nhân:
Sự thành lập 2 khối quân sự:
Kế hoạch chiến tranh của nhà nước Đức là chiếm hầu hết lãnh thổ Châu Âu, vươn ra các thuộc địa của Anh, Pháp ở Châu Phi và Châu Á.
1882, Đức cùng Áo- Hung và Italia thành lập liên minh tay ba, được gọi là phe Liên Minh.
1907, Anh liên minh với Nga, với thoả thuận giữa Pháp- Nga(1890), Anh-Pháp (1904) trước đó hình thành phe Hiệp Ước
Phe Liên Minh
Phe Hiệp Ước
Phe Trung Lập
Nguyên nhân chiến tranh thế giới thứ nhất ?
a. Nguyên nhân sâu xa:
b. Nguyên nhân trực tiếp:
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa, mà trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị một người Serbia ám hại tại Bosnia. Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh.
DIỄN BIẾN CỦA CUỘC CHIẾN TRANH . . .
* * 28-7-1914 : Áo – Hung tuyên chiến với Serbia.
* * 1-8-1914 : Đức tuyên chiến với Nga.
* * 3-8-1914 : Đức tuyên chiến với Pháp.
* * 4-8-1914 : Anh tuyên chiến với Đức.
Chiến tranh đế quốc bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.
Ngày 2/8/1914. quân Đức chiếm Luxembourg và hai ngày sau tràn vào Bỉ, vi phạm tình trạng trung lập của nước này để lấy đường tiến vào miền bắc nước Pháp. Kế hoạch Schlieffen của bộ tổng chỉ huy Đức tính toán rằng bằng cuộc tấn công bất ngờ qua Bỉ đánh thẳng vào Bắc Pháp, là khu vực ít bố phòng, sẽ nhanh chóng loại nước này ra khỏi chiến tranh trước khi quân đội Nga kịp tổng động viên và tập hợp; sau khi đánh tan quân Pháp sẽ quay sang mặt trận phía Đông giải quyết quân Nga và kết thúc chiến tranh.
Kế hoạch Schlieffen
Mặt trận phía Đông: Để giúp đồng minh tại mặt trận Pháp – Bỉ, tháng 9 năm 1914 quân đội Nga tổng tấn công rất nhanh, mạnh vào Đông Phổ, các tấn công ban đầu của quân Nga đã thắng lợi: đánh lui quân đội Áo – Hung tại Galicia và quân Đức tại Đông Phổ, Đông Phổ có nguy cơ mất vào tay Nga. Để cứu nguy, Đức điều bớt những lực lượng xung kích từ phía Tây sang Đông Phổ và quân Đức đã đánh tan nát quân Nga ở Tannenberg, Nga mất 30,000 lính và bị bắt 95,000 tù binh, phía Đức chỉ mất 3,436 người chết và 6,800 bị thương: chặn đứng tập đoàn quân số 1 và bao vây tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn quân số 2 của Nga, đuổi quân Nga ra khỏi Đông Phổ. Đồng thời quân Áo – Hung cũng đẩy lùi quân Nga tại Galicia.Quân đội Nga phải chuyển sang phòng ngự. Quân Đức cũng không tấn công thêm, mặt trận phía Đông đi vào ổn định.
 Đức đã phải bị động đánh nhau trên hai mặt trận và kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của nước này đã thất bại.
Mặt trận phía Tây : Tháng 9-1914, Pháp phản công và chiến thắng trên sông Marne. ( 5/ 9 – 12/9/1914)
 Các bên tham chiến đi vào “chiến tranh chiến hào”.
*Mặt trận phía Đông : 1915, Đức cùng Áo-Hung dồn lực tấn công Nga, định loại Nga khỏi vòng chiến nhưng không thành. Hai bên đều ở trong thế cầm cự trên một mặt trận dài 1200km.
Từ tháng 6 đến cuối tháng 8 năm 1916 quân đội Nga lại một lần nữa lợi dụng quân Đức đang mải bận đánh trận Verdun bên Pháp tiến hành tấn công thắng lợi lớn tại Galicia đánh tan quân đội Áo – Hung. Để cứu vãn tình hình mặt trận phía đông, Đức lại kéo quân từ mặt trận phía Tây về can thiệp và đánh bẹp quân Nga, sau đó tràn sâu vào chiếm cả Ukraina lẫn Belarus, nước Nga trên bờ sụp đổ nhưng sau đó Đức phải chuyển quân sang phía Tây, Nga được cứu thoát, hai bên lại đi vào cầm cự trong chiến hào.
*Mặt trận phía Tây : 1916, Đức mở màn “trận Verdun“ nổi tiếng.
Để cứu nguy cho Verdun, tháng 9/1916, Anh tấn công tại trận sông Somme đẫm máu nhất trong thế chiến thứ nhất.
 Cuối 1916, Đức, Áo-Hung chuyển từ thế chủ động sang bị động ở cả hai mặt trận.
* * *Tại sao phong trào cách mạng lại phát triển nhanh mạnh trong chiến tranh?
+ Tình trạng khốn cùng của nhân dân lao động ngày càng thêm trầm trọng; đói rét, bệnh tật và những tai hoạ do chiến tranh gây ra ngày càng nhiều.
+ Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến trở nên vô cùng gay gắt.
+Chỉ hơn 2 năm chiến tranh, đã có 6 triệu người chết và 10 triệu người bị thương.
+Cuối năm 1916, tình thế cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nước Châu Âu.
Bài thuyết trình đến đây là kết thúc.
Nhóm 1 xin chân thành gửi lời caûm ôn đến mọi người, thầy và những cá nhân trong nhóm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Mỹ Mỹ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)