Bài 53. Xác định kế hoạch kinh doanh

Chia sẻ bởi Huỳnh Ngọc Tiên Lan | Ngày 11/05/2019 | 121

Chia sẻ tài liệu: Bài 53. Xác định kế hoạch kinh doanh thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các bạn đến với bài giảng môn công nghệ
Nhóm: Bùi Hồng Sơn.
Phan Duy Tân.
Trần Thanh Thảo.
Đinh Thị Hoài Thu.

PHẦN 2: TẠO LẬP DOANH NGHIÊP
Chương 5:
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ DOANH NGHIÊP
Bài 53:
Xác định kế hoạch kinh doanh
xác định kế hoạch kinh doanh
Tại sao phải có kế hoạch kinh doanh ?
1. Giúp bạn có cái nhìn khách quan, thận trọng và không cảm tính về toàn bộ công việc kinh doanh của mình.
2. Là một công cụ điều hành kinh doanh hữu ích, nó giúp bạn quản lý công việc và đi đến chỗ thành công.
3. Giúp bạn truyền đạt ý tưởng của bạn đến các đồng nghiệp và là cơ sở cho mọi kế hoạch tài chính của bạn.
4.Ngoài ra bản kế hoạch kinh doanh còn giúp bạn thấy trước những thử thách, rủi ro có thể xảy ra trước khi nó trở nên quá muộn, nhớ đó bạn có thể tìm ra được phương pháp thích hợp để giải quyết hoặc ngăn ngừa nó xảy ra.
Đến với “Bài 53: Xác định kế hoạch kinh doanh” sẽ giúp bạn bạn:
Biết được căn cư lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Biết được nội dung và phương pháp xác định kế hoạch cho doanh nghiệp kin doanh thương mại, dịch vụ.
I. Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp:
Để có thể năm bắt bài tốt hơn trước tiên ta cần tìm hiểu :
Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là gì?? Mục tiêu ??
Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là văn bản thể hiện mục tieu phát triển của doanh nghiệp trong thời kì nhất định. Mục tiêu của doanh nghiệp trong mỗi thời kì phát triển có thể khác nhau nhưng về lâu dài các doanh nghiệp đều hướng tới việc tìm kiếm lợi nhuận.
Dựa vào những căn cứ nào để lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp?
I. Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp:
Nhu cầu thị trường
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Pháp luật hiện hành
Khả năng của doanh nghiệp
Căn cứ nào là quan trọng nhất để lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp?
Khả năng kinh doanh của DN có liên quan gì với việc lập kế hoạch kinh doanh?
- Duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của DN.
- Khả năng chống chịu trước sự tấn công của DN khác.
- Đồng nghĩa với năng suất lao động.
- Duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
I. Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp:
- Kinh doanh theo nguyên tắc “Bán cái thị trường cần”.
- Lập kế hoạch doanh nghiệp thường căn cứ vào 4 yếu tố cơ bản:
+ Nhu cầu thị trường.
+ Tình hình phát triển kinh tế xã hội.
+ Pháp luật hiện hành.
+ khả năng của doanh nghiệp
Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
Nhu cầu thị trường:
Đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa
Khả năng của doanh nghiệp:
Vốn, lao động, công nghệ, trang thiết bị, nhà xưởng
Pháp luật hiện hành:
Chủ trương, đường lối chính sách của nhà nước.

Tình hình phát triển
kinh tế-xã hội:
-Phát triển sản xuất hàng hóa.
Thu nhập dân cư.
Hình 53.1. Sơ đồ về các căn cứ lập kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ 1: Nhu cầu về thức ăn gia súc ở Việt Nam có xu hướng gia tăng, sản phẩm lại có khả năng tiêu thụ ở thị trường Campuchia và Lào, nên Công ti Việt Phong quyết định đầu tư dây truyền sản xuất thức ăn gia súc có công suất 5 tấn/h và dự kiên sẽ đạt 5 tấn/h vào năm sau.
Hãy cho biết căn cứ nào đã được thể hiện ở
ví dụ trên ???
II. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Nội dung kế hoạch kinh doanh:
Xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên các phương diện cơ bản nào?
Nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
2. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh:
a. Kế hoạch bán hàng:
Ví dụ: Mức bán hàng thực tế của doanh nghiệp Phúc Khang năm qua là 500 triệu đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?
Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu : 12 tháng = 20 (triệu đồng).
Công thức tổng quát?
Kế hoạch bán hàng.
=
Mức bán hàng thực tế trong thời gian qua.
+ (-)
Các yếu tố tăng (giảm).
Công thức tổng quát:
Cơ sở xác định: Tổng hợp nhu cầu thị trường (đơn đặt hàng) hoặc dự đoán nhu cầu thị trường.
b. Kế hoạch mua hàng:
Ví dụ: Cửa hàng bác An bán mỗi ngày 10 két bia, để dự trữ 2 két. Hãy xác định kế hoạch mua bia của cửa hàng trong ngày?
Trả lời: Kế hoạch mua bia trong ngày của cửa hàng là 12 (két bia)
Công thức tổng quát?
Căn cứ xác định kế hoạch mua hàng?
Cơ sở xác định: Phù hợp với kế hoạch bán hàng về số lượng, mặt hàng, thời gian…
Kế hoạch mua hàng.
=
Mức bán kế hoạch.
+ (-)
Nhu cầu dự trữ.
Công thức tổng quát:
c. Kế hoạch vốn kinh doanh:
Ví dụ: Doanh nghiệp Z dự kiến sử dụng 100 triệu đồng cho việc mua nguyên liệu sản xuất giày dép, 100 triệu đồng trả lương cho công nhân tháng đầu tiên, 10 triệu đồng tiền thuế/năm (nộp thuế một lần). Xác định kế hoạch vốn kinh doanh của doanh nghiệp?
Trả lời: Kế hoạch vốn của doanh nghiệp Z là = 100 + 100 + 10 = 210 (triệu đồng)
Công thức tổng quát?
Kế hoạch vốn kinh doanh
=
Vốn hàng hoá
+
Tiền công
Tiền thuế
+
Cơ sở xác định: Nhu cầu mua hàng hoá, tiền trả công lao động, tiền nộp thuế.
Công thức tổng quát:
d. Kế hoạch lao động:
Ví dụ: Doanh số bán hàng của doanh nghiệp Y là 12.000 sản phẩm/tháng. Định mức lao động của một người mỗi tháng là 300 sản phẩm. Xác định kế hoạch lao động cần sử dụng của doanh nghiệp Y?
Trả lời: Kế hoạch lao động cần sử dụng của doanh nghiệp Y là 12.000 : 300 = 40 (người)
Công thức tổng quát?
Kế hoạch lao động thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với kế hoạch kinh doanh.
e. Kế hoạch sản xuất:
Ví dụ: Doanh nghiệp X có năng lực sản xuất 10.000 sản phẩm/tháng. Nhu cầu thị trường đang cần sản phẩm đó. Xác định kế hoạch sản xuất trong 1 năm của doanh nghiệp ?
Trả lời: Kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp X là:
10.000 sản phẩm / tháng x 12 tháng = 120.000 (sản phẩm)
Công thức tổng quát?
e. Kế hoạch sản xuất:
Cơ sở xác định: Năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định (quý, năm…)
NHÓM CHÂN THÀNH CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI TRÒ CHƠI Ô CHỮ
Đây là bảng chữ cái sắp xếp lộn xộn
Hãy tìm những từ có nghĩa liên quan đến bài
Câu 1: Có mấy yếu tố để lập kế hoạch kinh doanh:
A:1
B:2
C: 3
D: 4
Câu 2: Đâu không phải yếu tố để lập kế hoạch kinh doanh?
A: Nhu cầu thị trường
B: khả năng của doanh nghiệp
C: Pháp luật hiện hành
D: Kế hoạch tài chính
Câu 3: Nội dung của kế hoạch kinh doanh
A: Kế hoạch bán hàng, kế hoạch mua hàng
B: Kế hoạch mua hàng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính
C: Kế hoạch lao động, kế hoạch tài chính, kế hoạch vốn kinh doanh, kế hoạch mua hàng, kế hoạch sản xuất
D: Kế hoạch bán hàng, kế hoạch mua hàng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động, kế hoạch tài chính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Ngọc Tiên Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)