Bài 6. Các quốc gia Ấn Độ và văn hoá truyền thống Ấn Độ
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Phương |
Ngày 10/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Các quốc gia Ấn Độ và văn hoá truyền thống Ấn Độ thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
Chương IV
ẤN ĐỘ THỜI PHONG KiẾN
Bài 6
CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ẤN
1.Thời kì các quốc gia đầu tiên
Câu hỏi: Vì sao một số nhà nước đầu tiên lại hình thành bên lưu vực sông Hằng ?
Khoảng 1500 năm TCN ở đồng bằng sông Hằng đã hình thành một số nước, thường xảy tranh giành ảnh hưởng nhưng mạnh nhất là nước Ma-ga-đa.
Vua mở nước là Bim-bi-sa-ra , nhưng kiệt xuất nhất(vua thứ 11) là A-sô-ca(thế kỉ thứ III)
Đế quốc Ma-ga-đa dưới thời A-sô-ca
Vua Asoca (Thế kỷ thứ III TCN)
Vai trò của Asoca?
Vai trò của vua A-sô-ca:
Đánh dẹp các nước nhỏ thống nhất lãnh thổ.
Theo đạo phật và có công tạo điều kiện cho đạo phật truyền bá rộng khắp. Ông cho dựng nhiều “cột A-sô-ca”.
Cột đá A-sô-ca
A-sô-ca qua đời cuối thế kỉ thứ III.Ấn độ bước vào một thời kì chia rẽ, khủng hoảng kéo dài mấy thế kỉ cho đến đầu Công nguyên.
Thời kì chia rẽ của Ấn độ
2.Thời kì vương triều Gúp-ta và sự phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ:
Hoạt động nhóm:
Nhóm1:Quá trình hình thành vương triều Gúp-ta?Thời gian tồn tại? Vai trò về mặt chính trị của vương triều này?
Nhóm2:Điểm nổi bật trong văn hoá Ấn Độ dưới thời Gúp-ta? Nội dung cụ thể?
Nhóm 3: Văn hoá Ấn Độ dưới thời Gúp-ta đã ảnh hưởng như thế nào đến Ấn Độ giai đoạn sau và ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào? Viêt Nam ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ ở những lĩnh vực nào?
Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất – nổi bật vương triều Gúp-ta (319 – 467), Gúp-ta đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền trung Ấn Độ.
Tượng vua Gúp-ta – người sáng lập Vương triều Gúp-ta
Sa-ky-a Mu-ni
- Điểm nổi bật trong văn hoá Ấn Độ trong thời Gúp-ta là sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ. Cụ thể:
+ Đạo phật: Do thái tử Sít-đác-ta sống ở kinh thành Ka-pi-la-va-xtu của vương quốc Shakyas (Bắc Ấn Độ) khai sáng vào thế kỉ VI TCN – sau trở thành Phật tổ, hiệu là Sa-ky-a Mu-ni (Thích Ca Mâu Ni) bằng tu thiền ông giác ngộ về thế giới quan và nhân sinh quan.
Đạo phật tiếp tục được phát triển, truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra nhiều nơi.
Kiến trúc phật giáo phát triển Chùa Hang, tượng phật bằng đá.
Bức tượng Đức Phật vào khoảng thế kỉ I TCN
Chùa hang Ajanta
VĂN HÓA PHẬT GIÁO
+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-du ra đời và phát triển, chủ yếu thờ 4 thần chính: bộ ba Brama (thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ) và Inđra (thần Sấm sét).(Hình ảnh các vị thần…)
Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.
Bramha
Thần Visnu
Th?n Shi va
Thần Indra: thần sấm sét
Quay lại
+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh chữ sankrit.
Chữ Brahmi
+ Văn học cổ điển Ấn Độ - Văn học Hin-du, mang tinh thần và triết lý Hin-du giáo rất phát triển.
Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn hoá truyền thống, truyền bá ra bên ngoài mà Đông Nam Á là ảnh hưởng rõ nét nhất. Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ (Tháp Chăm, Đạo Phật, Đạo Hin-du)
Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ
Thp Cham Ninh Thu?n - Vi?t Nam
Đền tháp Prambanan
- Indonesia
Đền Ang co vat (Campuchia)
Đền Khajuraho - Ấn Độ
Thánh địa Mĩ Sơn – Việt Nam
Phù điêu trên tháp Chàm - Việt Nam
Phù điêu trên tháp Khajuraho - Ấn Độ
Tấm bia đá chữ Phạn cổ ở Mĩ Sơn – Việt Nam
chữ Brahmi - Ấn Độ
chữ Lào
LINGA (Năng lực sáng tạo) ở Mĩ Sơn – Việt Nam
LINGA Brahma – Visnu ở Ấn Độ
Chúc các em học tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Phương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)