Bài 52. Địa y
Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Hà |
Ngày 23/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: Bài 52. Địa y thuộc Sinh học 6
Nội dung tài liệu:
Sinh học
Kiểm tra bài cũ:
Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào? Tại sao?
Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên?
Kể tên một số nấm có ích và nấm có hại cho người.
Quan sát một số cây bị bệnh do nấm, cho biết cây bị bệnh ở bộ phận nào?
Mời bạn: ..
Quang Anh
Thuý Trang
Minh Đức
Bài 52: Địa y
1. Quan sát hình dạng, cấu tạo
Dùng tay hoặc mũi dao tách những vảy địa y bám trên thân cây hoặc cắt mảnh vỏ cây có những mảng địa y bám chặt. ở miền núi có thể gặp trên thân một số cây những địa y có hình sợi phân nhánh như cành cây.
Quan sát hình dạng bên ngoài của địa y, đối chiếu với H.52.1 và cho nhận xét về hình dạng bên ngoài của địa y.
- Hình vảy: là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây.
- Hình cành: trông giống 1 cành cây nhỏ phân nhánh.
- Hình búi sợi mắc vào cành cây.
Quan sát H.52.2 trong sách giáo khoa, bạn có nhận xét gì về thành phần, cấu tạo của địa y?
A. Là một loại sinh vật đặc biệt, gồm tảo và nấm cộng sinh. Cấu tạo của địa y là những tế bào tảo màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt, không màu.
B. Là một dạng nấm.
C. Là một dạng tảo.
Sai rồi!
Câu trả lời này là đúng!
Thế nào là hình thức cộng sinh?
+ Là sự chung sống giữa 2 sinh vật, trong đó, vai trò của chúng như nhau, không bên nào phụ thuộc vào bên nào.
Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do sự chung sống giữa một số loài tảo và loài nấm. Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo nhờ có chất diệp lục, sử dụng chúng đeer tạo thành chất hữu cơ nuôi sống cả hai bên. Trong cuộc sống chung này tảo và nấm đều có vai trò nhất định, không bên nào lệ thuộc vào bên nào. Hình thức sống đó gọi là cộng sinh.
Về hình dạng bên ngoài, địa y có thể có hình vảy, đó là những bản móng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi như một búi sợi mắc vào cành cây.
Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo mày xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm không màu
2. Vai trò
Vì địa y rất phổ biến trong thiên nhiên và sống được ở những nơi khô cằn nên chúng đóng vai trò "tiên phong mở đường". Chúng phân huỷ đá thành đất và khi chết đi tạo thành một lớp mùn làm thức ăn cho các động vật khác đến sau
Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu ở Bắc Cực.
Ngoài ra người ta còn dùng địa y để chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm và làm thuốc.
Nêu một số công dụng của địa y:
Phân huỷ đá thành đất, làm thức ăn cho các thực vật đến sau.
Làm thức ăn cho một số động vật.
Chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, thuốc.
Ghi nhớ:
Địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo và nấm cộng sinh, thường sống bám trên thân các cây gỗ hoặc trên đá.
Địa y đóng vai trò trong việc tạo thành đất và cũng có giá trị kinh tế.
Một số thông tin bên ngoài:
Theo thí nghiệm không gian gần đây của Cục hàng không Châu Âu, loài địa y có thể sinh trưởng trong môi trường vũ trụ mở.
Địa y
Đây là lần đầu tiên quan sát được sức sống của loài cây này trong vũ trụ.
Thí nghiệm đối với loài địa y được hoàn thành trong module "khay sinh học" của Cục HK Châu Âu được phóng bởi vệ tinh "Ánh Sáng" của Nga.
Không giống như những lần thí nghiệm trước, "khay sinh học" lần này được lắp ở bề mặt của vệ tinh. Trong quá trình thí nghiệm, mẫu địa y hoàn toàn để hở trong không gian vũ trụ, để thí nghiệm trong các điều kiện khốc liệt như chân không, không trọng lượng, nhiệt độ thay đổi mạnh, bức xạ vũ trụ có tính sát thương cực mạnh...
Quá trình thí nghiệm thực hiện liên tục trong 14,6 ngày đêm. Sau đó, "khay sinh học" được một khoang phản hồi đặc biệt thu về.
Thí nghiệm trong hai tuần này đã cho thấy mọi mẫu địa y đều tồn tại và vẫn quang hợp như bình thường.
Việc tồn tại sự sống ngoài trái đất này sẽ giúp cho các nhà khoa học tích luỹ được tư liệu về quy luật, điều kiện và là đầu mối cho việc nghiên cứu sự tổ hợp vật chất của môi trường vũ trụ, đưa ra những ý tưởng cho việc nghiên cứu sự tiến hoá của cuộc sống.
Sự sinh tồn của địa y trong vũ trụ không chỉ dừng ở việc giúp con người khám phá không gian, mà còn có thể giúp loài người nghiên cứu phương pháp chiến thắng bệnh tật.
Vì chất dịch chiết xuất từ địa y có thể kháng chất phóng xạ, tia cực tím, tia một số chất chiết xuất từ loài cây thuộc họ địa y có hiệu quả trong chữa bệnh ung thư.
Địa y là một trong những loài sinh vật cổ nhất trên thế giới, chúng có thể thích ứng với môi trường nhiệt độ thấp và khô như sa mạc ở Châu Nam cực và là loại sinh vật nhiều nhất và phân bố trên diện rộng nhất ở đây.
Địa y là một loài vi khuẩn sống thành chùm, một số nhà sinh vật học còn coi chúng là loại thực vật cấp thấp độc lập.
Trong mắt các nhà khoa học, địa y là một loài sinh vật hữu cơ phức tạp, chúng là một thể tập hợp các tế bào chân khuẩn duy trì quan hệ cộng sinh lớn. Tốc độ sinh trưởng của địa y rất chậm, loài địa y lớn nhất, có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất cũng chỉ sinh trưởng được 1mm trong 100 năm.
Lượng nước cần thiết cho quá trình sinh trưởng của địa y được lấy từ băng tuyết tan. Các chất dinh dưỡng cho chúng được cung cấp từ các chất hoá học bị phong hoá của nham thạch.
Sức sống mãnh liệt của địa y đã được biết đến từ lâu, nhưng khả năng sinh tồn của chúng trong không gian thì đây là lần đầu tiên được biết đến.
Điểm khác biệt lớn nhất với các loài vi khuẩn khác là chúng ta có thể quan sát loại sinh vật tế bào này bằng mắt thường. Phát hiện này không thể không làm cho các nhà khoa học phải đánh giá lại khả năng các thể sinh học được phát tán trong vũ trụ qua các bề mặt của thiên thạch.
Tuy sự sinh tồn trong vũ trụ của địa y không đủ để giải quyết mọi vấn đề sinh tồn của cuộc sống, nhưng bắt đầu nghiên cứu từ địa y thì lại có thể tiến thêm một bước giải quyết nhiều vấn đề.
Kiểm tra bài cũ:
Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào? Tại sao?
Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên?
Kể tên một số nấm có ích và nấm có hại cho người.
Quan sát một số cây bị bệnh do nấm, cho biết cây bị bệnh ở bộ phận nào?
Mời bạn: ..
Quang Anh
Thuý Trang
Minh Đức
Bài 52: Địa y
1. Quan sát hình dạng, cấu tạo
Dùng tay hoặc mũi dao tách những vảy địa y bám trên thân cây hoặc cắt mảnh vỏ cây có những mảng địa y bám chặt. ở miền núi có thể gặp trên thân một số cây những địa y có hình sợi phân nhánh như cành cây.
Quan sát hình dạng bên ngoài của địa y, đối chiếu với H.52.1 và cho nhận xét về hình dạng bên ngoài của địa y.
- Hình vảy: là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây.
- Hình cành: trông giống 1 cành cây nhỏ phân nhánh.
- Hình búi sợi mắc vào cành cây.
Quan sát H.52.2 trong sách giáo khoa, bạn có nhận xét gì về thành phần, cấu tạo của địa y?
A. Là một loại sinh vật đặc biệt, gồm tảo và nấm cộng sinh. Cấu tạo của địa y là những tế bào tảo màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt, không màu.
B. Là một dạng nấm.
C. Là một dạng tảo.
Sai rồi!
Câu trả lời này là đúng!
Thế nào là hình thức cộng sinh?
+ Là sự chung sống giữa 2 sinh vật, trong đó, vai trò của chúng như nhau, không bên nào phụ thuộc vào bên nào.
Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do sự chung sống giữa một số loài tảo và loài nấm. Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo nhờ có chất diệp lục, sử dụng chúng đeer tạo thành chất hữu cơ nuôi sống cả hai bên. Trong cuộc sống chung này tảo và nấm đều có vai trò nhất định, không bên nào lệ thuộc vào bên nào. Hình thức sống đó gọi là cộng sinh.
Về hình dạng bên ngoài, địa y có thể có hình vảy, đó là những bản móng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi như một búi sợi mắc vào cành cây.
Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo mày xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm không màu
2. Vai trò
Vì địa y rất phổ biến trong thiên nhiên và sống được ở những nơi khô cằn nên chúng đóng vai trò "tiên phong mở đường". Chúng phân huỷ đá thành đất và khi chết đi tạo thành một lớp mùn làm thức ăn cho các động vật khác đến sau
Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu ở Bắc Cực.
Ngoài ra người ta còn dùng địa y để chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm và làm thuốc.
Nêu một số công dụng của địa y:
Phân huỷ đá thành đất, làm thức ăn cho các thực vật đến sau.
Làm thức ăn cho một số động vật.
Chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, thuốc.
Ghi nhớ:
Địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo và nấm cộng sinh, thường sống bám trên thân các cây gỗ hoặc trên đá.
Địa y đóng vai trò trong việc tạo thành đất và cũng có giá trị kinh tế.
Một số thông tin bên ngoài:
Theo thí nghiệm không gian gần đây của Cục hàng không Châu Âu, loài địa y có thể sinh trưởng trong môi trường vũ trụ mở.
Địa y
Đây là lần đầu tiên quan sát được sức sống của loài cây này trong vũ trụ.
Thí nghiệm đối với loài địa y được hoàn thành trong module "khay sinh học" của Cục HK Châu Âu được phóng bởi vệ tinh "Ánh Sáng" của Nga.
Không giống như những lần thí nghiệm trước, "khay sinh học" lần này được lắp ở bề mặt của vệ tinh. Trong quá trình thí nghiệm, mẫu địa y hoàn toàn để hở trong không gian vũ trụ, để thí nghiệm trong các điều kiện khốc liệt như chân không, không trọng lượng, nhiệt độ thay đổi mạnh, bức xạ vũ trụ có tính sát thương cực mạnh...
Quá trình thí nghiệm thực hiện liên tục trong 14,6 ngày đêm. Sau đó, "khay sinh học" được một khoang phản hồi đặc biệt thu về.
Thí nghiệm trong hai tuần này đã cho thấy mọi mẫu địa y đều tồn tại và vẫn quang hợp như bình thường.
Việc tồn tại sự sống ngoài trái đất này sẽ giúp cho các nhà khoa học tích luỹ được tư liệu về quy luật, điều kiện và là đầu mối cho việc nghiên cứu sự tổ hợp vật chất của môi trường vũ trụ, đưa ra những ý tưởng cho việc nghiên cứu sự tiến hoá của cuộc sống.
Sự sinh tồn của địa y trong vũ trụ không chỉ dừng ở việc giúp con người khám phá không gian, mà còn có thể giúp loài người nghiên cứu phương pháp chiến thắng bệnh tật.
Vì chất dịch chiết xuất từ địa y có thể kháng chất phóng xạ, tia cực tím, tia một số chất chiết xuất từ loài cây thuộc họ địa y có hiệu quả trong chữa bệnh ung thư.
Địa y là một trong những loài sinh vật cổ nhất trên thế giới, chúng có thể thích ứng với môi trường nhiệt độ thấp và khô như sa mạc ở Châu Nam cực và là loại sinh vật nhiều nhất và phân bố trên diện rộng nhất ở đây.
Địa y là một loài vi khuẩn sống thành chùm, một số nhà sinh vật học còn coi chúng là loại thực vật cấp thấp độc lập.
Trong mắt các nhà khoa học, địa y là một loài sinh vật hữu cơ phức tạp, chúng là một thể tập hợp các tế bào chân khuẩn duy trì quan hệ cộng sinh lớn. Tốc độ sinh trưởng của địa y rất chậm, loài địa y lớn nhất, có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất cũng chỉ sinh trưởng được 1mm trong 100 năm.
Lượng nước cần thiết cho quá trình sinh trưởng của địa y được lấy từ băng tuyết tan. Các chất dinh dưỡng cho chúng được cung cấp từ các chất hoá học bị phong hoá của nham thạch.
Sức sống mãnh liệt của địa y đã được biết đến từ lâu, nhưng khả năng sinh tồn của chúng trong không gian thì đây là lần đầu tiên được biết đến.
Điểm khác biệt lớn nhất với các loài vi khuẩn khác là chúng ta có thể quan sát loại sinh vật tế bào này bằng mắt thường. Phát hiện này không thể không làm cho các nhà khoa học phải đánh giá lại khả năng các thể sinh học được phát tán trong vũ trụ qua các bề mặt của thiên thạch.
Tuy sự sinh tồn trong vũ trụ của địa y không đủ để giải quyết mọi vấn đề sinh tồn của cuộc sống, nhưng bắt đầu nghiên cứu từ địa y thì lại có thể tiến thêm một bước giải quyết nhiều vấn đề.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thu Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)