Bài 6

Chia sẻ bởi Trần Văn Duẩn | Ngày 29/04/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: bài 6 thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VỀ KIỂU BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT
I. THẾ NÀO LÀ DẠNG BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT:
Tiết ôn tập, tổng kết là tiết học nhằm giúp học sinh không những nắm vững kiến thức một cách hệ thống mà còn giúp các em hình dung được toàn bộ kiến thức mà mình đã học một cách khái quát nhất.
II/ THỐNG KÊ CÁC TIẾT ÔN TẬP, TỔNG KẾT CỦA TỪNG KHỐI LỚP
III. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TIẾT ÔN TẬP, TỔNG KẾT
Tiết ôn tập tổng kết có vai trò quan trọng giúp học sinh tự kiểm tra lại kết quả học tập của bản thân.Từ đó các em biết tự điều chỉnh cách học của bản thân một cách có hiệu quả.Tiết ôn tập, tổng kết còn có vai trò quan trọng giúp các em nắm chắc kiến thức để làm tốt bài kiểm tra hoặc bài thi.
IV. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI DẠY BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT
Trong quá trình giảng dạy bộ môn sinh học tôi thấy gặp rất nhiều khó khăn khi dạy bài ôn tập tổng kết. Cụ thể là những khó khăn sau.
* Đối với dạng bài ôn tập tổng kết học kì:
- Khối lượng kiến thức cần nhắc lại nhiều mà thời gian có hạn nên việc phân bố thời gian giữa các phần, các khâu không hợp lí.
- Học sinh lười ôn lại bài.
- Học lực giữa các học sinh trong lớp không đồng đều.
- Nhiều trường hợp giáo viên rơi tình trạng giảng lại nên tốn nhiều thời gian.
* Đối với dạng bài ôn tập *
- Bộ giáo dục không qui định nội dung cụ thể của các tiết ôn tập * nên giáo viên gặp khó khăn khi soạn nội dung tiết ôn tập, và phân bố thời gian trên lớp.
- Học sinh không có nội dung cụ thể để ôn trước.
- Có khi giáo viên nhắc lại kiến thức mang tính chất qua loa mà không mang tính hệ thống. Chỉ đơn thuần đều đều nhắc lại kiến thức mà không có phương pháp cụ thể nên không gây được sự chú ý của học sinh dẫn đến kết quả không cao.
- Có trường hợp giáo viên chỉ hệ thống một số câu hỏi ôn tập mà không có phương pháp và dự tính thời gian cụ thể nên có khi kiến thức nhiều quá không đủ thời gian, có khi ít quá và không trọng tâm.
V. KINH NGHIỆM.
Qua những thực tế khó khăn trên bản thân tôi đã trăn trở để tìm phương pháp cho phù hợp. Đã rút ra được một số kinh nghiêm cụ thể như sau.
* Đối với dạng bài ôn tập tổng kết có nội dung cụ thể
- Sử dụng bảng phụ ghi sẵn đáp án cần điền bảng để sử dụng có hiệu quả và đỡ tốn thời gian trên lớp.
- Chuẩn bị một số tranh ảnh có liên quan giúp các em nhớ nhanh kiến thức.(Các tranh ảnh này HS đã phân tích, tổng hợp kiến thức rồi nên tiết này không cần phải phân tích kĩ nữa, mà chủ yếu là để giúp các em nhớ kiến thức)
- Dặn học sinh soạn trước ở nhà theo điều kiện thực tế mà giáo viên sẽ áp dụng điều khiển trên lớp.(Ghi giấy khổ to hoặc dùng bảng trong nếu có máy chiếu).
* Đối với dạng bài ôn tập *
- Giáo viên phải căn cứ vào chuẩn kiến thức do bộ giáo dục đào tạo ban hành để chuẩn bị nội dung ôn tập cụ thể có thể là phương pháp đàm thoại dựa trên câu hỏi mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc bài tập mà qua đó nhắc lại kiến thức trọng tâm.
- Các câu hỏi bài tập giáo viên có thể đưa cho học sinh trong phần dặn dò tiết trước để cho học sinh chủ động ôn tập hạn chế thời gian trên lớp.
- Trong quá trình soạn tiết ôn tập giáo viên phải dự tính thời gian để không bị động (cháy hay ướt giáo án).
- Đối với nhóm học sinh giáo viên nên lưu ý chia cho phù hợp có cả đối tượng học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém để tạo điều kiện cho các em thảo luận học tập lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng đại trà.
- Yêu cầu của tiết ôn tập , tổng kết là hệ thống hóa kiến thức đã học giúp học sinh nắm chắc kiến thức. Vì vậy khi tiến hành trên lớp giáo viên không nên nội dung nào cũng giảng lại làm mất nhiều thời gian. Nếu có thì cũng rất ít mà chủ yếu là chỉ ra mối liên hệ giữa các bài, các chương.
VI. BÀI GIÁO ÁN CỤ THỂ
Sinh học 8
Tuần 16
Tiết 31
Bài 35: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Hệ thống hóa kiến thức học kì I
+ Khắc sâu kiến thức đã học
Kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát.
- Thái độ:
+ Có thái độ học tập nghiêm túc, vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế.
II/ CHUẨN BỊ
GV:
- Chuẩn bị nội dung bảng phụ từ bảng 35.1 đến 35.6
- Các hình 3.1, 7.1, 17.3, 21.1, 21.4.
- Máy chiếu (nếu có)
- Bảng trong (theo nhóm HS)
HS:
- Soạn bài trước khi vào lớp theo hướng dẫn của giáo viên. (kẻ và hoàn thành các bảng trong SGK bài 35).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (3phút) Em hãy nhắc lại các chủ đề chính đã học trong học kì I? (1 học sinh)
3. Mở bài: Chúng ta đã được học về các vấn đề: Khái quát cơ thể người, vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, trao đổi chất và năng lượng. Hôm nay chúng ta ôn lại các vấn đề này một cách hệ thống và thấy được sự thống nhất trong các hoạt động của cơ thể người.
I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Duẩn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)