Bài 59. Khu vực Đông Âu

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hằng | Ngày 27/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 59. Khu vực Đông Âu thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA
KHU VỰC ĐÔNG ÂU
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Sinh ngày: 05/07/1995
Lớp: K63TN.
Khoa: sư phạm Địa Lí
NỘI DUNG TÌM HIỂU

I. Đặc điểm tự nhiên.
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
2. Địa hình.
3. Khí hậu và sông ngòi.
4. Cảnh quan và khoáng sản.
II. Đặc điểm dân cư và kinh tế - xã hội.
1. Dân cư.
2. Kinh tế - xã hội.
I. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
Vị trí địa lí: Đông Âu nằm ở phía đông của châu Âu.
+ Phía Tây tiếp giáp với đồng bằng Bắc Âu.
+
Phạm vi lãnh thổ: Khu vực Đông Âu bao gồm 7 quốc gia và vùng lãnh thổ: LBNga, Ucraina, Bêlarút, Litva, Latvia, Extônia, Mônđôva.


Hình 1: Vị trí khu vực Đông Âu
2. Địa hình.
- Là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm ½ diện tích châu Âu. Gồm 2 bộ phận chủ yếu:
Đồng bằng Nga: địa hình của đồng bằng khá đồng nhất.
+ Nền móng chung của đồng bằng chính là nền Nga.
+ Toàn bộ đồng bằng thực chất là một miền đồi lượn sóng thoải, gồm các vùng đất cao hoặc đồi thoải xen lẫn với vùng đất thấp hoặc thung lũng rộng.
+ Chịu ảnh hưởng trực tiếp của băng hà Đệ Tứ.
+ Cấu tạo địa chất của các dải đồi có thành phần phức tạp: đá dăm, cuội, sỏi....
+ Độ cao trung bình từ 100m đến 300-400m.
Miền núi Uran: hình thành trên các uốn nếp Hecsxini và bị san bằng lâu dài trở thành miền núi già.
+ Độ cao trung bình: dưới 1000m.
3. Khí hậu và sông ngòi.
Khí hậu: Xứ Đông Âu nằm trong đới khí hậu ôn đới chuyển tiếp, nhưng có sự khác nhau giữa các vùng.
+ Càng về phía Nam khí hậu càng ấm, càng về phía đông và đông nam tính lục địa càng tăng dần, càng về phía Tây tính hải dương càng rõ.
+ Lượng mưa trung bình: 600-800m.
+ Vùng đông nam đồng bằng, từ phía Bắc Biển Đen trở về phía đông, nhất là vùng đất thấp cận Caxpi có khí hậu khô hạn, mang tính chất lục địa mạnh.
Sông ngòi:
+ Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, với nhiều sông lớn: sông Vonga, sông Đôn.....
+ Các sông có nhiều nước, thường có hiện tượng nối dòng và phân chia nước.
+ Các sông thường đóng băng vào mùa đông.
=> Tạo điều kiện để xây dựng các kênh đào nối liền các hệ thống sông với nhau.
4. Cảnh quan và khoáng sản.
Cảnh quan : thay đổi từ bắc xuống nam, tạo thành một hệ thống các đới:
+ đồng rêu ở khu vực cận vòng cục Bắc rất lạnh.
+ rừng lá kim thuộc khu vực cận ôn đới lục địa lạnh.
+ rừng hỗn hợp, rừng lá rộng phân bố ở khu vực khí hậu ấm dần.
+ thảo nguyên rừng, thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc thuộc khu vực khí hậu ôn đới lục địa sâu sắc ở phía Nam.
Hình: Sự thay đổi cảnh quan theo chiều Bắc-Nam
Hình: Cảnh quan của khu vựa Đông Âu
Khoáng sản: Đông Âu có nguồn tài nguyên phong phú về nhiều mặt.
+ Khoáng sản: sắt, than đá, dầu mỏ, bôxit, muối mỏ....
+ Tài nguyên đất và rừng chiếm một vị trí quan trọng. Rừng chiếm diện tích lớn ở Nga, U-crai-na... Đất có giá trị rất lớn trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là đất đen và đất xám (U-crai-na).
+ Trên các con sông lớn còn có nhiều giá trị như: thủy điện, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt, tưới tiêu... Tiêu biểu nhất là sông Vônga.
II. Đặc điểm dân cư và kinh tế - xã hội.
1. Dân cư.
2. Kinh tế - xã hội.
Nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp được tiến hành theo quy mô lớn.
+ Cây trồng chủ yếu là lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, hướng dương... U-crai-na là một trong những vựa lúa lớn nhất Châu Âu.
+ Vật nuôi chủ yếu: lợn, gia cầm, bị thịt, sữa...
- Công nghiệp: khá phát triển, công nghiệp truyền thống giữ vai trò chủ đạo, phát triển hơn cả là Nga và U-crai-na.
+ Khai thác đá ở U-crai-na, dầu khí ở Bê-la-rút.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)