Bài 56. Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

Chia sẻ bởi Trần Thị Mỹ Giang | Ngày 11/05/2019 | 170

Chia sẻ tài liệu: Bài 56. Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

NGUYỄN XUÂN BÌNH
TRẦN THỊ MỸ GIANG
TRẦN XUÂN UYỄN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
NHÓM 6
2. CẤU TRÚC CỦA QUẦN XÃ:
2.1 Đa dạng về loài, về cấu trúc và về gen
2.2 Cấu trúc về không gian của quần xã.
2.3 Cấu trúc về dinh dưỡng.
2.4 Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã rất đa dạng. Một trong những mối quan hệ đó đã được đề cập đến một cách chi tiết là cấu trúc dinh dưỡng trong các xích thức ăn. Ngoài ra, còn hàng loạt các mối quan hệ khác rất tinh tế và cũng phức tạp. Khi các quần thể tác động lên nhau,dù bất kể trường hợp nào, có lợi hoặc bất lợi, đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển số lượng của chúng.
Theo E.P.Odum:




Công thức trên thể hiện mối quan hệ giữa hai quần thể trong quần xã, trong trường hợp mang dấu (+) hai quần thể có quan hệ tạo thuận lợi cho nhau, nếu mang dấu (-) hai quần thể ức chế lẫn nhau.
HÃM SINH
CẠNH TRANH
VẬT DỮ - CON MỒI
KÍ SINH - VẬT CHỦ
HỘI SINH
HỢP TÁC
CỘNG SINH
CÁC MỐI
TƯƠNG TÁC DƯƠNG
CÁC MỐI
TƯƠNG TÁC ÂM
CÁC MỐI
TƯƠNG TÁC ÂM
HÃM SINH
CẠNH TRANH
VẬT ĂN THỊT - CON MỒI
KÍ SINH - VẬT CHỦ
HÃM SINH
Trong mối quan hệ này, một loài sẽ ức chế sự phát triển hoặc sinh sản của loài kia bằng cách tiết ra môi trường những chất độc. Ở quần xã có thể dẫn ra nhiều ví dụ khác nhau. Chẳng hạn những đại diện của các chi tảo Microcystis, Anabaena, Nodularia tiết ra chất đầu độc gan (Hepatoxin), tảo Lyngbya, Anabaena tiết ra chất gây độc cho thần kinh (Neurotoxin) đối với các loài động vật.
Anabaena
Microcystis
CẠNH TRANH
Sự cạnh tranh giữa các loài thường xảy ra khốc liệt hơn so với cạnh tranh cùng loài. Đương nhiên, các loài cạnh tranh với nhau do ổ sinh thái của chúng chồng chéo lên nhau.
Là sự tranh giành nhau nguồn tài nguyên giữa hai sinh vật cùng một loài hoặc thuộc hai loài khác nhau. Cạnh tranh cùng loài khi các cá thể cuả một quần thể cùng tranh nhau thức ăn, nước uống, đối tượng sinh dục...
Cạnh tranh khác loài xảy ra khi các cá thể của hai loài khác nhau cùng tranh nhau một nguồn tài nguyên.
VẬT DỮ - CON MỒI
Mối quan hệ giữa vật dữ - con mồi tạo nên xích thức ăn trong thiên nhiên, qua đó vật chất được quay vòng và năng lượng được biến đổi. Nhờ vậy, quần xã sinh vật và các hệ sinh thái mới được duy trì và phát triển một cách vững bền.
Mối quan hệ tương hỗ này, không chỉ tồn tại lâu bền trong thiên nhiên mà cũng là một trong những động lực quan trọng, giúp cho cả 2 phía song song tiến hóa không ngừng. Trong quá trình này, thông qua chọn lọc tự nhiên, vật dữ càng “tinh khôn” hơn để khai thác con mồi có hiệu quả thì con mồi càng “sắc sảo” hơn để bảo vệ mình.
Để tránh sự săn bắt của vật dữ, trong quá trình tiến hóa song hành ấy, con mồi có khả năng thích nghi về hình thái (thân trở nên gai góc...), sinh lý (đẻ nhiều), sinh hóa (sinh chất độc...), sinh thái (ngụy trang. ..) và các tập tính khác (ẩn nấp, chạy trốn...)... Ngược lại, vật dữ cũng có được những thích nghi tương ứng để tồn tại và phát triển một cách hưng thịnh. Song trong mối quan hệ này, vật dữ “thông minh” đã “biết” khai thác con mồi một cách hợp lý để thỏa mãn nhu cầu trước mắt của mình nhưng không gây hại đến sự tồn vong của các thế hệ tương lai
KÝ SINH – VẬT CHỦ
Là hiện tượng một sinh vật sống lợi dụng một sinh vật khác. Trên hay trong cơ thể động thực vật có rất nhiều ký sinh vật.
Có nhiều điểm giống và khác nhau giữa sự ăn mồi và sự ký sinh; trong sự ký sinh, vật ký sinh thường nhỏ hơn vật chủ và không nhất thiết phải giết chết vật chủ, trong khi vật ăn mồi nhất thiết phải giết chết con mồi.
QUAN HỆ
HỘI SINH
QUAN HỆ
HỢP TÁC
QUAN HỆ
CỘNG SINH
CÁC MỐI
TƯƠNG TÁC DƯƠNG
HỘI SINH
Hội sinh là mối quan hệ giữa 2 loài, trong đó loài sống hội sinh có lợi còn loài được sống hội sinh không bị ảnh hưởng gì .
CÓ HAI LOẠI HỘI SINH:
HIỆN TƯỢNG Ở GỬI

Con bét bám trên cánh chuồn chuồn trinh nữ (lợi về di chuyển)
HIỆN TƯỢNG PHÁT TÁN NHỜ
VÍ DỤ:
Cá ép bám vào rùa biển
hoặc cá lớn để được
phát tán đi xa
(hiện tượng phát tán nhờ)
Cá đuối và cá Remora
(Thuận lợi cho di chuyển)
TIỀN HỢP TÁC
Tiền hợp tác là cách sống hợp tác đơn giản giữa các loài, chúng mang đến cho nhau những lợi ích về nhiều mặt, song cách sống này không bắt buộc.
CỘNG SINH
Cộng sinh hay hỗ sinh là kiểu hợp tác bắt buộc, rời nhau ra cả 2 đều không thể tồn tại được.
ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
CỘNG SINH
KÝ SINH
HÃM SINH
HỘI SINH
CẠNH TRANH
KÝ SINH
CỘNG SINH
HỢP TÁC
Trò chơi ô chữ
I
T
H
N
Á
I
S
6
5
4
3
2
1
7
H
ĐÁP ÁN
CÂU 1:
HIỆN TƯỢNG PHÁT TÁN NHỜ LÀ QUAN HỆ?
A. Hãm sinh
C. Ký sinh
B. Cộng sinh
D. Hội sinh
Quay Lại
CÂU 2:
Điền vào chỗ trống:
Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn
gốc thường dẫn đến sự phân li …
Quay Lại
Trả Lời câu hỏi 3
Có lợi cho hai bên nhưng không nhất thiết cần cho sự tồn tại?
A. Hợp tác
C. Cộng sinh
B. Hội sinh
D. Kí sinh – Vật chủ
Quay Lại
Trả Lời câu hỏi 4
Con ve bét hút máu con hươu là quan hệ?
A. Kí sinh
C. Con mồi – vật ăn thịt
B. Sống bám
D. Hợp tác
Quay Lại
Trả Lời câu hỏi 5
Trùng roi Trichomonas sống trong ruột mối là quan hệ?
A. Hội sinh
C. Cộng sinh
B. Kí sinh
D. Hợp tác
Quay Lại
Trả Lời câu hỏi 6
Cỏ dại thường mọc lẫn trên cánh đồng làm cho năng suất lúa bị giảm đi. Đây là mối quan hệ?
A. Cộng sinh
C. Hội sinh
B. Cạnh tranh
D. Ức chế - cảm nhiễm
Quay Lại
Trả Lời câu hỏi 7
Cỏ ---> Thỏ ---> rắn ---> chồn ---> . . . . . Đây là gì ?
Chuỗi
thức ăn
C. Ký sinh
B. Cạnh tranh
D. Hội sinh
Quay Lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Mỹ Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)