Bài 56. Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã
Chia sẻ bởi Minh Hue |
Ngày 11/05/2019 |
180
Chia sẻ tài liệu: Bài 56. Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
Kiểm tra bài cũ
- Nêu khái niệm biến động số lượng cá thể của quần thể? có mấy dạng biến động số lượng của quần thể? Nguyên nhân của các dạng biến động đó?.
Đáp án:
- Biến động số lượng là sự thay đổi số lượng của quần thể xung quanh một giá trị cân bằn
- Có 2 dạng biến động số lượng:
+ Biến động không theo chu kì: Xảy ra do các nhân tố ngẫu nhiên, chẳng hạn, bão, lụt, cháy, ô nhiễm do con người gây ra
+ Biến động theo chu kì: Xảy ra do các yếu tố hoạt động có chu kì như chu kì ngày đêm, chu kì mùa hay chu kì thuỷ triều
Chương 3: Quần xã sinh vật
Bài 56:
Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã
Em hãy cho biết trong một cánh rừng gồm có những quần thể nào ?
Cánh rừng:
+ Gỗ lim
+ Gỗ trò
+ Gỗ nghiến
+ Các con hươu
+ Các con nai
Trong một vùng biển có các quần thể nào ?
Vùng biển
+ Quần thể dong
+ Quần thể hải quỳ
+ Quần thể tôm
+ Quần thể cua
+ Quần thể cá
+ Quần thể chim hải âu
Các quần thể trong một cánh rừng hay trong một ao cá là cùng loài hay khác loài? chúng có mối quan hệ với nhau không?
2.Nhận xét:
- Gồm các quần thể của các loài
- Có mối quan hệ với nhau về dinh dưỡng chỗ ở
- Cùng chung sống trong một môi trường
Một cánh rừng hay một ao cá chính là một quần xã.Vậy em hãy cho biết quần xã là gì?
3.Khái niệm.
Quần xã là môt tập hợp quần thể của các loài sống trong một vùng xác định (gọi là sinh cảnh), ở đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Em hãy nêu thêm một số ví dụ khác về quần xã?
Trong tự nhiên các quần xã sinh vật được gọi theo nhiều cách:
Gọi theo địa điểm phân bố như qxsv bãi chiều, qxsv núi đá vôi
Gọi theo dạng sống của quân xã như qxsv nổi, qxsv tự bơi
Gọi tên theo chủng loại phát sinh như qxsv ven hồ, qxđv sa mạc.
Gọi tên theo loài hay nhóm loài sinh vật ưu thế mhư qxsv đồng cỏ, quần xã cây bụi...
Vậy quần xã có những đặc trưng cơ bản nào?
- Tính đa dạng về loài của quần xã
- Đặc trưng về số lượng của các nhóm loài.
- Đặc trưng về chức năng của các nhóm loài.
- Sự phân bố của các loài trong không gian.
Các quần xã khác nhau thì số lượng loài trong quần xã có giống nhau không? Quần xã sinh vật ở rừng mưa nhiệt đới và quần xã ở sa mạc thì quần xã nào có số lượng loài nhiều hơn ? vì sao ?
Quần xã sinh vật ở rừng mưa nhiệt đới có mức đa dạng hơn quần xã sinh vật ở sa mạc.Vậy mức đa dạng của quần xã là gì?
a.Khái niệm mức đa dạng.
Mức đa dạng là mức độ phong phú về thành phần loài trong quần xã
Mức đa dạng của quần xã phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái nào?
b.Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến
mức đa dạng
- Cạnh tranh giữa các loài
- Mối quan hệ con mồi và vật ăn thịt
- Mức độ thay đổi của các nhân tố môi trường vô sinh
Trong quần xã mỗi nhóm loài có một vai trò nhất định. Dựa vào vai trò của chúng người ta chia quần xã ra làm mấy nhóm loài? Vai trò của mỗi nhóm loài?
Quần xã gồm 3 nhóm loài:
- Nhóm loài ưu thế: có tần xuất, xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
- Nhóm loài thứ yếu: Đóng vai trò thay thế nhóm loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đấy.
- Nhóm loài ngẫu nhiên: có tần suất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự co mặt của chúng lại tăng mức đa dạng cho quần xã.
Để đánh giávai trò số lượng của các loài trong quần xã, các nhà sinh thái học đưa ra một số khái niệm sau:
- Tần suất xuất hiện( hay độ thường gặp) là tỉ số(%) của một loài gặp trong các điểm khảo sát so với tổng số các điểm được khảo sát.
VD: Trong 80 điểm khảo sát, cỏ lồng vực có mặt ở 60 điểm. Vậy tần suất xuất hiện là 6080 hay 75%.
- Độ phong phúcủa loài ( hay mức giàu có): là tỉ số (%) về số cá thể của một loài nào Đó so với số cá thế của tất cả các loài trong quần xã.
ni
D=------ 100
N
D: Độ phong phú của loài trong quần xã (%)
ni: số cá thể của loài trong quần xã.
N: số cá thế của tất cả các loài trong quần xã.
Độ phong phú còn được đánh giá bằng các chỉ số định tính khác: Hiếm hay ít gặp(+), hay gặp(++), gặp nhiều(+++), gặp rất nhiều(++++).
Các em hãy suy nghĩ trả lời câu hỏi ở phần lệnh trang 128 SGK. Hãy cho biết , những nhóm sinh vật sau: Các loài thực vật ven hồ, các loài động vật trong ao và những loài sinh vật sống trên núi đá vôi có phải là những quần xã sinh vật hay không? Chúng có những điểm gì khác nhau?
Các loài thực vật ven hồ, các loài động vật trong ao và những loài sinh vật sống trên núi đá vôi là những quần xã sinh vật
Chúng khác nhau về thành phần và số lượng loài
Theo hoạt động chức năng thì quần xã được chia làm mấy nhóm? Chức năng của mỗi nhóm?
Theo hoạt động chức năngquần xã gồm có 2 nhóm:
- Sinh vật tự dưỡng: cây xanh và một số vsv có khả năng tiếp nhận năng lượng mặt trời, tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ thông qua quá trình quang hợp để nuôi chính mình và các loài sinh vật khác là sinh vật dị dưỡng.
- Sinh vật dị dưỡng: động vật và phần lớn vsv là sinh vật dị dưỡng sông nhờ vào nguồn thức ăn có sẵn, trong đó, động vật thường được gọi là sinh vật tiêu thụ, còn vsv là những sinh vật phân huỷ. Động vật lại gồm nhóm ăn thực vật, nhóm ăn mùn bã hữu cơ, nhóm ăn thịt và nhóm ăn tạp (ăn cả thực vật và động vật)
Tất cả các nhóm sv hoạt động theo chức năng của mình, tương tác với nhau và với môi trường để hình thành một đơn vị thống nhất có cấu truc chặt chẽ, ở đó các loài có cơ hội để phân hoá và tiến hoá.
Em hãy nghiên cứu SGK và cho biết có mấy kiểu phân bố các loài trong không gian? Do nguyên nhân nào mà các loài lại phân bố như vậy?
4. Sự phân bố của các loài trong không gian.
Do nhu cầu sống khác nhau, các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên kiểu phân tầng hoặc những khu vực tập trung theo mặt phẳng ngang.
Quần xã thực vật rừng mưa nhiệt đới có mấy tầng? là nhưng tầng nào?
Quần xã thực vật rừng mưa nhiệt đới có 4 tầng:
- Tầng thảm xanh
- Tầng dưới tán rừng
- Tâng tán rừng
- Tầng vượt tán
Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong đó như côn trùng và nhiều loài thú sống theo kiểu leo trèo như khỉ, vượn, sóc bay, cầy bay....
Ao nuôi cá thường phân thành mấy tầng? Dựa vào sự phân tầng của ao cá mà người ta có thể ứng dụng nuôi ghép các loại cá như thế nào?
Quần xã ao nuôi cá có 3 tầng:
- Tầng trên gồm: TV phù du, ĐV phù du, cá mè...
- Tầng giữa gôm: cá chép, cá trôi, cá rô, cá quả....
- Tầng đáy gồm: tôm, cua, ốc, lươn, trạch...
Sự phân tầng của quần xã sinh vật biển
Theo mặt phẳng ngang, các loài thường tập trung ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi. Em hãy lấy ví dụ?
b. Phân bố theo mặt phẳng ngang
VD: Trên bãi bồi ven biển cây ngập mặn quần tụ với nhau thành kiểu hình hỗn hợp.
Củng cố và gia bài tập về nhà
Củng cố
yêu cầu học sinh phải nắm được khái niệm quần xã sinh vật, các đặc trưng cơ bản của quần xã như tính đa dạng về loài, đặc trưng về số lượng nhóm loài, đặc trưng về chức năng của nhóm loài và sự phân bố trong không gian.
Học thuộc phần ghi nhớ đóng khung trong sách giáo khoa.
Cho bài tập về nhà.
Học sinh học bài và trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Đọc trước bài 57 mối quan hệ giưã các loài trong quần xã.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Minh Hue
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)