Bài 6. Axit nuclêic

Chia sẻ bởi trần thị thu huyền | Ngày 10/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Axit nuclêic thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Lớp 10A11
BÀI:6 AXIT NUCLÊIC
TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B
Axit Nuclêic gồm mấy loại ?
Tiết 06: AXIT NUCLÊIC
I- AXIT ĐÊÔXIRBÔNUCLÊIC(ADN)
1. Cấu trúc của ADN
a. Cấu trúc hóa học
- Quan sát hình 6.1 cho biết ADN cấu trúc theo nguyên tắc nào?
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là Nuclêôtit.
- Tiếp tục quan sát hình và cho biết đơn phân nucleotit cấu tạo gồm mấy thành phần
Cấu tạo một Nuclêôtit : có ba thành phần :
+ Axit photphoric
+ Đường pentozơ
+ Bazơ nitơ
- Có mấy loại Bazơ nitơ ?
( 4 loại :A (Ađênin), G(Guanin),T(Timin),X(Xitôzin)
- Trong cấu tạo mỗi Nuclêôtit có bao nhiêu loại Bazơ nitơ ?
- Có mấy loại Nuclêôtit và gọi tên theo thành phần nào ?
- Cho biết giữa các Nuclêôtit có những thành phần nào giống và khác nhau ?
Đếm vị trí cac bon ở phân tử đường thì chuỗi polynucleotit bắt đầu ở vị trí C số 5 của đường ở đơn phân thứ nhất và tận cùng bằng C số 3 của đường ở đơn phân cuối cùng.Do đó chuỗi polyNuclêôtit có chiều
ADN là vật chất chứa thông tin di truyền .
Giả sử có một đoạn ADN quy định tổng hợp màu da có trình tự Nuclêôtit như sau :
mạch 1:…TAXXXGTTAAAATTT …
mạch 2:…ATGGGXAATTTTAAA …
Đó là một gen.
- ADN có kích thước lớn và có nhiều gen (gen là 1 đoạn của ADN và có một trình tự Nuclêôtit xác định mã hóa cho một sản phẩm nhất định)
1. Cấu trúc của ADN
a. Cấu trúc hóa học
Tiếp tục quan sát hình vẽ, hai mạch ADN có liên kết gì và liên kết đó được hình thành giữa hai thành phần nào ?
2 chuỗi polynucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hidro
+ A liên kết với T bằng hai liên kết hyđrô
+ G liên kết với X bằng ba liên kết hyđrô

Xác định cấu trúc mạch còn lại của ADN sau:
A T X G G A X
T A G X X A G
Tại sao hai mạch liên kết với nhau bằng liên kết yếu nhưng ADN vẫn giữ được cấu trúc bền vững? Liên kết đó có ý nghĩa gì đối với phân tử ADN ?
Liên kết hidro là liên kết yếu nhưng số lượng liên kết trong phân tử ADN lớn làm cho AND vừa có tính bền vững vừa có tính linh hoạt dễ dàng tách nhau ra trong quá trình nhân đôi, phiên mã . Do đó ADN truyền đạt được thông tin di truyền.
b. Cấu trúc không gian
Hãy quan sát hình vẽ hãy cho biết trong không gian ADN có hình dạng gì?
- Chuỗi xoắn kép đều đặn ,song song, ngược chiều quanh một trục tưởng tượng
Coi ADN như một cầu thang xoắn thì bậc thang là các Bazơ nitơ, tay thang là các phân tử đường và axit. Chiêu dài của môt xoắn gồm 10 cặp Nuclêôtit bằng 34 A0, đường kính của mỗi vòng xoắn là 20 A0.
2. Chức năng của ADN
ADN sẽ thực hiện chức năng gì ?
Mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
II- AXIT RIBÔNUCLÊIC(ARN)
1. Cấu trúc chung của ARN
Quan sát hình vẽ cho biết ARN gồm mấy mạch? ARN cấu tạo theo nguyên tắc nào ?
Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
Dựa vào trên hãy cho biết đơn phân của ARN có mấy loại ?Có những đặc điểm nào khác với đơn phân của ADN không ?
đơn phân là các ribônuclêôtit : A (Ađênin), G(Guanin),U(Uraxin),X(Xitôzin)
Có mấy loại ARN ?
2. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN
ARN thông tin (mARN):Một mạch poly ribônuclêôtit. Truyền thông tin di truyền tới ribôxôm
ARN ribôxôm (rARN ) : Một mạch,có nhiều vùng xoắn kép cục bộ. Thành phần chủ yếu của ribôxôm,nơi tổng hợp prôtêin
ARN vận chuyển( tARN) : Một mạch có nhiều vùng xoắn kép,có dạng xẻ ba thùy. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm












Có mấy loại ARN ?
Câu 1: Đơn phân của axit nuclêic là:
A.Nuclêôtit. C. Axit phôtphoric.
B.Phôtphođieste D. đường C5H10O5.
Câu 2: Trong phân tử ADN có các loại nuclêôtit nào ?
A. A, T, G, U. C. A, G, U, X.
B. A, T, G, X. D. G, T, X, U.
Câu 3: AND vừa đa dạng vừa đặc thù là do:
A. AND được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
B. AND có bậc cấu trúc không gian khác nhau.
C. Số lượng các nuclêôtit khác nhau.
D. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nuclêôtit khác nhau.

Câu 4: ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là
các nuclêôtit. Nếu chỉ tính riêng cấu tạo này thì chức năng tương ứng
của ADN là:
A.Mang thông tin di truyền.
B.Bảo quản thông tin di truyền.
C.Truyền đạt thông tin di truyền.
D.Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Dặn dò:
Về nhà làm bài tập trong sgk
Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần thị thu huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)