Bài 6: Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam :Đình làng - Kiến trúc - Chức năng
Chia sẻ bởi Trần Thị Kim Thanh |
Ngày 24/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Bài 6: Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam :Đình làng - Kiến trúc - Chức năng thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
1.Sơ lược về Đình làng Việt Nam
Đình làng nguyên là nơi thờ thành hoàng theo phong tục tín ngưỡng trong xã hội Việt Nam cổ đại. Vì vậy nóthường được xếp vào thể loại công trình phục vụ cho tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, đình làng còn là một công trình thuộc thể loại kiến trúc công cộng dân dụng do tính chất phục vụ đa chức năng của nó. Nói chung, với ba chức năng cơ bản :tín ngưỡng, hành chính, văn hóa-văn nghệ, đình làng là nơi diễn ra mọi hoạt động của làng xã Việt Nam dưới thời phong kiến. Trước kia theo tình hình chung của cả nước, đình của các làng mạc Việt Nam chỉ là quán để nghỉ.
---»(¯`º*•.Lee Nguyễn.•*º´¯)«---
Năm 1231 Trần Nhân Tông
xuống chiếu cho đắp tượng
Phật ở đình quán. Đình làng
có kiến trúc lớn nhất làng và
là trung tâm văn hóa. Cho
đến thế kỷ 15 vẫn chưa phổ
biến. Sự phát triển của
Nho giáo vào cuối thế 15 đã
cấy dần Thành hoàng vào đình làng. Khởi đầu là đình Quảng Văn (1489). Nhưng hiện nay dấu vết sớm nhất của đình làng thì Thành hoàng chỉ gặp từ thế kỷ 16. Trước đây đình chỉ có 3 gian và 2 trái. Gian giữa không có sạp, trong gian thờ Thành hoàng. Cuối thế kỷ 17 từ gian giữa và kéo dài về sau gọi là chuôi vồ, tạo cho đình làng mang kiểu chữ Đinh.
1.Sơ lược về Đình làng Việt Nam
---»(¯`º*•.Lee Nguyễn.•*º´¯)«---
2.Chức năng của đình làng
Khoảng từ thế kỷ XV, đình trở thành trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội của làng xã người Việt.
-Về mặt chính trị: Đình là trụ sở hành chính của làng xã, hầu hết công việc của chính quyền cơ sở giải quyết tại đây. Nó mang chức năng tương tự như trụ sở của UBND xã hiện nay. Sau Cách mạng Tháng Tám, phần lớn UBHC xã lập trụ sở tại đình.
-Về mặt văn hoá: Đình làng là một trung tâm tín ngưỡng, hoạt động văn hoá, văn nghệ, giáo dục truyền thống, duy trì những thuần phong mỹ tục. Khoảng từ thế kỷ XV, đình không còn chức năng thờ Phật như trong những thế kỷ trước, mà là nơi thờ Thành hoàng. Thành hoàng có thể là
---»(¯`º*•.Lee Nguyễn.•*º´¯)«---
những người có công
với nước, với dân... Thành hoàng làng cũng có thể là người có công đầu trong việc lập làng, hoặc khởi xướng một ngành nghề, tức các vị tổ nghề. Đôi khi Thành hoàng làng chỉ là những nhân vật huyền thoại. Đình cũng có thể thờ những anh hùng của dân tộc, từ vua chúa đến các danh nhân, các vị tổ các dòng họ có công lập làng và những người có nhiều công đức với làng.
2.Chức năng của đình làng
---»(¯`º*•.Lee Nguyễn.•*º´¯)«---
-Về mặt xã hội: Đình làng là nơi giải quyết những vấn đề xã hội của làng xã. Giải quyết tốt các vấn đề về chính trị và văn hoá là đã giải quyết
căn bản vấn đề xã hội, không những thế, đình làng còn là nơi hội họp, giải quyết mọi chuyện vui, buồn của xã thôn, hoà giải những bất đồng trong nội bộ cộng đồng.
Chính vì vị thế của đình làng như vậy mà mọi thành viên trong làng đều có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ.
2.Chức năng của đình làng
---»(¯`º*•.Lee Nguyễn.•*º´¯)«---
3. Kiến trúc của Đình làng
Đình làng thường là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Phía trước đình làng thường có sân rộng, hồ nước cây xanh tạo cảnh quan. Kiến trúc đình làng có thể chỉ 5-7 gian, hoặc có thể có tới 9 gian . Đình làng thường phổ biến loại bốn mái, có khi cũng phát triển thêm loại tám mái (kiểu chồng diêm). Mặt bằng đình có thể là kiểu chữ Nhất (kiểu này thường thấy ở các đình cổ, thế kỷ XVI) hoặc quy mô, phức tạp hơn với những bố cục mặt bằng chữ Đinh, chữ Nhị, chữ Công, chữ Môn, chữ Hán Hậu.
---»(¯`º*•.Lee Nguyễn.•*º´¯)«---
3. Kiến trúc của Đình làng
Trên các vì kèo, tất cả các đầu bẩy, đầu dư, đố, xà kẻ, ván gió, ván nong (dong)... là nơi chạm khắc các đề tài tái hiện cuộc sống và lao động của con người, cảnh sắc thiên nhiên giàu tính dân gian và phong phú, sinh động.
---»(¯`º*•.Lee Nguyễn.•*º´¯)«---
Tường đình xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói mũi hài, bốn góc có bốn đầu đao cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt. Sân đình được lát gạch. Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên đình được tạc hình con nghê.
Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành hoàng. Một chiếc trống cái cũng được để trong đình để đánh vang lên theo nhịp ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính công việc của làng.
3. Kiến trúc của Đình làng
---»(¯`º*•.Lee Nguyễn.•*º´¯)«---
4.Một số đình làng nổi tiếng của Việt Nam
Đình Bảng – Làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Đình Bát Tràng -Làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Đình Thổ Tang- Thị Trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
---»(¯`º*•.Lee Nguyễn.•*º´¯)«---
Đình Tây Đằng - Xã Tây Đằng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây
4.Một số đình làng nổi tiếng của Việt Nam
Đình Chu Quyến -Làng Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây
Đình Thổ Hà - Làng Thổ Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
---»(¯`º*•.Lee Nguyễn.•*º´¯)«---
4.Một số đình làng nổi tiếng của Việt Nam
Đình Phù Lão -Làng Phù Lão, xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Đình Tuý Loan - Thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
---»(¯`º*•.Lee Nguyễn.•*º´¯)«---
Đình làng Nam Thanh, xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế
4.Một số đình làng nổi tiếng của Việt Nam
Đình Hoành Sơn -Xã Khánh Sơn - huyện Nam Đàn, Vinh
---»(¯`º*•.Lee Nguyễn.•*º´¯)«---
Trò Chơi :
?1
?2
?5
?4
?3
Người nghệ nhân xưa quan niệm về cái đẹp, cái hợp lí như thế nào ?
--» THUẬN MẮT
Đề tài cuả điêu khắc, trang trí đình làng hướng về ai ?
--» CON NGƯỜI
Một trong những vẻ đẹp của chạm khắc đình làng ?
--» GIẢN DỊ
Chạm khắc trang trí gắn bó chặt chẽ với cái gì của đình làng ?
--» KIẾN TRÚC
Ai sáng tạo ra chạm khắc đình làng ?
--» NÔNG DÂN
---»(¯`º*•.Lee Nguyễn.•*º´¯)«---
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Kim Thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)