Bài 52. Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt

Chia sẻ bởi Lê Thị Diệu | Ngày 07/05/2019 | 85

Chia sẻ tài liệu: Bài 52. Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt thuộc Khoa học 4

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY CÔ
NGƯỜI DẠY: LÊ THỊ DIỆU
ÔN LẠI KIẾN THỨC CŨ
1. Mô tả thí nghiệm chứng tỏ vật nóng lên do thu nhiệt, vật lạnh đi do tỏa nhiệt?
2. Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nào và co lại khi nào?
Quan sát
Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa
Dự đoán: Thìa nào sẽ nóng hơn?
Thí nghiệm
- Thìa bằng kim loại nóng hơn.
- Kim loại dẫn nhiệt tốt hơn.
* Các kim loại (đồng, nhôm, sắt,…) dẫn nhiệt tốt còn được gọi là vật dẫn nhiệt.
- Thìa bằng nhựa nguội hơn.
- Nhựa dẫn nhiệt kém
hơn.
* Gỗ, nhựa, len, bông,... dẫn nhiệt kém còn được gọi là vật cách nhiệt.
Kết luận:
+ Những vật dẫn nhiệt tốt như: các kim loại: đồng, nhôm, sắt,... được gọi là vật dẫn nhiệt.
+ Những vật dẫn nhiệt kém như: gỗ, nhựa, len, bông,... được gọi là vật cách nhiệt.
Quan sát cái xoong bằng i-nốc, thảo luận nhóm 3 và cho biết:
- Xoong và quai xoong được làm bằng những chất liệu gì?
- Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay kém?
- Vì sao lại dùng những chất liệu đó?
Quai xoong
Xoong
Xoong thường
làm bằng nhôm, gang,
i-nốc, đó là những chất dẫn nhiệt tốt để khi nấu sẽ nhanh chín hơn, đỡ
tốn chất đốt hơn.
Quai xoong
thường làm bằng nhựa,
là chất dẫn nhiệt kém
để khi nhắc lên, nhắc
xuống sẽ tránh bị
phỏng.

Tại sao vào trời
rét, khi sờ tay vào ghế sắt, tay ta có
cảm giác lạnh

- Bên trong vỏ ấm thường được làm bằng gì? Sử dụng vật liệu đó có lợi ích như thế nào?

- Giữa các vật liệu đó có chỗ rỗng không?
Quan sát hình 3 SGK trang 105, trả lời câu hỏi:
Thí nghiệm
* Cách tiến hành :
- Lấy một tờ giấy báo quấn thật chặt vào cốc thứ nhất.
- Lấy tờ giấy báo còn lại làm nhăn và quấn lỏng vào
cốc thứ hai để có nhiều chỗ chứa không khí giữa các
lớp giấy.
- Đổ vào hai cốc một lượng nước nóng như nhau .
- Sau thời gian 5 phút đo nhiệt độ nước trong hai cốc.
Thí nghiệm
* Dự đoán: Nước trong cốc nào còn nóng hơn?
* Nhận xét:
Nước trong cốc quấn giấy báo bị nhăn sẽ còn
nóng hơn.
- Giữa khe nhăn của tờ giấy có chứa gì?
Trong giấy báo bị nhăn có chứa nhiều không khí.
Vì trong cốc này có lớp giấy nhăn quấn lỏng chứa nhiều không khí, nhiệt độ truyền qua cốc, qua lớp không khí rồi mới đến giấy báo nên truyền ra ngoài
môi trường ít hơn, chậm hơn nên nước nóng lâu hơn.
- Tại sao trong cốc quấn giấy báo bị nhăn còn
nóng hơn?
- Không khí là vật dẫn nhiệt hay vật cách nhiệt?
Không khí dẫn nhiệt kém nên được gọi là vật cách nhiệt
Trò chơi:
Tôi là ai? Tôi làm bằng cái gì?
Trò chơi:
Tôi là ai? Tôi làm bằng cái gì?
1
6
4
5
3
2
Tôi là vật dùng để che lớp dây đồng dẫn điện cho bạn thắp đèn, nấu cơm, chiếu sáng. Đố bạn tôi là cái gì, tôi được làm bằng gì?
Tôi là lớp bọc dây điện. Tôi được làm từ nhựa dẻo
Tôi là vật giúp mọi người được ấm khi ngủ. Tôi là cái gì? Tôi được làm bằng gì?
Tôi là chăn mền. Tôi làm bằng len, bông,…
Tôi là miếng lót tay. Tôi làm từ vải sợi.
Tôi giúp mẹ không bị bỏng khi bê xoong nồi từ trên bếp xuống. Đố bạn biết tôi là cái gì? Tôi làm bằng gì?
Tôi giúp mọi người không bị lạnh khi đi ra ngoài vào trời rét. Đố bạn biết tôi là cái gì? Tôi được làm bằng gì?
Tôi là áo ấm. Tôi làm bằng sợi vải, len, bông,...
Tôi giúp người nội trợ nấu những bữa ăn ngon. Tôi là cái gì? Tôi làm bằng gì?
Tôi là xoong nồi. Tôi làm bằng nhôm, sắt, i-nốc,…
Tôi giúp mọi người có nước nóng để dùng. Đố bạn biết tôi là cái gì? Tôi được làm bằng gì?
Tôi là ấm nước. Tôi được làm từ nhôm, sắt, gang,...
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Diệu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)