Bài 50. Vi khuẩn

Chia sẻ bởi Hồ Trần Quỳnh Ngân | Ngày 23/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 50. Vi khuẩn thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI PHẦN THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 3+4!
VI KHUẨN (tiếp theo)
BÀI 50
Hôm nay, nhóm chúng mình sẽ mang đến cho các bạn một số thông tin và hình ảnh về những tác hại, cụ thể là các loại bệnh mà virut gây ra cho vật chủ của chúng.
*Tác hại của virut: Khi kí sinh thường gây bệnh cho vật chủ. Cụ thể là các bệnh như sau:
-Viêm gan A
-Viêm gan B
-HIV/AIDS
-Bệnh bại liệt
-Tiêu chảy
-Tay chân miệng
-Cúm lợn
-Sốt xuất huyết
-Sốt rét
-Sốt vàng
-Mụn rộp
-Cúm H5N1
-Quai bị
-Đậu mùa
-Sốt siêu vi
-Bệnh dại
-Viêm não
-Viêm phổi
Sau đây là một số thông tin, hình ảnh, cũng như cách phòng ngừa các bệnh đó:
a) Bệnh đậu mùa:
Bệnh đậu mùa được gây ra bởi virus đậu mùa (virut variola, thuộc họ Poxviridae), có kích thước tới 300 micromet. Là một loại virut rất khỏe, sống được rất lâu, ở vẩy đậu sống được 1 năm, ở nhiệt độ từ 4-20°C virut sống được nhiều năm, đề kháng tốt với dung dịch: phenol, glycerin, và nước đá; nhưng lại dễ bị diệt ở nhiệt độ trên 55°C và dung dịch xanh metylen, thuốc tím, Iốt.
Cách phòng bệnh: -Tiêm vắc-xin chủng ngừa
-Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ
-Tránh xa những người đã bị bệnh
b) Bệnh viêm gan A:
Bệnh viêm gan A là căn bệnh viêm gan do siêu vi viêm gan A (HAV) gây ra.
Nếu có các triệu chứng, bệnh thường khởi phát bất ngờ và bao gồm sốt, mệt mỏi, chán ăn và buồn nôn. Triệu chứng nước tiểu xậm màu (màu nước trà hoặc cola), phân nhạt màu, và da hoặc mắt vàng (bệnh vàng da) có thể xuất hiện sau vài ngày. Bệnh vàng da thường hay xảy ra ở người lớn hơn là ở trẻ em.
Cách phòng bệnh: Tiêm chủng ngừa viêm gan A cho bất kì ai từ 12 tháng tuổi trở lên
Sốt xuất huyết hay chính xác hơn là sốt xuất huyết do virus (tiếng Anh: viral hemorrhagic fever, viết tắt: VHF) là một nhóm các bệnh do một số họ virus sau: Arenavirus, Filovuridae, Bunyaviridae và Flavivirus. Một số loài virus có thể gây bệnh nhẹ như sốt Nephropathia Scandinavia, trong khi đó một số loài khác có thể gây bệnh tương đối nặng, thậm chí có thể gây tử vong, chẳng hạn như sốt Lassa, virus Marburg, virus Ebola, sốt xuất huyết Bolivia, Hantavirus (sốt xuất huyết Triều Tiên), sốt xuất huyết Crimea-Congo, và sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh sốt cao có xuất huyết, có thể quy vào các chứng ôn dịch, thời độc, thử táo dịch hoặc thấp nhiệt dịch.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người trên 15 tuổi mắc sốt xuất huyết tại các tỉnh phía Nam đã tăng từ 14% năm 1991 lên đến 30% năm 2004, và đang có xu hướng tăng lên trong mùa dịch năm nay. Theo các bác sĩ chuyên ngành, đây là điều rất đáng lo ngại vì người lớn bị sốt xuất huyết dễ tử vong hơn trẻ em.
C. Bệnh sốt xuất huyết:
D. Bệnh viêm não:
Viêm não (encephalitis), một tình trạng viêm của nhu mô não, biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng thần kinh-tâm thần khu trú hoặc lan tỏa. Trên phương diện dịch tễ học cũng như sinh lý bệnh, viêm não được phân biệt với viêm màng não thông qua khám xét lâm sàng và cận lâm sàng mặc dù hai thể bệnh này điều có những triệu chứng của tình trạng viêm màng não như sợ ánh sáng, nhức đầu hay cứng cổ . Viêm não hiểu theo nghĩa đen thì đó là “tình trạng viêm của não”, nghĩa là có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên thuật ngữ viêm não thường được hiểu là tình trạng viêm não gây nên do virus. Đây là một tình trạng bệnh lý nặng nề đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Viêm não có thể biểu hiện dưới hai thể khác nhau: thể tiên phát và thể thứ phát. Viêm não tiên phát thường nặng nề hơn trong khi viêm não thứ phát thường gặp hơn. Tuy nhiên do thể thứ phát thường nhẹ nhàng hơn nên trong số các trường hợp nhập viện, viêm não tiên phát chiếm đa số.
E. Bệnh sốt rét:
Sốt rét còn gọi là ngã nước là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng loại protozoa tên Plasmodium, nguy hiểm hơn cả là Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax. Hai loài còn lại (Plasmodium ovale, Plasmodium malariae) cũng gây bệnh nhưng ít tử vong hơn lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt. Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 515 triệu nguời mắc bệnh, từ 1 đến 3 triệu người tử vong - đa số là trẻ em ở khu vực phía nam sa mạc Sahara, châu Phi. 90% số ca tử vong xảy ra tại đây.
Cách phòng bệnh: -Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
-Diệt muỗi, diệt bọ và tránh bị muỗi đốt.
QUA PHẦN BÀI HỌC VỪA RỒI
CHÚNG MÌNH MUỐN GỞI ĐẾN CÁC BẠN THÔNG ĐIỆP
Giữ vệ sinh nhà ở
Thực hiện các biện pháp
phòng chống bệnh
Tất cả vì sức khỏe
của chúng ta
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Trần Quỳnh Ngân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)