Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hào | Ngày 10/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:


Chương II

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1914 - 1918)
Bài 6
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)

MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Nắm được diễn biến chủ yếu, kết cục, tính chất của chiến tranh.
2. Tư tưởng
- Lên án chủ nghĩa đế quốc - nguồn gốc của chiến tranh.
3. Kỹ năng
- Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận, nhận định, đánh giá.
- Phân biệt các khái niệm : “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh cách mạng”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa
Bài 6
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
I. Nguyên nhân của chiến tranh
1. Nguyên nhân sâu xa ( quan hệ quốc tế trước chiến tranh)
- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc ( Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật).
- Sự phân chia thuộc địa lại không đều. Đức đòi phân chia lại thuộc địa và thị trường. Mỹ và Nhật cũng họach định chiến lược bành trướng.
Thuộc địa của Anh
Trong thời kỳ đỉnh cao, đây là đế quốc lớn nhất trong lịch sử, trong hơn một thế kỷ, nó là siêu cường hàng đầu trên thế giới. Tính tới năm 1900, đế quốc Anh có dân số khoảng 370 triệu người, chiếm 1/8 dân số thế giới và bao phủ diện tích hơn 13,000,000 dặm vuông (33,670,000 km2): xấp xỉ một phần tư tổng diện tích toàn cầu.
Thuộc địa của Pháp
Trong hai thế kỷ 19 và 20, diện tích các thuộc địa toàn cầu của Pháp đứng thứ nhì sau Đế quốc Anh. Vào thời kỳ cao điểm khoảng những năm 1919, đế quốc thực dân của Pháp bao phủ trên 12.898.000 km² mặt đất, tức chiếm 8,6% diện tích đất trên toàn thế giới
Thuộc địa của Đức
Phần lớn ở châu Phi. Các châu lục khác có rất ít. Tại châu Phi, diện tích thuộc địa của Đức chỉ là 7.5% trong khi thuộc địa của Anh và Pháp tại đây lần lượt là 35% và 30%.
Bài 6
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
I. Nguyên nhân của chiến tranh
1. Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc ( Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật).
- Sự phân chia thuộc địa lại không đều. Đức đòi phân chia lại thuộc địa và thị trường. Mỹ và Nhật cũng họach định chiến lược bành trướng.

- Hậu quả: Mâu thuẫn giữa các đế quốc nảy sinh. Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới
+ Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895).
+ Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898).
+ Chiến tranh Anh - Bô ơ (1899 - 1902).
+ Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905),
- Sự hình thành 2 khối quân sự chính trị ở châu Âu đối lập nhau:
+ Phe liên minh (1882) Đức - Áo Hung - Italia
+ Phe Hiệp ước ( 1907): Anh – Pháp – Nga
 mâu thuẫn giữa các đế quốc trở nên gay gắt .
Chiến tranh thế giới thứ nhất: Hai khối quân sự chính trị
Màu xanh: Phe Đức – Áo
Màu hồng: Phe Anh – Pháp
Màu vàng: trung lập
2. Nguyên cớ trực tiếp:

Một phần tử Xéc-bi ám sát hoàng thân kế vị ngôi vua Áo – Hung (28.6.1914). Đức và Áo chớp lấy cơ hội để gây ra chiến tranh.
Hai phe lần lượt tuyên chiến với nhau
28.7.1914 Áo - Hung tuyên chiến với Xécbi
01.8.1914 Đức tuyên chiến với Nga
03.8.1914 Đức tuyên chiến với Pháp
04.8.1914 Anh tuyên chiến với Đức
 Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ

Thái tử Áo Francis Ferdinand
Thái tử Áo Francis Ferdinand bị ám sát
II. Diễn biến của chiến tranh
1.Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh (1914 - 1916)
II. Diễn biến của chiến tranh
1.Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh (1914 - 1916)
( Nhóm 4 trả lời vào cuối giờ)
Em có nhận xét gì về giai đoạn một của chiến tranh?
II. Diễn biến của chiến tranh
1.Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh (1914 - 1916)
Kế hoạch ban đầu của Đức
CTTG I - 1914 - Mặt trận phía Tây
Đ Ứ C
ÁO
HUNG
BỈ
ANH
PHÁP
PA RI
II. Diễn biến của chiến tranh
1.Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh (1914 - 1916)
II. Diễn biến của chiến tranh
1.Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh (1914 - 1916)
II. Diễn biến của chiến tranh
1.Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh (1914 - 1916)
Nam 1915
Mat tr?n phía Đông
N G A
Binh lính Nga ra mặt trận
Binh sĩ Ấn Độ ở Pháp

Hệ thống chiến hào
Đại bác
Tàu chiến (Anh)
Tàu ngầm Đức (1915)
Tàu Anh bị Đức bắn chìm
Xe tang (Anh)
Máy bay chiến đấu (Đức)
Mặt nạ chống hơi độc của Đức (1915)
Pháp huy động cả taxi ra mặt trận
II. Diễn biến của chiến tranh
1.Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh (1914 - 1916)
II. Diễn biến của chiến tranh
1.Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh (1914 - 1916)
II. Diễn biến của chiến tranh
1.Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh (1914 - 1916)
1916 -Mặt trận phía Tây - Trận Vec-đoong (Pháp)
Đ Ứ C
PHÁP
VECĐOONG
Trận Véc- đoong (Verdun)
Véc-đoong là một thành phố xung yếu ở phía Đông Pari, Pháp bố trí công sự phòng thủ ở đây rất kiên cố với 11 sự đoàn với 600 cỗ pháo.
Về phía Đức ý đồ của tổng tư lệnh quân đội Đức tướng Phran Ken hen, chọn Véc-đoong làm điểm quyết chiến chiến lược, thu hút phần lớn quân đội Pháp vào đây để tiêu diệt, buộc Pháp phải cầu hòa. Vì vậy Đức huy động vào đây một lực lượng lớn : 50 sư đoàn, 1200 cỗ pháo, 170 máy bay.
Véc-đoong trở thành chiến dịch mang tính chất quyết định của quân Pháp. Chiến dịch Véc-đoong diễn ra vô cùng quyết liệt từ ngày 12.2.1916. Để chống cự được với quân Đức, nước Pháp đã phải sử dụng con đường quốc lộ từ phía Nam nước Pháp lên Véc-đoong “Con đường thần thánh” để vận chuyển quân đội, vũ khí, thuốc men, lương thực từ hậu phương ra tuyền tuyến. Từ ngày 27/2/1916 trở đi cứ mỗi tuần một đoàn xe tải gồm 3900 chiếc vận chuyển được 190.000 lính, 25.000 tấn đạn dược và các quân trang, quân dụng khác.
Đây là cuộc vận chuyển quy mô lớn lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, trước sức chống cự ngoan cường của quân Pháp, tướng Đức Hinđenbuốc buộc phải đình chỉ tấn công Véc-đoong. Nhân cơ hội đó quân Pháp phản công lấy lại những trận địa đã mất, tháng 12/1916 chiến dịch Véc-đoong kết thúc, cả hai bên thiệt hại nặng nề.
Số đạn đổ ra ở đây ước tính đến 1.350.000 tấn. Số thương vong cả 2 phía lên đến 70 vạn người. Trong lịch sử trận Véc-đoong được gọi là “mồ chôn người” của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nhóm 4: Em có nhận xét gì về giai đoạn một của chiến tranh?
Những năm đầu Đức, Áo - Hung giữ thế chủ động tấn công. Tuy nhiên kế họach “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bại.Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu và Tây Âu.
Hết tiết 1. Hẹn tái ngộ
2. Giai đoạn thứ 2 (1917 - 1918)
2. Giai đoạn thứ 2 (1917 - 1918)
Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi
Nga rút khỏi cuộc chiến
Mỹ nhảy vào vòng chiến
Quân Mỹ ra chiến trường
Vì sao Mỹ tham gia chiến tranh?
Lý do:
Được chia phần sau khi chiến tranh kết thúc
- Ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng

Đức đầu hàng

Nơi ký kết đầu hàng
III. Kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
1. Thiệt hại:
+ 10 triệu người chết.
+ 20 triệu người bị thương.
+ Tiêu tốn 85 tỉ đô la.
2. Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu buớc chuyển lớn trong cục diện thế giới.



Tổn thất về người
Em hãy rút ra tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
Tính chất: Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hào
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)