Bài 50 : mắt

Chia sẻ bởi Phạm Minh Tiến | Ngày 23/10/2018 | 110

Chia sẻ tài liệu: bài 50 : mắt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài 50: Mắt
Nhóm thuyết trình: TỔ 4
1.Cấu tạo của mắt
Gồm có các bộ phận:
Đằng trước thuỷ tinh thể là một chất lỏng trong suốt, có chiết suất n = 1,333 gọi là thuỷ dịch.
Đằng sau thuỷ tinh thể cũng là một chất lỏng trong suốt khác, có chiết suất n = 1,333, gọi là dịch thuỷ tinh.
Mặt ngoài cùng của mắt là một màng mỏng trong suốt, cứng như sừng, gọi là giác mạc.
Thành trong của mắt, phần đối diện với thuỷ tinh thể, gọi là võng mạc.
Sát mặt trước của thuỷ tinh thể có một màng không trong suốt, màu đen (hoặc xanh hay nâu) gọi là màng mống mắt (hay lòng đen).
Giữa màng mống mắt có một lỗ tròn nhỏ gọi là con ngươi.
Trên võng mạc, có một vùng nhỏ màu vàng, rất nhạy với ánh sáng, nằm gần giao điểm V của trục chính của mắt với võng mạc. Vùng này gọi là điểm vàng.

Dưới điểm vàng một chút có điểm mù M  là điểm hoàn toàn không nhạy sáng, vì tại đó các dây thần kinh phân nhánh và không có đầu dây thần kinh thị giác.

Một đặc điểm rất quan trọng về mặt cấu tạo của mắt là: độ cong của thuỷ tinh thể có thể thay đổi được. Trong khi đó, khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể đến võng mạc (d’ = OV) lại luôn luôn không đổi (d’ = 2,2cm).

Chọn phát biểu đúng
A. Về phương điện quang hình học, có thể coi mắt tương đương với một thấu kính hội tụ.
B. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng truyền qua cùa mắt tương đương với một thấu kính hội tụ.
C. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh, và màng lưới tương đương với một TKHT.
D . Về phương diệnquang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh, màng lưới và điểm vàng tương đương với một TKHT
Mặc dù các vật ở những khoảng cách khác nhau nhưng mắt vẫn nhìn thấy rõ. Tại sao lại như vậy mời bạn hãy giải thích ????
Mời các bạn xem đoạn phim sau
2. Sự điều tiết. Điểm cực cận và điểm cực viễn
Sự thay đổi độ cong các mặt của thể thuỷ tinh (dẫn đến sự thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt) để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới được gọi là sự điều tiết của mắt.
Điễm xa nhất trên…………….của mắt mà vật đặt tại đó thì…….của vật nằm trên……………khi mắt không điều tiết gọi là điểm………...
Điễm xa nhất trên trục chính của mắt mà vật đặt tại đó thì ảnh của vật nằm trên màng lưới khi mắt không điều tiết gọi là điểm cực viễn.
Điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà nếu đặt…..tại đó thì…...của vật nằm trên màng lưới khi mắt điều tiết cực…...được gọi là điểm………

Điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà nếu đặt vật tại đó thì ảnh của vật nằm trên màng lưới khi mắt điều tiết cực đại được gọi là điểm cực cận.
Sự điều tiết của mắt để cho ảnh của vật hiện rõ trên màng lưới và sự điều chỉnh máy ảnh để cho ảnh của vật rõ nét trên phim có gì khác nhau ????
Góc trông vật
Góc trông vật AB có dạng một đoạn thẳng đặt vuông góc với trục chính của mắt, là góc tạo bởi hai tia sáng đi từ hai đầu A và B của vật qua quang tâm O của mắt.

    - Muốn phân biệt được hai điểm A và B thì không những hai điểm đó phải nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt, mà góc trông đoạn AB phải đủ lớn. Thực vậy, khi đoạn AB ngắn lại, góc trông đoạn AB giảm đi, hai ảnh A’ và B’ của chúng trên võng mạc sẽ tiến lại gần nhau. Khi hai ảnh A’, B’ nằm trên cùng một đầu tế bào nhạy ánh sáng thì ta không còn phân biệt được hai điểm A và B nữa.
Năng suất phân li của mắt
Năng suất phân li của mắt là góc trông nhỏ nhất αmin giữa hai điểm A và B mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó. Lúc đó hai ảnh A’ và B’ của chúng nằm tại hai tế bào nhạy sáng cạnh nhau trên võng mạc.Vậy muốn phân biệt được A và B thi`α ≥ αmin
Năng suất phân li của mắt phụ thuộc vào từng con mắt. Phép đo đạc thống kê cho ta kết quả:
ε= αmin ~1’~3.10^-4 rad
Sự lưu ảnh của mắt
Sau khi tắt ánh sáng kích thích trên võng mạc, phải mất một khoảng thời gian cỡ 0,1s, võng mạc mới hồi phục lại như cũ. Trong khoảng thời gian đó, cảm giác sáng chưa bị mất và người quan sát vẫn còn thấy hình ảnh của vật. Đó là sự lưu ảnh trên võng mạc.
Hiện tượng này được sử dụng trong chiếu bóng. Người ta không cho phim chạy liên tục trước vật kính khoảng 0,04s. Sau đó, có một cánh quay quạt đến che vật kính và phim được thay thế rất nhanh bằng chiếc khác v.v…. cứ như thế tiếp tục. Nhờ vậy, hình ảnh mà ta nhìn thấy trênmàn ảnh hình như cử động liên tục (không giật cục).
Một kỹ thuật tương tự cũng được sử dụng trong vô tuyến truyền hình
Củng cố bài học
Muốn nhìn rõ vật thì
A. vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt
B. vật phải đặt tại điểm cực cận của mắt
C. vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt và mắt nhìn ảnh của vật dưới góc trông α ≥ αmin
D. vật phải đặt càng gần mắt càng tốt
Khi chiếu phim để người xem có cảm giác quá trình đang xem diễn ra liên tục, thì ta nhất thiết phải chiếu các cảnh khác nhau 1 khoảng thời gian là
A. 0.1s
B. >0.1s
C.0.04s
D.Tuỳ ý
Bài thuyết trình kết thúc
cảm ơn các bạn đã lắng nghe
Nhóm thuyết trình :Tổ 4
Fin.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Minh Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)