Bài 51. Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào pa-na-ma

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Khánh Chi | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Bài 51. Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào pa-na-ma thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

BÀI THỰC HÀNH:
KÊNH ĐÀO PANAMA

Người thực hiện: Chi
Danh mục:
vị trí kênh đào Pa-na-ma
Panama
Ấn Độ Dương
Từ thế kỷ 15 khi Columbus phát hiện châu Mỹ thì vua Tây Ban Nha Charles V đã thấy được vị trí địa lý độc đáo của xứ Panama và cho đào kênh để nối một số hồ trong vùng Isthmus.

Gần ba thế kỷ sau, Công ty kênh đào De Lesseps của Pháp tiếp tục đào con kênh này và đặt tên Panama. Nhưng do địa hình đồi núi phức tạp và thời tiết bất thường của vùng Isthmus nên công trình bị dang dở sau 10 năm thi công.

Năm 1894 một công ty Pháp nữa vào cuộc. Kênh đào được nối thông hai đại dương nhưng do núi đá vùng Isthmus dày đặc gây khó khăn cho việc đào sâu kênh. Công ty đã nghiên cứu và xây dựng các cửa ngăn nước giúp tàu bè di chuyển vượt địa hình. Dự án khả thi nhưng cần vốn đầu tư lớn. Sau bốn năm thực hiện kênh đào lại bị bỏ dở.


Năm 1904 người Mỹ nhảy vào công trình kênh đào Panama. Kế thừa những thứ đã có sẵn, rút kinh nghiệm từ thất bại của công ty Pháp đi trước nên công ty Mỹ có nhiều thuận lợi. Với hơn 75.000 công nhân làm việc miệt mài trong 10 năm, kênh đào Panama được hoàn thành. Kênh dài 80km qua các hồ lớn nhỏ và gồm ba cửa ngăn chính, mỗi cửa có hai lối đi.

Ngày 15-8-1914 kênh đào Panama do người Mỹ quản lý và thu lệ phí tàu thuyền bắt đầu đi vào hoạt động.Hoa Kì không những kiểm soát kênh đào mà còn chiếm giữ vùng kênh đaod Pa-nama, diện tích tới 1430 km, mỗi bên kênh đào rộng 8km. Vùng kênh đào này thật sự là một căn cư thương mại và quân sự quan trọng của Hoa Kì ở Trung Mĩ.

Do sự đấu tranh kiên quyết và bền bĩ của nhân dân Pa-na-ma, năm 1977 Hoa Kì đã kí hiệp ước kênh đào Pa-na-mavà vùng kênh đào mà Mĩ kiểm soát đã bị bãi bỏ năm 1979.Từ 31-12-1999 Chính phủ Panama đã giành lại sự quản lý kênh đào.
Kênh đào này gồm có 17 hồ nhân tạo, một vài kênh nhân tạo và đã cải tiến, cùng hai âu thuyền. Một hồ nhân tạo bổ sung, hồ Alajuela, có vai trò làm hồ chứa nước cho kênh đào. Sơ đồ bố trí của kênh đào được xem xét trong quá cảnh tàu thuyền từ Thái Bình Dương tới Đại Tây Dương là như sau

Do đặc điểm địa lý của khu vực nên hướng chính của cung đường là đông nam-tây bắc, trong khi hướng toàn thể là từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương là tây-đông.Mặt khác do mực nước ở Thái Bình Dương thấp hơn so với mực nước ở Đại Tây Dương nên kênh đào cần phải xây các âu tàu để tàu thuyền qua lại dễ dàng


Từ lối vào phao nổi của kênh đào tại vịnh Panama, tàu thuyền đi qua 13,2 km (8,2 dặm) tới âu thuyền Miraflores, vượt qua phía dưới cầu Americas.
Hệ thống âu thuyền hai tầng Miraflores, bao gồm cả lối vào sát tường, dài 1,7 km (1,1 dặm), với tổng độ nâng là 16,5 m (54 ft) khi thủy triều trung bình.
Hồ nhân tạo Miraflores là giai đoạn tiếp theo, dài 1,7 km (1,0 dặm), và nằm ở độ cao 16,5 m (54 ft) trên mực nước biển.

Âu thuyền Pedro Miguel một tầng, dài 1,4 km (0, 8 dặm), là phần nâng lên cuối cùng với độ nâng 9,5 m (31 ft)lên tới mức chính của kênh đào.
Đường xẻ Gaillard cắt 12, 6 km (7,8 dặm) thông qua đường phân chia lục địa tại cao độ 26 m (85 ft) và vượt qua phía dưới cầu Centenario.
Sông Chagres (Río Chagres), một đường thủy tự nhiên được mở rộng bằng cách xây đập chắn hồ Gatún, chảy về phía tây khoảng 8,5 km (5,3 dặm), hợp nhất vào hồ Gatún.
Hồ Gatún, một hồ nhân tạo được tạo ra nhờ xây đập Gatún, đưa tàu thuyền đi thêm 24,2 km (15,0 dặm) xuyên qua eo đất.
Âu thuyền Gatún, một âu thuyền bậc thang ba tầng dài 1,9 km (1,2 dặm), hạ tàu thuyền trở lại xuống tới mực nước biển.
Một kênh dài 3,2 km (2,0 dặm) tạo thành lối đi tới các âu thuyền từ phía Đại Tây Dương.
Vịnh Limón (Bahía Limón), một bến tàu tự nhiên lớn, cung cấp nơi neo đậu cho một số tàu thuyền chờ quá cảnh và quãng đường đi dài 8,7 km (5,4 dặm) tới đê chắn sóng phía bên ngoài.
Một số hình ảnh về kênh đào Pa-na-ma
Một số hình ảnh về các ngăn tàu
Vai trò to lớn của kênh Pa-na-ma :
Khoảng cách rút ngắn nhờ kênh đào Pa-na-ma
KÊNH ĐÀO PANAMA có ảnh hưởng to lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực nam của Nam Mỹ. .Kể từ khi mở cửa, kênh đào đã thu được thành công to lớn và tiếp tục là đường dẫn then chốt trong hàng hải quốc tế .
Tàu qua kênh Panama phải đóng cước phí rất cao. Nếu không đi qua kênh đào mà đi bằng đường biển thì đường gần nhất là 10.585 hải lý (19.603,5 km). Như vậy đường đi sẽ dài gấp 245 lần và thời gian trên biển sẽ hơn một tháng (gấp khoảng 90 lần thời gian qua kênh). Một tàu 60.000 tấn một ngày tiêu thụ khoảng 35 tấn dầu đốt và giá thuê tàu cũng vài chục ngàn USD, như vậy không qua kênh còn tốn gấp trăm lần trong khi đường biển xuống cực nam châu Mỹ lại rất nguy hiểm vì nước xoáy và từ trường lớn nên qua kênh là sự lựa chọn duy nhất.
Mỗi năm có hơn 14.000 tàu thuyền đi qua kênh đào, mang theo trên 203 triệu tấn hàng hóa. Vào năm 2002 nói chung có khoảng 800.000 tàu đã sử dụng kênh đào
Mức lệ phí để đi qua kênh đào này do Cục quản lý kênh đào Panama quyết định và nó dựa trên kiểu và kích thước tàu cũng như loại hình hàng hóa chuyên chở.
Đối với các tàu côngtenơ :mức phí này là 49 USD/TEU. Người ta có kế hoạch nâng mức phí này thành 54 USD vào ngày 1 tháng 5 năm 2007.
Các tàu nhỏ được thu phí theo chiều dài của chúng.
Trung bình một tàu qua kênh mất từ 8 -10g. Kỷ lục tàu qua nhanh nhất là 2 giờ 41 phút và chậm nhất là 24 giờ.
Tàu lớn nhất  đã qua kênh dài 299m, rộng 32,6m.Mỗi tấn hàng tàu chuyển qua kênh phải trả cước phí 2,77 USD. Cước phí của tàu được tính theo kích cỡ và  trọng tải tàu. Một tàu 60.000 tấn phải đóng cước khoảng 60.000USD.
Tàu đóng cước cao nhất khi qua kênh là chiếc Radiance: 202.176,76 USD.
Chính phủ Pa-na-ma thu được lợi nhuận rất lớn từ lệ phí đi qua kênh đào

Những khó khăn gặp phải khi kênh Pa-na-ma ngừng hoạt động:

Con đường dẫn then chốt trong ngành hàng hải quốc tế bị ngưng hoạt động thiệt hại lớn cho quá trình vận chuyển,chuyên chở: Mức độ nguy hiểm, chi phí cao….

Ngăn chặn con đường ngoại giao, buôn bán giữa các nước
 thu hẹp thị trường sản phẩm, hàng hoá trên thế giới. Đồng thời ngăn cản mối quan hệ giao lưu giữa các nước.

 kênh đào Pa-na-ma có tầm quan trọng rất to lớn đối với quốc gia Pa-na-ma cũng như các nước khác trên thế giới.

.

 the end 
bài báo cáo đến đây là hết xin chân thành cảm ơn
.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Khánh Chi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)