Bài 51. Các tật của mắt và cách khắc phục
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thành |
Ngày 19/03/2024 |
12
Chia sẻ tài liệu: Bài 51. Các tật của mắt và cách khắc phục thuộc Vật lý 11
Nội dung tài liệu:
1.Cận thị
+ Mắt cận thị là mắt nhìn xa kém hơn so với mắt bình thường.
+ Điểm cực viễn (Cv) của mắt cận cách một khoảng không lớn ( cỡ 2m trở lại, khoảng cách này phụ thuộc vào mắt cận nặng hay nhẹ).
+ Khi không điều tiết thấu kính của mắt có tiêu điểm nằm trước màng lưới.
a) Đặc điểm của mắt cận
b) Cách khắc phục tật cận thị.
+ Để mắt cận có thể nhìn xa như mắt thường, thì phải làm thế nào cho ảnh của vật qua thấu kính mắt hiện rõ trên màng lưới.
+ Hiện nay có hai cách giải quyết :
* Dùng một thấu kính phân kỳ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn nó sát giác mạc.
* Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc.
+ Trong thực tế thường thì người ta chọn cách một.
+ Thấu kính phân kì đươc chọn sao cho, nếu người cận thị đeo vào thì ảnh của vật ở x sẽ hiện lên trong khoảng nhìn rõ của mắt cận ( tốt nhất là hiện lên tại điểm cực viễn của mắt để mắt cận nhìn rõ ảnh này mà không phải điều tiết.
+ Cần chọn kính sao cho phù hợp với mắt bị cận nặng hay nhẹ.
+ Ảnh của vật xa vô cực sẽ hiện lên ở tiêu diện ảnh của kính, nên nếu đeo kính sát mắt thì phải chọn kính có tiêu cự fk bằng khoảng cách từ quang tâm mắt đến điểm cực viễn.
Fk = -OCv
* Dấu trừ (-) ứng với thấu kính phân kì
2. Viễn thị
a) Đặc điểm của mắt viễn.
+ Mắt viễn là mắt nhìn gần kém hơn so với mắt bình thường.
+ So với mắt bình thường, điểm cực cận ( Cc ) của mắt viễn nằm xa hơn. Khoảng cách này phụ thuộc vào mắt bị viễn nặng hay nhẹ.
+ Khi không điều tiết, thấu kính mắt của mắt viễn có tiêu điểm nằm sau màng lưới.
b) Cách khắc phục tật viễn thị.
Có hai cách khắc phục tật viễn thị :
Dùng một thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn sát giác mạc.
Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc
Cách dùng thấu kính hội tụ là đơn giản hơn.
3. Lão thị
A) đặc điểm của mắt bị lão thị:
Lão thị là tật thông thường của mắt ở những người nhiều tuổi, thường từ 40 tuổi trở lên. Khi tuổi tăng, tính đàn hồi của thể tinh thủy giảm và cơ vòng không thể làm căng phồng thể tinh thủy như hồi trẻ, do vậy khoảng cực cận của mắt Đ tăng lên, nghĩa là điểm cực cận Cc xa hơn so với mắt bình thường (lúc trẻ). Cũng như mắt viễn, mắt lão nhìn gần kém hơn so với mắt bình thường
b) Cách khắc phục tật lão thị:
Để khắc phục tật lão thị cũng có hai cách như khắc phục tật viễn thị:
Dùng một thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn sát giác mạc.
Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc
+ Mắt cận thị là mắt nhìn xa kém hơn so với mắt bình thường.
+ Điểm cực viễn (Cv) của mắt cận cách một khoảng không lớn ( cỡ 2m trở lại, khoảng cách này phụ thuộc vào mắt cận nặng hay nhẹ).
+ Khi không điều tiết thấu kính của mắt có tiêu điểm nằm trước màng lưới.
a) Đặc điểm của mắt cận
b) Cách khắc phục tật cận thị.
+ Để mắt cận có thể nhìn xa như mắt thường, thì phải làm thế nào cho ảnh của vật qua thấu kính mắt hiện rõ trên màng lưới.
+ Hiện nay có hai cách giải quyết :
* Dùng một thấu kính phân kỳ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn nó sát giác mạc.
* Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc.
+ Trong thực tế thường thì người ta chọn cách một.
+ Thấu kính phân kì đươc chọn sao cho, nếu người cận thị đeo vào thì ảnh của vật ở x sẽ hiện lên trong khoảng nhìn rõ của mắt cận ( tốt nhất là hiện lên tại điểm cực viễn của mắt để mắt cận nhìn rõ ảnh này mà không phải điều tiết.
+ Cần chọn kính sao cho phù hợp với mắt bị cận nặng hay nhẹ.
+ Ảnh của vật xa vô cực sẽ hiện lên ở tiêu diện ảnh của kính, nên nếu đeo kính sát mắt thì phải chọn kính có tiêu cự fk bằng khoảng cách từ quang tâm mắt đến điểm cực viễn.
Fk = -OCv
* Dấu trừ (-) ứng với thấu kính phân kì
2. Viễn thị
a) Đặc điểm của mắt viễn.
+ Mắt viễn là mắt nhìn gần kém hơn so với mắt bình thường.
+ So với mắt bình thường, điểm cực cận ( Cc ) của mắt viễn nằm xa hơn. Khoảng cách này phụ thuộc vào mắt bị viễn nặng hay nhẹ.
+ Khi không điều tiết, thấu kính mắt của mắt viễn có tiêu điểm nằm sau màng lưới.
b) Cách khắc phục tật viễn thị.
Có hai cách khắc phục tật viễn thị :
Dùng một thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn sát giác mạc.
Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc
Cách dùng thấu kính hội tụ là đơn giản hơn.
3. Lão thị
A) đặc điểm của mắt bị lão thị:
Lão thị là tật thông thường của mắt ở những người nhiều tuổi, thường từ 40 tuổi trở lên. Khi tuổi tăng, tính đàn hồi của thể tinh thủy giảm và cơ vòng không thể làm căng phồng thể tinh thủy như hồi trẻ, do vậy khoảng cực cận của mắt Đ tăng lên, nghĩa là điểm cực cận Cc xa hơn so với mắt bình thường (lúc trẻ). Cũng như mắt viễn, mắt lão nhìn gần kém hơn so với mắt bình thường
b) Cách khắc phục tật lão thị:
Để khắc phục tật lão thị cũng có hai cách như khắc phục tật viễn thị:
Dùng một thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn sát giác mạc.
Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)