Bài 6. Axit nuclêic

Chia sẻ bởi Trần Văn Thiệu | Ngày 10/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Axit nuclêic thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

GV: TRẦN VĂN THIỆU
Kính chào quí Thầy,Cô
và các em học sinh
Kiểm tra bài cũ
Nêu cấu tạo của Prôtêin ? Sự đa dạng của Prôtêin do đâu mà có ?
-Prôtêin là loại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân,trong đó các đơn phân là hơn 20 loại Axítamin khác nhau .Các axítamin liên kết nhau tạo thành chuỗi pôlipeptit.Prôtêin có thể gồm 1 hay nhiều chuỗi pôlipeptit
-Sự đa dạng của Prôtêin do chúng khác nhau về số lượng,thành phần và trật tự sắp xếp của các axítamin
Tiết: 6
I- Axít đêôxiribônuclêic :
Axít nuclêic
II- Axít Ribônuclêic :
1- Cấu trúc của ADN :
2- Chức năng của ADN :
1- Cấu trúc của ARN :
2- Chức năng của ARN :
I- Axít đêôxiribônuclêic :
1- Cấu trúc của ADN :
ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.Mỗi đơn phân là một nuclêôtit
Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 thành phần:Đường đêôxiribôzơ (C5H10O4) ,Axít phốtphoric và Bazơ nitơ (A,T,G,X) . Có 4 loại nuclêôtit là: A,T,G,X.
Các nuclêôtit trên 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung : A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrô
G liên kết với X bằng 3 liên kết hydrô .
Phân tử ADN gồm 2 chuỗi Pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục tạo nên cấu trúc xoắn kép với đường kính vòng xoắn 20A0 và chiều dài mỗi chu kì xoắn là 34 A0 tương ứng 10 cặp nuclêôtit.
1
2
2- Chức năng của ADN:
ADN có chức năng mang,bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
Thông tin di truyền trên ADN
m-ARN
Prôtêin (Các prôtêin cấu tạo nên các tế bào ,quy định các đặc điểm của cơ thể sinh vật )
Phiên mã
Dịch mã
II- Axít Ribônuclêic :
1- Cấu trúc của ARN :
* ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân,mỗi đơn phân là một nuclêôtit.
* ARN có 4 loại nuclêôtit là: A,U,G,X .Mỗi nuclêôtit gồm có 3 thành phần: Đường Ribôzơ (C5H10O5), axit phôtphoric và Bazơnitơ (A,U,G,X).Phân tử ARN được cấu tạo từ một chuỗi Pôlinuclêôtit .
Có 3 loại ARN:
ARN thông tin (m-ARN):Cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng .
ARN vận chuyển (t-ARN):Có cấu trúc 3 thùy giúp liên kết với m-ARN và với Ribôxôm để thực hiện dịch mã
ARN ribôxôm (r-ARN): Có cấu tạo một mạch pôlinuclêôtit với các vùng xoắn kép cục bộ
1
2
2- Chức năng của ARN:
* m-ARN làm nhiệm vụ truyền thông tin từ ADN tới Ribôxôm dùng làm khuôn tổng hợp Prôtêin.
* r-ARN cùng với Prôtêin cấu tạo nên Ribôxôm,nơi tổng hợp nên prôtêin .
* t-ARN có chức năng vận chuyển các axitamin tới Ribôxôm ,làm nhiệm vụ dịch thông tin dưới dạng trình tự nuclêôtit trên ADN thành trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin .
Củng cố :
ADN được cấu tạo theo nguyên tắc.............,các đơn phân là:....................ADN được cấu tạo từ...............liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung:..............................................
Đa phân
4 loại nuclêôtit:A,T,G,X
2 chuỗi pôlinuclêôtit
A liên kết với T bằng 2 liên kết hidrô
và G liên kết với X bằng 3 liên kết hidrô
Điền cụm từ thích hợp vào các ô trống sau:
-ARN được cấu tạo theo nguyên tắc ......... và có các đơn phân là :............ARN thường được cấu tạo từ .......................
Điền cụm từ thích hợp vào các ô trống sau:
-ARN bao gồm 3 loại là:....................,mỗi loại thực hiện một chức năng nhất định trong quá trình truyền đạt thông tin di tryền từ .....................
Đa phân
A,U,G và X
Một chuỗi pôlinuclêôtit
m-ARN, t-ARN, r-ARN
ADN sang prôtêin
1- Sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc giữa các loại ARN do các yếu tố sau quyết định :
-Số lượng,thành phần các loại nuclêôtit
-Số lượng,thành phần,trật tự của các loại nuclêôtit và cấu trúc không gian của ARN
-Số lượng,thành phần,trật tự của các loại nuclêôtit
-Cấu trúc không gian của các loại ARN
A
B
c
D
2- Tính đa dạng và đặc thù của phân tử ADN là do:
-Số lượng của các nuclêôtit có trong phân tử ADN khác nhau
-Thành phần của các nuclêôtit có trong phân tử ADN khác nhau
-Số lượng và thành phần của các nuclêôtit có trong phân tử ADN khác nhau
-Số lượng,thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit có trong phân tử ADN khác nhau
A
B
c
D
Đúng
1
2
C
Về nhà:
Chuẩn bị bài mới: Tế bào nhân sơ
1- Tế bào nhân sơ có đặc điểm gì nổi bật ?
2- Nêu cấu tạo và chức năng của thành tế bào, roi và lông ở tế bào vi khuẩn ?
3- Ở tế bào vi khuẩn có chứa cấu trúc vật chất di truyền gì ?
Chúc quí Thầy,Cô và các em học sinh dồi dào sức khoẻ.

Bài học đến đây kết thúc.
I
Bazơnitơ
Đường
Đêôxiribôzơ C5H10O4
Axít Phôtphotric
I
Sai
1
2
Đường Ribôxơ C5H10O5
Axít phôtphoric
Bazơ nitơ
A,U,G.X
II
X
II
t-ARN
r-ARN
m-ARN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Thiệu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)