Bài 50. Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Chia sẻ bởi Kim Quyen | Ngày 11/05/2019 | 277

Chia sẻ tài liệu: Bài 50. Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 4
DOANH NGHIỆP VÀ LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH
Bài 50: DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. Kinh doanh hộ gia đình?
1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình?
Hãy gọi tên các hình ảnh sao cho phù hợp với các lĩnh vực kinh doanh (sản xuất, thương mại, dịch vụ)?
1
3
2
6
5
4
THƯƠNG MẠI
SẢN XUẤT
DỊCH VỤ
SẢN XUẤT
DỊCH VỤ
THƯƠNG MẠI
I. Kinh doanh hộ gia đình?
1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình?
- Các lĩnh vực kinh doanh : sản xuất, thương mại và tổ chức các hoạt động dịch vụ.
Tình huống 1: Bác An là cán bộ hưu trí, trước đây bác làm trong lĩnh vực xây dựng, nên khi về hưu với số vốn ít ỏi (khoảng 100 triệu đồng) và 4 người thân trong gia đình. Bác vẫn muốn mở 1 cửa hàng bán vật liệu xây dựng. Vì nhà ở mặt tiền nên bác tận dụng không gian nhà làm cửa hàng.Thời gian đầu bác tự đi mua hàng, quản lý và giao hàng cho khách. Lúc bác không có mặt thì cửa hàng được sự quản lý của vợ và 2 cậu con trai của bác. Mỗi tháng bác lại nhập thêm một số mặt hàng về vật liệu xây dựng mới. Cửa hàng của bác khá đông khách, công việc kinh doanh ngày càng phát triển.
Em có nhận xét gì về:
- Cửa hàng của bác An thuộc hình thức kinh doanh nào?.
- Quy mô kinh doanh của gia đình bác An như thế nào?.
- Cửa hàng do ai làm chủ?, công nghệ kinh doanh như thế nào?
- Nguồn lao động bác An sử dụng ?
I. Kinh doanh hộ gia đình?
1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình?
- Các lĩnh vực kinh doanh : sản xuất, thương mại và tổ chức các hoạt động dịch vụ.
- Khái niệm : Là hình thức kinh doanh do gia đình làm chủ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh.
- Đặc điểm:
+ Chủ sở hữu: cá nhân là chủ gia đình.
+ Quy mô kinh doanh nhỏ
+ Công nghệ kinh doanh đơn giản
+ Lao động thường là người thân trong gia đình (lao động thường xuyên không quá 10 người).
+ Vốn kinh doanh ít.
Tình huống 2 : Câu chuyện kinh doanh của Bác An:
Bác An là một cán bộ hưu trí, trước đây Bác làm trong lĩnh vực xây dựng, hơn nữa nhà bác lại nằm ngay trên trục đường quốc lộ. Sau khi về hưu với số vốn (200 triệu đồng),bác muốn mở một cửa hàng nhỏ bán đồ vật liệu xây dựng tại nhà. Bác băn khoăn với số vốn này chưa đủ và bác đã vay thêm bạn và ngân hàng 300 triệu đồng. Lao động là 6 người thân trong gia đình.
I. Kinh doanh hộ gia đình?
2 . Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình .
a/ Tổ chức sử dụng vốn:
* Nguồn vốn:
Vốn chủ yếu của bản thân gia đình.
Nguồn vốn khác: vay ngân hàng, vay bạn bè,…
*Các loại hình vốn:
Vốn cố định và vốn lưu động.
- Vốn cố định là khoản vốn đảm bảo duy trì thường xuyên hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Nhà, xưởng, trang thiết bị, mảnh vườn.
- Vốn lưu động là khoản vốn đảm bảo duy trì luân chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ. Ví dụ: Tiền, hàng hóa,…
I. Kinh doanh hộ gia đình?
2 . Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình .
b/ Tổ chức sử dụng lao động:
Sử dụng lao động của gia đình.
Tổ chức lao động linh hoạt.
Từ các đặc điểm đó và kết hợp với mục 1 Sgk trang 153, hãy phân tích ưu - nhược điểm của hình thức kinh doanh hộ gia đình?
Ưu điểm:
- Áp dụng rộng rãi, phù hợp với hoàn cảnh của từng hộ gia đình.
- Tận dụng được nguồn lao động trong gia đình.
- Không cần phải có trình độ chuyên môn hóa, một người có thể làm được nhiều công việc.
- Có thể thay đổi linh hoạt theo hoàn cảnh và thời vụ.
Nhược điểm:
- Quy mô nhỏ, vốn ít.
- Dễ bị tác động bởi yếu tố thị trường.
Ví dụ 1: Gia đình anh T một năm sản xuất được 3 tấn thóc, số thóc để ăn và để giống là 1 tấn. Hỏi số thóc bán ra thị trường là bao nhiêu?
Số thóc bán ra là: 3 tấn –1 tấn = 2 tấn
Ví dụ 2: Gia đình anh A trồng 500 cây xoài. Năng suất trung bình 100 quả/cây. Số lượng gia đình anh tự tiêu thụ là 1000 quả. Hỏi mức bán sản phẩm ra thị trường là bao nhiêu quả ?
Tổng số xoài thu hoạch: 500 x 100 = 50.000 quả.
Số xoài bán ra: 50.000 – 1000 = 49.000 quả


3.Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình
Mức bán sản
phẩm ra thị trường
=
Tổng số lượng
sản phẩm
sản xuất ra
-
Số sản phẩm
gia đình tự
tiêu dùng
a/ Kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất ra
3.Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình
Tổng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc vào:
+ Nhu cầu của thị trường.
+ Điều kiện của DN ( hộ gia đình)
Từ ví dụ này, kết hợp với Sgk hãy đưa ra công thức xây dựng kế hoạch mua gom sản phẩm bán ra?
b. Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán
Ví dụ: Cửa hàng của chị T, mỗi ngày bán được 5 sản phảm A, bình quân 1 tháng cửa hàng chị bán được 150 sản phẩm, trong đó có 50 sản phẩm dự trữ từ tháng trước. Hãy lập kế hoạch mua gom sản phẩm A cho cửa hàng của chị T.
- Lượng sản phẩm mua gom để bán = Lượng sản phẩm bán ra – Lượng sản phẩm dự trữ.
- Phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu bán ra.
3. Xây dựng kế hoạch kinh hoanh hộ gia đình
Kế hoạch mua gom sản phẩm A: 150 – 50 = 100 sản phẩm
Bài tập 1: Sau một vụ trồng lạc, gia đình chị Lan đã sản xuất được 500kg lạc, số lạc để ăn và để giống 100kg, số lạc còn lại để bán. Vậy kế hoạch bán lạc ở đây là thế nào?
Bài tập 2: Anh T ở vùng trung du Bắc Bộ, anh trồng chè. Mỗi năm thu hoạch 2000kg chè các loại, anh 10% để lại chế biến gia công dùng cho gia đình. Hỏi mức bán các loại chè ra thị trường của gia đình anh T là bao nhiêu?
MỘT SỐ BÀI TẬP
Mức bán lạc ra thị trường là: 500 – 100 = 400 kg lạc
Mức bán các loại chè ra thị trường là:
2000 – (2000 X 10/100) = 1800 kg chè
Bài tập 3: Gia đình Bác An có trại nuôi chim cút rộng 100m2 , nuôi 500 con chim cút. Mỗi tháng thu hoạch bình quân 18 quả/ 1 con. Số lượng gia đình Bác tiêu thụ là 1500 quả trứng. Hỏi mức bán sản phẩm ra thị trường là bao nhiêu quả trứng?
Tổng số trứng thu được hàng tháng: 500 x 18 = 9000 quả.
Số quả trứng bán ra: 9000 – 1500 = 7500 quả
Bài tập 4: Cửa hàng tạp hóa A, mỗi ngày bán được 10 cái ly, bình quân mỗi tháng bán được 300 cái. Hỏi cửa hàng tạp hóa A phải xây dựng kế hoạch mua gom ly để bán là bao nhiêu?.
Kế hoạch mua gom ly để bán là: 10 X 30 = 300 cái ly
MỘT SỐ BÀI TẬP
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH
1. Bác An là một cán bộ hưu trí, trước đây Bác làm trong lĩnh vực xây dựng, nên khi về hưu với số vốn ít ỏi (khoảng 100 triệu đồng) và với người thân (6 người) trong gia đình. Bác đã vay thêm vốn của người thân trong gia đình và ngân hàng để mở một cửa hàng nhỏ bán vật liệu xây dựng.
2. Sau 1 thời gian kinh doanh, cửa hàng của Bác hoạt động rất tốt và đã tích góp được 1 số vốn khá lớn ( 3 tỷ đồng). Bác đã mở rộng cửa hàng và thuê thêm nhân công ( 12 người).
- So với hình thức kinh doanh ban đầu của bác An, thì hình thức kinh doanh sau này có điểm gì khác? (Về vốn, nhân công, quy mô)
Tình huống : Câu chuyện kinh doanh của gia đình Bác An
Ví dụ: Có hai nhóm đối tượng sau:
(1) * Tập đoàn dầu khí
Tổng công ty bưu chính viễn thông
Tập đoàn bảo hiểm BảoViệt…
(2) * Doanh nghiệp sản xuất gốm sứ
Xí nghiệp mây tre đan
Cửa hàng vật tư nông nghiệp….
Em có nhận xét gì về điểm giống và khác nhau
của hai nhóm đối tượng trên ? (vốn, nhân công và doanh thu)


Giống nhau:
- Đều là những tổ chức kinh tế.
- Đều thực hiện hoạt động kinh doanh
- Mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận
Khác nhau:
- (1) Nguồn vốn lớn, khách hàng rộng rãi, lợi nhuận thu về cao…
- (2) Nguồn vốn nhỏ, khách hàng ít hơn, lợi nhuận thu về không lớn, số nhân công ít hơn……
II. Doanh nghiệp nhỏ
1. Đặc điểm:
+ Doanh thu không lớn
+ Số lượng lao động không nhiều (từ 10 -200 người).
+ Vốn kinh doanh ít ( không quá 10 tỷ đồng )
Giống nhau:
Doanh thu không lớn.
Vốn đầu tư ít.
Công nghệ kinh doanh đơn giản.
Thuộc sở hữu tư nhân.
So sánh đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ ( vốn, lao động, quy mô, doanh thu).
Khác nhau:
Tình huống :
1. Bác An là cán bộ hưu trí, trước đây Bác làm bên lĩnh vực xây dựng, nên khi về hưu với số vốn ít ỏi (100 triệu đồng) và với người thân (6 người) trong gia đình. Bác đã vay thêm vốn của người thân và ngân hàng để mở cửa hàng nhỏ bán vật liệu xây dựng.
2. Sau 1 thời gian kinh doanh, do có những mối quan hệ quen biết trước đây trong lĩnh vực này mà cửa hàng của bác hoạt động rất tốt và đã tích góp được 1 số vốn khá lớn (3 tỷ đồng). Bác đã mở rộng cửa hàng và thuê thêm nhân công (12 người).
Công ty bác An có những thuận lợi gì khi kinh doanh?
Thuận lợi:
Có nhiều mối quan hệ quen biết; nhân công ít nên dễ quản lý
Tình huống :
Khách sạn Hương Giang ở Huế trước năm 2000 do người Pháp quản lý và điều hành, đã hoạt động và mang lại hiệu quả cao trong ngành du lịch. Đây là một trong những khách sạn hàng đầu và có tính cạnh tranh cao nhờ đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, các DV khách hàng đảm bảo. Nhưng sau năm 2000, thay đổi nhà quản lý khách sạn là một người VN chưa được đào tào về du lịch và chế độ tuyển nhân viên không đạt tiêu chuẩn, hiện nay khách sạn HG đang mất dần sự canh tranh và lượng khách giảm rất nhiều.

Khách sạn Hương Giang đã gặp phải khó khăn gì?
Trình độ lao động thấp
Trình độ quản lý thiếu chuyên nghiệp
Tình huống :
Xưởng may chị An gồm có 30 công nhân và 30 chiếc máy may với một số máy khác phục vụ cho nghề may. Xưởng của chị hoạt động bình thường, mỗi tháng ngoài số tiền trả cho công nhân, chị thu được 7-10 triệu đồng. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy may mới có năng suất cao hơn. Nhưng do vốn ít chị không thể thay đổi toàn bộ 30 máy. Chị chỉ thay đổi được 10 máy.
Việc kinh doanh của chị An có thuận lợi và khó khăn gì?
Việc kinh doanh của chị An có thuận lợi là dễ đổi mới công nghệ. Tuy nhiên do vốn ít nên khó có thể đầu tư đồng bộ.
II. Doanh nghiệp nhỏ
2. Những thuận lợi và khó khăn:

a.Thuận lợi
- Tổ chức hoạt động kinh doanh linh hoạt, dễ thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trường
- Dễ quản lí chặt chẽ, hiệu quả
- Dễ dàng đổi mới công nghệ.
b.Khó khăn:
- Vốn ít nên khó đầu tư đồng bộ
- Thiếu thông tin về thị trường
- Trình độ lao động thấp, quản lí thiếu chuyên nghiệp.
II. Doanh nghiệp nhỏ
3. Các hoạt động kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ
 

a/ Hoạt động sản xuất hàng hoá
* Hoạt động sản xuất hàng hóa
- Sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm:
- Sản xuất các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng:
b/ Các hoạt động mua bán hàng hoá.
* Hoạt động mua, bán hàng hóa
- Đại lý bán hàng: vật tư phục vụ sản xuất, xăng dầu...
- Bán lẻ hàng hóa tiêu dùng: bánh kẹo,quần áo....
c/ Các hoạt động dịch vụ.
*Các hoạt động dịch vụ
- Dịch vụ internet: khai thác thông tin, vui chơi giải trí
- Dịch vụ sữa chữa: sữa chữa xe máy, điện tử, điện thoại....
- Dịch vụ cho thuê: sách, quần áo....
- Các dịch vụ khác: ăn uống, cắt tóc...
? Liên hệ thực tế cho biết để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, BĐKH gây ra, gia đình và doanh nghiệp cần phải làm gì? Những nơi hay xảy ra thiên tai, người dân cần phải làm gì?
A. Quy mô kinh doanh nhỏ
B. Công nghệ kinh doanh phức tạp
C. Chủ sở hữu là cá nhân
D. Lao động thường là thân nhân gia đình
Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình?
Câu 2: Doanh nghiệp nhỏ không phù hợp với lĩnh vực kinh doanh nào ?

A. Dịch vụ
B. Thương mại
C. Mua bán cổ phiếu
D. Sản xuất hàng hoá
A. Thu mua giấy vụn.
B. Thu mua phế liệu.
C. Sản xuất và bán hàng nông sản.
D. Vệ sinh môi trường.
Câu 3: Những hoạt động kinh doanh sau đây không thuộc loại kinh doanh hộ gia đình ?
Câu 4: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ thường không quá bao nhiêu ?

A. 5 tỷ
B. 10 tỷ
C. 15 tỷ
D. 20 tỷ



Yêu cầu hoàn thiện nội dung bài tập: Nêu sự khác nhau giữa kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ?


Hoạt động vận dụng
Hãy nêu mô hình kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh của gia đình em ? Theo câu hỏi
Mô hình kinh doanh thuộc lĩnh vực nào ?
Vốn đầu tư ban đầu là bao nhiêu ?
Số lao động sử dụng ?
Kế hoạch bán hàng ?
Kế hoạch mua hàng ?
Hoạt động vận dụng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kim Quyen
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)