Bài 50. Vi khuẩn

Chia sẻ bởi Lê Thị Hoè | Ngày 23/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 50. Vi khuẩn thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

1
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP
GV: LÊ THỊ HOÈ
TRƯỜNG THCS NAM HÀ – TP HÀ TĨNH
2
- Vi khuẩn
- Nấm
- Địa y
3
I. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn
Hình 50.1. Các dạng vi khuẩn
Thảo luận nhóm
Quan sát vào hình 50.1 hãy cho biết vi khuẩn có những hình dạng nào ?
Kích thước của vi khuẩn như thế nào ?
Cấu tạo cơ thể vi khuẩn ra sao ?
4
I. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn
Quan sát vào hình 50.1 hãy cho biết vi khuẩn có những hình dạng nào ?
Hình dạng của vi khuẩn gồm:
Hình cầu (cầu khuẩn)
Hình que (trực khuẩn)
Hình dấu phẩy (phẩy khuẩn)
Hình xoắn (xoắn khuẩn), …
5
I. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn
Vi khuẩn có kích thước như thế nào ?
Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, mỗi tế bào chỉ từ 1 đến vài phần nghìn milimet.
6
TẾ BÀO THỰC VẬT
TẾ BÀO VI KHUẨN
Vách tế bào
Chất tế bào
Nhân chưa hoàn chỉnh
Vách tế bào
Chất tế bào
Nhân
Lục lạp
Vi khuẩn có cấu tạo như thế nào ?
7
II. Cách dinh dưỡng
Vi khuẩn
Em hãy so sánh màu sắc của lá cây với màu sắc của vi khuẩn như thế nào ?
Lá cây
8
Chúng sống dị dưỡng
theo 2 cách
Hoại sinh: sống bằng các chất hữu cơ có sẵn trong xác động, thực vật đang phân hủy.
Kí sinh: sống nhờ trên cơ thể sống khác.
- Một số vi khuẩn cũng có khả năng tự dưỡng.
II. Cách dinh dưỡng
Vi khuẩn có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ không ? Vì sao ? Chúng dinh dưỡng bằng cách nào ?
9
III. Phân bố và số lượng
- Tại sao khi uống nước lã hoặc nước không được đun sôi lại có thể mắc bệnh tả ?
-Vì trong nước lã có thể có vi khuẩn gây bệnh tả.
- Tại sao khi bón phân chuồng, phân xanh… vào đất lâu ngày lại hóa thành mùn rồi thành muối khoáng ?
-Vì trong đất có loại vi khuẩn biến chất hữu cơ thành muối khoáng.
- Tại sao nói chuyện thường xuyên với người bị bệnh lao phổi lại có thể bị lây bệnh ?
-Vì trong hơi thở của người bệnh có chứa vi khuẩn gây bệnh sẽ truyền cho người tiếp xúc.
Em nhận xét gì về sự phân bố vi khuẩn trong tự nhiên?
10
Vi khuẩn kí sinh gây bệnh ở người và động vật
11
Vi khuẩn gây viêm gan
Vi khuẩn gây bệnh lậu
Vi khuẩn gây bệnh Sars
Vi khuẩn gây tiêu chảy cấp
12
Trực khuẩn lao
Vi khuẩn gây viêm phổi
Vi khuẩn uốn ván
Vi khuẩn gây sốt thương hàn
13
4. VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN:
a) Vi khuẩn có ích:
14
Điền vào chỗ trống trong đoạn câu sau đây bằng các từ thích hợp cho trước: vi khuẩn, muối khoáng, chất hữu cơ.
Xác động vật, thực vật chết rơi xuống đất được …………….. ở trong đất biến đổi thành các …………………. Các chất này được cây sử dụng để chế tạo thành ………………… nuôi sống cơ thể.
Vi khuẩn
muối khoáng
chất hữu cơ
15
- Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chứa cacbon. Những chất này bị vùi lấp hoặc lắng sâu xuống đất trong thời gian dài, không bị phân hủy tiếp tục nữa, tạo thành than đá hoặc dầu lửa.
16
* Trong đời sống:
- Một số vi khuẩn khác ( ví dụ vi khuẩn cộng sinh với rễ cây họ Đậu tạo thành các nốt sần) có khả năng cố định đạm. Do đó trồng các cây họ Đậu có nốt sần sẽ bổ sung được nguồn chất đạm cho đất.
NỐT SẦN CÁC RỄ CÂY HỌ ĐẬU
17
- Nhiều vi khuẩn gây hiện tượng lên men và được con người sử dụng để chế biến một số thực phẩm như muối dưa, muối cà, làm dấm, làm sữa chua…
18
- Vi khuẩn còn có vai trò trong công nghệ sinh học: tổng hợp Prôtêin, vitamin B12 , axít glutamic để làm mì chính ( bột ngọt), làm sạch nguồn nước thải và môi trường nước nói chung, sản xuất các sợi thực vật, …
PRÔTÊIN TỔNG HỢP
19
BỘT NGỌT (MÌ CHÍNH)
20
VI KHUẨN CÓ ÍCH CHO ĐƯỜNG RUỘT
21
4. VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN
b) Vi khuẩn có hại:
22
?
Các thức ăn, rau, quả, thịt, cá,…. Để lâu ( mà không qua ướp lạnh, phơi khô hoặc ướp muối) thì sẽ như thế nào?. Có sử dụng được không?.
Có những vi khuẩn kí sinh trong cơ thể người và gây bệnh. Hãy kể tên một vài bệnh do vi khuẩn gây ra.
23
RÁC THẢI VÀ XÁC CHẾT CỦA ĐỘNG VẬT BỊ PHÂN HỦY GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
24
BS TÌM RA VI KHUẨN LAO
TRỰC KHUẨN LAO
ĐƯỜNG LÂY
25
PHẨY KHUẨN TẢ
ECOLI TRONG TOILET
GIỮ VỆ SINH ĂN UỐNG
MÔI TRƯỜNG BẨN DỄ LÂY BỆNH TẢ
26
BS TÌM RA VK BỆNH PHONG( CÙI)
TRỰC KHUẨN HANSEN
HẬU QUẢ CỦA BỆNH PHONG
27
5. SƠ LƯỢC VỀ VIRÚT
28
VIRÚT BỆNH SỞI
29
CÚM A H5N1
VIRÚT CÚM
DƯỚI HÍNH HIỂN VI
30
VIRÚT SARS
VIRÚT CÚM B
31
VIRÚT HPV
VIRÚT HIV
32
Vi khuẩn đã nhỏ và cấu tạo đơn giản, nhưng virút còn nhỏ và đơn giản hơn nhiều.
Những thông tin sau đây cho biết khái quát các đặc điểm của virút:
Kích thước : rất nhỏ, chỉ khoảng 12 – 50 phần triệu mm.
Hình dạng: dạng cầu, dạng khối nhiều mặt, dạng que, dạng nòng nọc với 1 phần đầu hình khối và phần đuôi hình trụ.
Cấu tạo: rất đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào. Chúng chưa phải là dạng cơ thể sống điển hình.
Đời sống: kí sinh bắt buộc trên các cơ thể sống khác.
Vai trò: khi kí sinh vi rút thường gây bệnh cho vật chủ.
33
1. Vi khuẩn có hình dạng nào:
a. Hình cầu.
b. Hình que.
c. Hình dấu phẩy.
d. Hình cầu, hình que, hình dấu phẩy….
Bài tập
2. Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách nào:
a. Tự dưỡng.
b. Dị dưỡng.
c. Dị dưỡng, một số ít tự dưỡng.
d. Tự dưỡng và dị dưỡng.
Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau
34
Bài tập
3. Vi khuẩn có ở đâu:
a. Ở trong đất.
b. Ở trong nước.
c. Trong không khí.
d. Trong đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật.
Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau
4. Hãy tìm những cụm từ thích hợp điền vào chổ trống trong những câu sau:
Vi khuẩn sinh sản…...…………bằng cách …………tế bào. Sự phân chia này xảy ra rất mạnh: trong điều kiện thuận lợi, chỉ sau 12 giờ, từ một ……....vi khuẩn ban đầu có thể sinh ra tới 10 triệu vi khuẩn mới.
sinh dưỡng
phân đôi
tế bào
35
DẶN DÒ
Học bài
Xem bài 51: NẤM
Phần A MỐC TRẮNG VÀ NẤM RƠM
Tìm hiểu đặc điểm hình dạng và cấu tạo của mốc trắng và Nấm rơm.
Đặc điểm hình thức dinh dưỡng và sinh sản của mốc trắng, nấm rơm.
36
KÍNH CHÚC SỨC KHỎE THẦY CÔ
VÀ CÁC EM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hoè
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)