Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Chia sẻ bởi Lê Thanh Cần | Ngày 29/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Văn hoá truyền thống Đông Nam Á
Bài 11:
1) Tín ngưỡng và tôn giáo
+ Tín ngưỡng nguyên thuỷ:
- Thờ cúng tổ tiên, các thần thiên nhiên: Thần núi, Sông…
- Tín ngưỡng phồn thực: Cầu mưa, cầu được mùa, giống nòi sinh sôi nảy nở…
+ Từ đầu công nguyên:

- Cư dân Đông Nam Á tiếp thu các tôn giáo Hinđu, thờ các thần Brama,Visnu, Siva, xây đền tháp. Từ thế kỷ XIII Phật giáo chiếm ưu thế, các tích truyện Phật giáo phát triển mạnh. Chùa chiền được xây dựng…
2 - Văn tự và văn học
Chữ viết:
+ Chữ Chăm TK IV
+ Thế kỷ VII chữ Khơme…
+ Văn học viết hình thành muộn, trên cơ sở văn học dân gian và văn học nước ngoài. (cung đình)

Đều dựa vào chữ Phạn để sáng tạo ra chữ viết riêng của mình.
Văn học:
+ Văn học dân gian tiếp tục phát triển, phong phú về thể loại ( thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, thơ ca…) gắn liền với thiên nhiên và cuộc sống lao động của con người.
+ Văn học cung đình nhanh chóng phát triển và trở thành nền văn học của cả dân tộc.
+ Nền văn học viết bằng tiếng dân tộc phát triển nhanh chóng, có xu hướng tìm về văn học dân gian thay thế dần cho văn học viết vay mượn.
+ Văn học viết đã tái tạo thúc đẩy văn học dân gian phát triển.
3 - Kiến trúc và điêu khắc
Đặc điểm nổi bật của kiến trúc Đông Nam Á là chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
Những thành tựu chủ yếu:
- Thế kỷ X: Nổi tiếng với Thánh địa Mỹ sơn ( Chăm - Việt nam) và Bôrôbuđua (Inđônêxia).
- Thế kỷ X đến XIII nổi tiếng là khu đền Ăng co ở Cămpuchia.
- Thế kỷ XIV nổi tiếng với khu di tích Pagan (Mianma) với 5000 ngôi chùa đặc biệt là chùa Vàng.
- Nghệ thuật tạo hình (điêu khắc, tạc tượng…): vừa thể hiện ảnh hưởng của Ấn độ vừa thể hiện sự sáng tạo của các nghệ sĩ.
Thánh địa Mỹ sơn - Quảng Nam
Mĩ Sơn là quần thể kiến trúc Chăm gồm trên 60 di tích đền tháp lớn nhỏ. Mĩ Sơn đã được UNESCO công nhận là "Di sản văn hoá thế giới". Năm 1898, một người Pháp tên là M.C Paris đã phát hiện khu đền tháp Mỹ Sơn nằm kín đáo trong một thung lũng hẹp, giữa những khu rừng rậm rạp. Sau đó không lâu, những nhà khoa học của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã đến nghiên cứu các bia ký và công trình kiến trúc, điêu khắc ở Mỹ sơn. HỌ vén lên bức màn bí mật về Mỹ Sơn và cho thấy đây là khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặc trưng nhất của người Champa, xây dựng liên tục trong suốt hơn 1000 năm.
Được khởi công từ thế kỷ 4 bởi vị vua Bhadravarman (trị vì từ năm 349 đến năm 361) và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ XIII, đầu thế kỉ XIV dưới triều vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân),
Các đền tháp phần lớn quay về hướng Đông - phương mặt trời mọc, chỗ trú ngụ của thần linh; ngoại trừ một vài tháp quay về hướng Tây hoặc cả hai hướng Đông - Tây, thể hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của các vị vua sau khi chết được phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên.
Cũng chính họ đã vén lên bức màn bí mật về Mỹ Sơn và cho thấy đây là khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặc trưng nhất của người Champa, xây dựng liên tục trong suốt hơn 1000 năm.
Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Champa. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng cuả Ấn Độ giáo.
Thần Surya
Có niên đại từ nửa cuối thế kỷ 9, cao 1,21m, dày 20cm, đường kính đáy 1,54m, làm bằng đá sa thạch. Nội dung phù điêu chạm hình thần mặt trời Surya và hai trợ thủ. Thần Surya đứng giữa, đầu đội mũ Kirita-mukuta hai tầng gần giống mũ của thần Visnu, toàn thân khoác áo dài kẻ sọc. Khuôn mặt nghiêm nghị, lông mày rậm, mũi cao, miệng rộng, hai tai đeo đồ trang sức to nặng, hai tay cầm búp sen giơ lên cao.
Hai trợ thủ ngồi hai bên phía dưới chân của thần, mỗi vị cầm một cái trượng trên tay, khuôn mặt tươi tắn, miệng rộng, môi dày. Bên dưới phù điêu có hình bảy đầu ngựa tượng trưng cho bảy ngày. Đây là một trong tám bảo vật nhân dân Quảng trị tặng các cơ quan chuyên môn.
Tháp Chăm – Bình Định
Ăng co Vát – Campu chia
Thế giới phương Tây cũng đã biết đến ngôi đền này khi một vị hòa thượng người Bồ Đào Nha vào thế kỷ 16 đã đến thăm ngôi đền và đã hùng hồn miêu tả nó như “một công trình xây dựng phi thường mà không bút nào tả được, đặc biệt là nó không giống với bất kỳ ngôi đền nào trên thế giới. Ngôi đền này có những chiếc tháp nhọn, những hình trang trí và tất cả những chọn lọc tinh tế mà trí tuệ con người có thể tưởng tượng ra”. Những lời nói của ông vẫn còn vang vọng đến tận ngày nay.
Ăng-co Vát được xây dựng vào đầu thế kỷ XII ở Cam pu chia. Ngôi đền nổi tiếng nhất thế giới này là ngôi đền Hinđu đầu tiên, xây dựng cho Vishnu.
Vào thế kỉ XIV - XV, khi đạo Phật được truyền bá rộng khắp ở Châu Á, nó trở thành một ngôi đền Phật giáo.

Đền tháp Bôrubuđua ở Inđônêxia.
Chùa Vàng (Thái lan)
THÁT LUỔNG (Lào)
Hãy nêu những thành tựu văn hoá chủ yếu của các nước Đông Nam Á?
+ Các dân tộc đều có chữ viết riêng.
+ Có nền văn học dân gian và văn học viết rất phát triển.
+ Kiến trúc, điêu khắc chịu ảnh hưởng tôn giáo mang đậm bản sắc dân tộc.
NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ CHỦ YẾU CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
? Tại sao nói Đông Nam Á là một khu vực địa lý, lịch sử, văn hoá?
Nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á, một khu vực quan trọng của lịch sử thế giới.

Có lịch sử văn hoá lâu đời trước khi tiếp xúc và tiếp thu văn hoá của Ấn độ, Trung quốc.
Mỗi dân tộc đều xây dựng cho mình một bản sắc văn hoá riêng.
Nền văn hoá có nguồn gốc chung, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử.
Chuẩn bị bài học giờ sau:
Vương quốc Campuchia và vương quốc Lào.
- Đọc sách giáo khoa : Xác định những nội dung cơ bản của bài.
Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Sưu tầm tranh ảnh, phim về văn hoá cổ trung đại của Lào và Campuchia
XIN CHÀO TẠM BIỆT !
HẸN GẶP LẠI TRONG
TIẾT HỌC SAU
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Cần
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)