Bài 6. Các nước Anh, Pháp. Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Chia sẻ bởi Nguyễn Nhật Thư | Ngày 24/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Các nước Anh, Pháp. Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ
vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Luân Đôn xưa
Tình hình nước Anh
2
Một ngân hàng ở Anh, năm 1964
Vị trí độc quyền công nghiệp đứng thứ ba thế giới
Nhưng vẫn dẫn đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa
3
Một số hình ảnh về nền công nghiệp nước Anh thời bấy giờ
Ngân hàng Anh
Chính phủ Anh bắt thuộc địa châu Phi
Tình hình nước Pháp
4
Nhịp độ phát triển công nghiệp chậm lại
Công nghiệp đứng thứ tư thế giới
Tuy nhiên, khoa học kỹ thuật phát triển vào thế kỉ XX với nhiều thành tựu
Bản xây dựng tháp Eiffel đầu tiên
Được xây dựng ngày 28-01-1887
5
Ông Raymond Poincaré – ông vua đời thứ 10 của Pháp
Ông vua đời 15 của Pháp – ông Albert Lebrun
Ông vua đời 13 của Pháp – ông Gaston Doumerge
Tình hình nước Đức
6
Là nước đứng thứ hai thế giới về công nghiệp
Là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”
Là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”
7
Vua Wilhelm I
Vua Wilhelm II
Vua Wilhelm III
Tình hình nước Mĩ
8
Từ vị trí thứ tư nhảy vọt lên vị trí thứ nhất về nền công nghiệp
Sản phẩm được sản xuất rất nhiều
Nhiều công ty độc quyền khổng lồ
9
Ông vua ngành xe hơi – Hengry Ford
Bản đồ nước Mĩ
Chuyển biến quan trọng ở các đế quốc
Sự hình thành các tổ chức độc quyền
Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ làm xuất hiện việc cạnh tranh gay gắt, tập trung sản xuất và tư bản.
Các công ty độc quyền lớn hình thành, chi phối đời sống xã hội.
Công nghệ khoa học – kỹ thuật phát triển nhanh
10
2. Tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới
- Đầu thế kỉ XX thì “thế giới đã bị phân chia xong”
11
Và bây giờ đến với phần câu hỏi sách giáo khoa!!!
(các câu hỏi in màu xanh từ trang 39 tới trang 44)
12
CÂU HỎI
Câu 1: Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?
Trả lời: Thị trường, nguyên liệu tại chỗ, nhân công rẻ  thu lợi nhuận cao.
13
CÂU HỎI
Câu 2: Trình bày nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh ?
Trả lời: Nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm. hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. Giai cấp tư sản, Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.
14
CÂU HỎI
Câu 3: Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh
Trả lời: Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Giải thích: sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa đế quốc anh chủ yếu dựa vào việc bóc lột hệ thống thuộc địa của nó. 
15
CÂU HỎI
Câu 3’: Tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?
Trả lời: Cho đến cuối thế kỉ XIX, cả hai đảng Tự do và Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều thực hiện chính sách tích cực mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải khắp Địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Giai cấp tư sản Anh đã tự hào là "Mặt Trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ Anh", Anh đã trở thành cường quốc thực dân hạng nhất. Khác với Pháp, Đức, phần lớn tư bản xuất cảng của Anh đều nằm ngoài châu Âu, chủ yếu là đầu tư sang các thuộc địa. Các công ti lũng đoạn thuộc địa của Anh đã dùng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi, tàn nhẫn, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, thu vẻ những khoản lợi nhuận kếch xù.
16
CÂU HỎI
Câu 4: Tại sao nói “chủ nghĩa đế quốc Pháp cho vay lãi”?
Trả lời: Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao : 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước. Không giống với Anh, Đức, hầu hết tư bản của Pháp được đầu tư ngay tại châu Âu, dưới hai hình thức chủ yếu : quốc trái (cho các nhà tư bản châu Âu vay) và thị trái (cho các tỉnh châu Âu vay). Pháp xuất khẩu rất ít tư bản sang thuộc địa (khoảng 10%). Năm 1913, tổng số lãi của tư bản xuất khẩu là 2,3 tỉ phrăng. Trong hệ thống kinh tế thế giới, Pháp là một trong những chủ nợ lớn nhất. Vào năm 1914, Pháp có 2 triệu/39 triệu dân sống bằng nghề cho vay lãi.
17
CÂU HỎI
Câu 5: Nêu đặc điểm của Đế Quốc Đức và giải thích?
Trả lời:
Theo Hiến pháp 1871, đó là một liên bang do Hoàng đế đứng đầu. Bọn quân phiệt nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong quân đội & chính quyền.
Nhà nước đó thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang.
Chính vì vậy, chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến".
18
CÂU HỎI
Câu 6: Tại sao nói Mỹ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”?
Trả lời: Mĩ có nền kĩ thuật công nghiệp phát triển mạnh mẽ, hình thành các tổ chức độc quyền “tơ –rớt” công nghiệp khổng lồ ( thép, dầu, ôtô…) đứng đầu các công ty đó là những ông vua như “ vua dầu mỏ”, Rốc - phe - lơ, “vua thép” Moóc – gan, “vua ô – tô” Pho …
19
CÂU HỎI
Câu 7: Tại sao Mỹ phát triển kinh tế nhanh chóng trong 30 năm cuối thế kỉ XIX ?
Trả lời: - Tài nguyên thiên nhiên phong phú. - Thị trường trong nước không ngừng được mở rộng, thu hút hàng chục triệu nhân lực nhập cư của thế giói ( nhất là châu Âu). - Ứng dụng được thành tựu khoa học – kỉ thuật và hợp lý hoá sản xuất, lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu và hoàn cảnh hoà bình để phát triển kinh tế. => Từ vị trí thứ 4 thế giới Mĩ nhãy vọt lên đúng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
20
CÂU HỎI
Câu 8: Quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mĩ được thể hiện như thế nào? (hình 32 SGK)
Trả lời:
Đuôi ôm lấy tòa nhà quốc hội chứng tỏ các tổ chức độc quyền điều hành về chính trị.
Đâu vươn ra xa nuốt người khác chứng tỏ sự thâu tóm về kinh tế trên thị trường.
21
CÂU HỎI
Câu 9: Các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa vì sao?

Trả lời:
- Các thuộc địa có vai trò quan trọng đối với các đế quốc, là nơi đầu tư và tiêu thụ hàng hoá của chính quốc, nguồn cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt, cung cấp binh lính cho các cuộc chiến tranh...
- Các nước tư bản phát triển đi trước như Anh, Pháp có rất nhiều thuộc địa, trong khi các nước tư bản mới có nền kinh tế phát triển không kém Anh. Pháp, thậm chí một số ngành còn vượt hai nước này như Đức, Mĩ thì lại không có hoặc có rất ít thuộc địa. Do đó, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh chấp thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt, dẫn đến những cuộc chiến tranh nhằm phân chia lại thuộc địa.
(Nói chung là do sản xuất phát triển, đòi hỏi nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, lao động)
22
CÂU HỎI
Câu 10: Mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mỹ)?
Trả lời: Mâu thuẫn chủ yếu là vấn đề chia lại thuộc địa.
23
CÂU HỎI
Câu 11: Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào?
Tăng cường xâm chiến thuộc địa.
Chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
24
CÂU HỎI
Câu 12: Chủ nghĩa đế quốc là gì?
Chủ nghĩa đế quốc là chính sách mà qua đó các quốc gia hay các dân tộc hùng mạnh tìm cách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn.
Chủ nghĩa đế quốc đã xuất hiện từ thời cổ đại, từng tồn tại trong xã hội chiếm hữu nô lệ (như chủ nghĩa đế quốc La Mã) hay sau đó là trong xã hội phong kiến (như Chủ nghĩa đế quốc Mông – Nguyên). Tuy nhiên chủ nghĩa đế quốc phát triển mạnh mẽ nhất trong thời đại bùng nổ chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu từ thế kỷ 15. Trong giai đoạn này, các cường quốc Châu Âu tiêu biểu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và tiếp theo đó là Mỹ và Nhật Bản, đã đi xâm chiếm và thiết lập các thuộc địa ở Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Á.
Có thể trả lời 1 cách khác: Chủ nghĩa đế quốc là hình thái tiên tiến hơn của chủ nghĩa tư bản, là bước phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản. Chúng là một hình thái kinh tế, chính trị, quân sự với sự độc bá toàn thế giới, mở đầu là sự hiện diện của các trùm tư bản độc quyền, của sự xâm chiếm các quốc gia khác làm thuộc địa, là gây chiến với các quốc gia khác nhằm tranh chấp quyền lợi (về thuộc địa, về kinh tế, về ảnh hưởng đến các quốc gia khác...). 
25
CÂU HỎI
Câu 13: Tại sao các cường quốc lại theo đuổi chủ nghĩa đế quốc?
Các cường quốc có các động cơ khác nhau trong việc theo đuổi chủ nghĩa đế quốc, bao gồm các lý do về kinh tế, chính trị, ý thức hệ, hay tâm lý – xã hội.
Về kinh tế, các nước đế quốc tìm cách thống trị các quốc gia khác nhằm mở rộng nền kinh tế, chiếm đoạt tài nguyên, bóc lột lao động, hoặc tìm cách xuất khẩu các hàng hóa và tư bản dư thừa. Chủ nghĩa Marx được kế thừa và phát triển bởi V.I. Lenin là học thuyết kinh tế chính trị nổi bật nhất chỉ rõ mối liên hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. Lenin trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc: Giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” đã cho rằng chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển cao nhất của chủ nghĩa tư bản. Ông cũng giải thích rằng các quốc gia Châu Âu thời kỳ thế kỷ 19 tìm cách xâm chiếm, mở rộng thuộc địa là một điều tất yếu không thể tránh khỏi xuất phát từ nhu cầu của các quốc gia này trong việc xuất khẩu thặng dư tư bản và hàng hóa dư thừa, nhằm tránh các cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước. Tương tự, các nhà Mác-xít cũng cho rằng sự bành trướng của Mỹ vào các nước Thế giới thứ ba sau này là cũng nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế mang tính đế quốc chủ nghĩa của người Mỹ.
26
CÂU HỎI
Mặt khác, nhiều cường quốc cũng theo đuổi chủ nghĩa đế quốc vì mục tiêu chính trị. Theo đó các nước đế quốc xâm chiếm lãnh thổ nhằm thỏa mãn khát vọng quyền lực, nâng cao vị thế, tăng cường an ninh và giành lợi thế về mặt ngoại giao đối với các quốc gia khác. Tiêu biểu như vào thế kỷ 19, chủ nghĩa đế quốc Pháp được cho là nhằm phục vụ một mục tiêu quan trọng là phục hồi danh dự cho nước Pháp sau thất bại nhục nhã của nước này trong cuộc Chiến tranh Pháp – Phổ.
Ngoài ra, về mặt văn hóa và ý thức hệ, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng các niềm tin về tôn giáo, văn hóa và chính trị cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc các cường quốc theo đuổi chủ nghĩa đế quốc. Nước Anh khi đi xâm chiếm thuộc địa đã rêu rao rằng người da trắng có sứ mệnh khai hóa văn minh cho các dân tộc lạc hậu. Thực tế, đi cùng với các đội quân xâm chiếm thuộc địa thường là các nhà truyền giáo Cơ đốc đi quảng bá tôn giáo mình khắp các vùng đất từ Châu Á cho tới Châu Phi.Việc nước Đức thực hiện chính sách bành trướng lãnh thổ dưới thời Adolf Hitler cũng xuất phát từ tư tưởng phân biệt chủng tộc cho rằng nước Đức có nền văn hóa ưu việt và xứng đáng là dân tộc thượng đẳng, có quyền đứng trên các dân tộc khác. Trong Chiến tranh Lạnh, việc Mỹ can thiệp vào các quốc gia khác phục vụ cam kết “bảo vệ thế giới tự do” cũng là một ví dụ minh họa cho việc theo đuổi chủ nghĩa đế quốc dựa trên các biện minh mang tính đạo đức hay ý thức.
27
Cám ơn sự quan tâm của mọi người!
Thắc mắc xin gửi về cho giáo viên theo địa chỉ đã ghi trong bài giảng violet hoặc nhắn tin gửi bài về cho tác giả
Thân!!!!!! 
28
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nhật Thư
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)