Bài 50. Vi khuẩn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phượng | Ngày 23/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 50. Vi khuẩn thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Seminar
Đề tài: VI KHUẨN TẢ



Vi khuẩn tả là gì?

Vi khuẩn tả là một loại vi khuẩn hình cong như “dấu phẩy” nên thường được gọi là phẩy khuẩn tả. Vi khuẩn di động rất mạnh nhờ chúng có lông roi. Nếu được quan sát dưới kính hiển vi nền đen có thể thấy vi khuẩn tả di động như ‘‘đàn cá’’ hoặc như “sao đổi ngôi”.
1
Vi khuẩn tả.
2
Đặc điểm
Là vi khuẩn gram âm, có 1 tua dài ở phần đuôi để di chuyển  trong môi trường
Vi khuẩn tả có thể sống trong môi trường bên ngoài khá lâu, trong điều kiện khô vi khuẩn tả sống được 2 ngày.
Vi khuẩn tả có khả năng gây bệnh rầm rộ (bệnh tả) vì chúng có độc tố rất mạnh. Vũ khí gây bệnh của vi khuẩn tả đối với người là bằng ngoại độc tố ruột  LT (thermolabile toxin).
3
Khi mắc bệnh tả thì ngoại độc tố của chúng sẽ tác động vào niêm mạc ruột làm tăng hoạt hóa men adenyl cyclaza dẫn đến tăng quá nhiều AMP vòng  gây rối loạn chất điện giải, tức là làm tăng hấp thu  ion  Na+, tăng tiết nước và ion Cl-, đồng thời ruột bị kích thích làm tăng nhu động gây nên hiện tượng tiêu chảy liên lục, tới tấp, có khi không thể đếm được số lần. Hậu quả là người bệnh mất nước và chất điện giải một cách trầm trọng, trụy tim mạch và rất có nguy cơ tử vong.
4
Phân loại
5
Vi khuẩn tả có ở đâu
Có thể tồn tại trong nhiều loại động vật sống ở các vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn, đặc biệt là trong tôm, cua, ốc, hến, sò... Nghiên cứu dịch tễ cho thấy dịch do phẩy khuẩn tả thường bùng phát vào thời gian sinh sản mạnh của các động vật này. Do đặc điểm đó người ta xếp bệnh vào nhóm các bệnh lây truyền “đặc biệt” của động vật và người.
6
Sự lây lan của vi khuẩn tả
Vi khuẩn tả lây lan theo đường ăn uống. Phương thức lây truyền theo đường tiêu hóa là một trong các phương thức lây lan mầm bệnh dễ dàng nhất. Khi vệ sinh môi trường kém như nước thải, nước dùng trong sinh hoạt bị nhiễm vi khuẩn tả thì nguy cơ lây lan sang các loại thực phẩm, rau, quả là hết sức lớn
7
Vi khuẩn tả có trong môi trường có thể do người bệnh đào thải ra theo phân, chất thải, dụng cụ, quần áo, chăn màn, nước thải bị nhiễm vi khuẩn tả. Vi khuẩn tả cũng có thể từ những người mang vi khuẩn tả nhưng không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang vi khuẩn)
8
Bệnh tả.
9
Lịch sử của bệnh
10
Biểu hiện ban đầu là sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần. Sau đó, bệnh nhân tiêu chảy liên tục rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi hàng chục lít một ngày. Phân tả toàn nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không có nhầy máu.
Bệnh nhân nôn rất dễ dàng (lúc đầu ra thức ăn, sau toàn nước), thường không sốt, ít khi đau bụng. Do mất nước và điện giải, người bệnh mệt lả, bị chuột rút.
11
Bệnh tả có 4 thể:
Thể không có triệu chứng
Thể nhẹ giống tiêu chảy thường
Điển hình nhất là thể cấp tính.
Thể tối cấp
12
Do uống nước hoặc ăn thức ăn nhiễm vi khuẩn.
Điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Di chuyển đến các vùng đang có bệnh lưu hành sẽ tăng nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh và nhiễm bệnh (từ thức ăn, nước uống).
Nguyên nhân gây bênh tả
13
Cơ chế tác động
14
Các biện pháp điều trị
Nhanh chóng bù lượng nước và muối bị mất do tiêu chảy bằng dung dịch nước. Uống dung dịch nước điện giải.
Cung cấp nước và chất điện giải là biện pháp quan trọng nhất đối với bệnh này
Xử lý vệ sinh khu vực có nhiễm phân bệnh nhân bằng cloramin B 10%. Tẩy trùng vật dụng cá nhân bằng nước Javen, nước sôi, cloramin 2%, không nên dùng vôi bột để khử trùng.
15
Cách phòng bệnh
16
Uống nước đã được đun sôi (nước chín), tránh uống các loại nước giải khát bán trên thị trường chưa được kiểm tra xuất sứ và vệ sinh.
Chỉ ăn thức ăn đã được nấu chín và tốt nhất là ăn nóng.
17
Tránh ăn và cố gắng hạn chế tối đa ăn các loại rau sống trong vùng đang có dịch hoặc nghi có dịch.
Các nước phát triển khuyến cáo công dân của họ không dùng đồ ăn uống vỉa hè trong thời gian nghi ngờ có dịch hay đang có dịch tại các nơi họ đến du lịch hay làm việc và hạn chế mang đồ ăn về làm quà tặng.
18
Vaccine phòng bệnh đã được sản xuất nhưng cũng có tác dụng phụ dù nhiều hay ít.
Khu nấu đồ ăn và dụng cụ nấu phải đảm bảo vệ sinh.
Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến đồ ăn và trước khi ăn.
19
Các bếp ăn tập thể của trường học và cơ quan sản xuất càng phải chú trọng đến vệ sinh!
Vệ sinh cho các cháu ở nhà trẻ phải được hết sức chú ý (cho cả cô và trò) trong thời gian đang có dịch.
Chưa có chứng minh vi khuẩn truyền trực tiếp sang người lành nhưng người tiếp xúc với bệnh nhân phải chú ý vệ sinh cá nhân nghiêm ngặt.
20
Khi dịch đã xuất hiện, vệ sinh ăn uống là quan trọng nhất. Thực hiện ăn chín, uống sôi rất hữu ích đúng trong trường hợp bệnh này.
Trong và sau khi điều trị tại các cơ sở y tế, bệnh nhân phải được phải qua các xét nghiệm bắt buộc (đặc biệt là xác định vi khuẩn trong phân) để khi xuất viện không còn trở thành nguồn mang bệnh.
21
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)