Bài 6. Các quốc gia Ấn Độ và văn hoá truyền thống Ấn Độ

Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Thuận | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Các quốc gia Ấn Độ và văn hoá truyền thống Ấn Độ thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 9 – Bài 6
GV: NGUYỄN CHÍ THUẬN
TRƯỜNG THPT DĨ AN - BÌNH DƯƠNG
CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
1. Thời kì các quốc gia đầu tiên
2. Thời kì vương triều Gúp-ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ
a. Quá trình hình thành và vai trò về mặt chính trị
b. Về văn hóa dưới thời Gúp-ta
c. Di sản văn hóa truyền thống Ấn Độ
d. Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài

Ti?t 9 - B�i 6 C�C QU?C GIA ?N V� VAN HĨA TRUY?N TH?NG ?N D?
Ti?t 9 - B�i 6 C�C QU?C GIA ?N V� VAN HĨA TRUY?N TH?NG ?N D?
Vì sao một số nhà nước đầu tiên lại hình thành bên lưu vực sông Hằng?
1. Thời kì các quốc gia đầu tiên
Ở vùng sông Hằng mưa thuận gió hòa bắt đầu hình thành 6 – 7 nước, thường tranh giành ảnh hưởng nhưng mạnh nhất là nước Ma-ga-đa.

Ti?t 9 - B�i 6 C�C QU?C GIA ?N V� VAN HĨA TRUY?N TH?NG ?N D?
1. Thời kì các quốc gia đầu tiên
Ở vùng sông Hằng mưa thuận gió hòa bắt đầu hình thành 6 – 7 nước, thường tranh giành ảnh hưởng nhưng mạnh nhất là nước Ma-ga-đa.
Vua mở đầu là Bim-bi-sa-ra nhưng vua kiệt xuất nhất (vua thứ 11) là A-sô-ca.
Vua A-sô-ca đã chinh chiến, thống nhất lãnh thổ và phát triển Phật giáo.


Vua đầu tiên mở nước là ai ? Vị vua nào kiệt xuất nhất ?
Vua A-sô-ca
Ti?t 9 - B�i 6 C�C QU?C GIA ?N V� VAN HĨA TRUY?N TH?NG ?N D?
1. Thời kì các quốc gia đầu tiên
Ở vùng sông Hằng mưa thuận gió hòa bắt đầu hình thành 6 – 7 nước, thường tranh giành ảnh hưởng nhưng mạnh nhất là nước Ma-ga-đa.
Vua mở đầu là Bim-bi-sa-ra nhưng vua kiệt xuất nhất (vua thứ 11) là A-sô-ca.
Vua A-sô-ca đã chinh chiến, thống nhất lãnh thổ và phát triển Phật giáo.
Cột A-sô-ca nay là quốc huy Ấn Độ.
Vua đầu tiên mở nước là ai ? Vị vua nào kiệt xuất nhất ?
Ti?t 9 - B�i 6 C�C QU?C GIA ?N V� VAN HĨA TRUY?N TH?NG ?N D?
1. Thời kì các quốc gia đầu tiên
Ở vùng sông Hằng mưa thuận gió hòa bắt đầu hình thành 6 – 7 nước, thường tranh giành ảnh hưởng nhưng mạnh nhất là nước Ma-ga-đa.
Vua mở đầu là Bim-bi-sa-ra nhưng vua kiệt xuất nhất (vua thứ 11) là A-sô-ca.
Vua A-sô-ca đã chinh chiến, thống nhất lãnh thổ và phát triển Phật giáo.
Cột A-sô-ca nay là quốc huy Ấn Độ.
Quốc kì và quốc huy Ấn Độ
2. Thời kì vương triều Gúp-ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ
a. Thời kì vương triều Gúp-ta
Vương triều Gúp-ta gồm 3 thời kì : Gúp-ta (319-467) – Hậu Gúp-ta (467-606) và Hác-sa (606-647) cùng có tính chất cơ bản là sự định hình và phát triển của văn hóa Ấn Độ.
Ti?t 9 - B�i 6 C�C QU?C GIA ?N V� VAN HĨA TRUY?N TH?NG ?N D?
Vương triều Gúp-ta gồm mấy thời kì ?
Gúp-ta (319-467)
2. Thời kì vương triều Gúp-ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ
a. Thời kì vương triều Gúp-ta
b. Sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ
Đạo Phật :
Từ buổi đầu mở nước Ma-ga-đa phát triển đến thời Gúp-ta (TK V TCN-TK VII SCN).
Quê hương của Phật Thích Ca Mâu Ni ở TP Ka-pi-la-va-xtu chân núi Hi-ma-lay-a, được truyền bá khắp miền Bắc Ấn Độ và lan rộng nhiều nơi.
Ti?t 9 - B�i 6 C�C QU?C GIA ?N V� VAN HĨA TRUY?N TH?NG ?N D?
Đạo Phật phát triển như thế nào ?
Thái tử Sỉ Đạt Ta con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma da
Do nhận thấy 4 cảnh khổ : sanh, già, bệnh, chết nên hoàng tử Sỉ Đạt Ta ra đi tìm chân lí thoát khổ.
Sau khi thiền định dưới cội bồ đề thái tử giác ngô tiếng Ấn Độ là Butđa, tiếng Việt là Bụt, tiếng Trung Quốc là Phật. Đạo Phật được truyền bá khắp miền Bắc Ấn Độ và sau lan rộng ra các nước khác
Đạo Phật được truyền bá mạnh mẽ dưới thời vua A-sô-ca, tiếp tục dưới các triều đại Gúp-ta và Hác-sa cho đến thế kỉ VII. Đông Nam Á ảnh hưởng đạo Phật nhiều nhất .
Bánh xe luân hồi có ý nghĩa cuộc sống con người ai cũng phải trải qua tứ khổ là sanh, già, bệnh, chết nên khi sống phải tin nhân quả
Ti?t 9 - B�i 6 C�C QU?C GIA ?N V� VAN HĨA TRUY?N TH?NG ?N D?
2. Thời kì vương triều Gúp-ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ
a. Thời kì vương triều Gúp-ta
b. Sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ
Người ta đã đục đẽo hang đá thành chùa hang
2. Thời kì vương triều Gúp-ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ
a. Thời kì vương triều Gúp-ta
b. Sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ
Đạo Hin-đu (Ấn Độ giáo)
Thờ Bộ ba : thần Brama, thần Visnu, thần Siva và nhiều thần khác nhất là Inđra.
Ti?t 9 - B�i 6 C�C QU?C GIA ?N V� VAN HĨA TRUY?N TH?NG ?N D?
Đạo Hin-đu hay Ấn Độ giáo thờ những vị thần nào ?
2. Thời kì vương triều Gúp-ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ
a. Thời kì vương triều Gúp-ta
b. Sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ
Đạo Hin-đu (Ấn Độ giáo)
Thờ Bộ ba : thần Brama, thần Visnu, thần Siva và nhiều thần khác nhất là Inđra.
Ti?t 9 - B�i 6 C�C QU?C GIA ?N V� VAN HĨA TRUY?N TH?NG ?N D?
Đạo Hin-đu hay Ấn Độ giáo thờ những vị thần nào ?
Tượng linga và yoni
ở thánh địa Mĩ Sơn
2. Thời kì vương triều Gúp-ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ
a. Thời kì vương triều Gúp-ta
b. Sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ
Chữ viết
Chữ Phạn (Sanscrit) để ghi chép, sang tác thơ văn, làm thành nền văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hinđu, mang tinh thần và triết lí Hinđu giáo.
Thời Gúp-ta đã có những công trình kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm văn học có giá trị vĩnh cửu.
Ti?t 9 - B�i 6 C�C QU?C GIA ?N V� VAN HĨA TRUY?N TH?NG ?N D?
Chữ Phạn có giá trị gì đến văn hóa Ấn Độ ?
Bia chữ Phạn
ở Thánh địa Mĩ Sơn
BÀI TẬP 1
1. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển của kinh tế, văn hóa Ấn Độ thời cổ, trung đại là
A. lãnh thổ như hình “tam giác ngược”, hai phía giáp biển.
B. lãnh thổ bị ngăn cách nhau đáng kể giữa Đông và Tây, Bắc và Nam.
C. miền Bắc Ấn Độ bằng phẳng bởi lưu vực của hai con sông lớn.
D. Ấn Độ như một “tiểu lục địa” bị ngăn cách với lục địa châu Á bởi dãy núi cao nhất thế giới.

2. Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của văn hóa Ấn Độ thời cổ, trung đại là
A. sông Ấn, sông Gôđavari.
B. sông Ấn, sông Hằng.
C. Hoàng Hà, Trường Giang.
D. sông Tigơrơ và Ơphơrát.

3. Con sông gắn liền với nền văn hóa khởi nguồn của Ấn Độ là
A. sông Ấn.
B. sông Hằng.
C. sông Gôđavari.
D. tất cả các con sông trên.

4. Quê hương, nơi sinh trưởng của văn hóa truyền thống và văn minh Ấn Độ là lưu vực
A. sông Ấn.
B. sông Hằng.
C. sông Gôđavari.
D. tất cả đều đúng.

5. Khoảng 1500 năm TCN, miền lãnh thổ của Ấn Độ phát triển hơn cả là
A. miền Bắc.
B. miền Tây Bắc.
C. miền Đông Bắc.
D. miền Nam.

6. Cư dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề
A. trồng trọt và chăn nuôi.
B. buôn bán.
C. đánh cá.
D. làm hàng thủ công.

7. Ông vua thuộc vương triều Magađa nổi tiếng bật nhất trong lịch sử Ấn Độ là
A. Vua Bimbisara.
B. Sít đác ta (sau trở thành Phật tổ).
C. A sô ca.
D. Gúp ta.

8. Đầu công nguyên, vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ và mở ra một thời kì phát triển cao và đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là
A. Vương triều A sô ca.
B. Vương triều Gúp ta.
C. Vương triều Hác sa.
D. Vương triều hậu Gúp ta.

9. Vị trí các cột A-sô-ca trên lược đồ (hình 16 SGK) chứng tỏ điều gì về triều đại A-sô-ca ?
A. Ông đã thống nhất gần hết bán đảo Ấn Độ.
B. A-sô-ca là người sùng tín đạo Phật, đạo Phật được truyền bá rộng rải trên đất nước Ấn Độ.
C. Đây là triều đại hùng cường nhất thời cổ đại.
D. Cả A và B đều đúng.

10. Vị trí các thành thị cổ trên lược đồ không chứng tỏ điều gì về sự phát triển kinh tế Ấn Độ thời kì này ?
A. Kinh tế phát triển ở các vùng ven sông, biển.
B. Miền Tây Ấn Độ kinh tế chưa phát triển.
C. Nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển tương đối rộng khắp Ấn Độ.
D. Miền Trung Ấn kinh tế công, thương nghiệp phát triển nhất.

11. Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là
A. Thời kì Ma-ga-đa (khoảng 500 năm TCN đến thế kỉ III SCN).
B. Thời kì Vương triều Gúp-ta (319-606).
C. Thời kì Vương triều Hác-sa (606-647).
D. Thời kì Gúp-ta và Hác-sa (từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII).

12. Vương triều Gúp-ta có vai trò to lớn trong việc thống nhất Ấn Độ, ngoại trừ
A. tổ chức các cuộc chiến đấu không cho các tộc người từ Trung Á xâm lấn đất nước Ấn Độ.
B. thống nhất miền Bắc Ấn Độ.
C. thống nhất gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
D. thống nhất giữa các vùng miền ở Ấn Độ về mặt tôn giáo.

13. Đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ vào thời gian nào ?
A. Thế kỉ VI TCN.
B. Thế kỉ IV.
C. Thế kỉ VI.
D. Thế kỉ VII.

14. Đạo Phật được truyền bá rộng khắp Ấn Độ vào thời
A. Vua Bim-bi-sa-ra.
B. Vua A-sô-ca.
C. Vua Gúp-ta.
D. Vua Hác-sa.

15. Đạo Hin-đu – một tôn giáo lớn xuất hiện cùng với đạo Phật – được hình thành trên cơ sở của
A. giáo lí của đạo Phật.
B. những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ.
C. giáo lí của đạo Hồi.
D. tất cả ý trên đều đúng.

16. Điều chứng tỏ vào thời kì này đạo Phật rất được coi trọng ở Ấn Độ là
A. Phật giáo được truyền bá rộng rải.
B. người ta làm rất nhiều chùa để thờ Phật.
C. rất nhiều pho tượng Phật được tạc bằng đá.
D. cả A, B, C đều đúng.

17. Đối tượng mà đạo Hin-đu thờ phượng là
A. các nhân thần.
B. lực lượng siêu nhiên mà con người sợ hãi.
C. vật tổ.
D. tất cả các đối tượng trên.

18. Ngôn ngữ và văn tự nào phát triển là điều kiện chuyển tải, truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ ?
A. chữ Phạn (Sanskrit).
B. chữ Brahmi.
C. kí tự Latinh.
D. cả A, B, C đều đúng.

19. Thời kì ở Ấn Độ có những công trình kiến trúc, điêu khắc có giá trị xuyên suốt thời gian lịch sử loài người là ?
A. thời Ma-ga-đa.
B. thời Gúp-ta.
C. thời Hác-sa.
D. thời A-sô-ca.

20. Khu vực chịu ảnh hưởng của Ấn Độ nhiều nhất là
A. khu vực Bắc Á.
B. khu vực Tây Á.
C. khu vực Đông Nam Á.
D. khu vực Trung Á.

21. Tộc người ở nước ta đã sử dụng chữ Phạn của Ấn Độ là
A. người Khơ-me.
B. người Kinh.
C. người Chăm.
D. các dân tộc ở Tây nguyên.

22. Nét nổi bật của văn hóa Ấn Độ thời kì định hình và phát triển là :
A. một đất nước, một thời kì lại sản sinh ra hai tôn giáo lớn của thế giới.
B. chữ viết xuất hiện và sớm hoàn thiện tạo điều kiện cho một nền văn học cổ phát triển rực rở.
C. diễn ra sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ giữa Đông và Tây.
D. ý A và B đều đúng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chí Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)