Bài 5. Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Chia sẻ bởi Vũ Tuấn Anh | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án Phát triển Giáo dục THPT
Mở bài
Mở bài: Mở bài
Chúng ta đã biết Trái Đất là một trong những hành tinh trong hệ Mặt Trời. Hệ Mặt Trời có phải là duy nhất trong khoảng không gian vô tận? I. Khái quát về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Giả thuyết về hình thành vũ trụ: Giả thuyết về hình thành vũ trụ
GIẢ THUYẾT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VŨ TRỤ Thuyết Big Bang: Thuyết Big Bang
Khoảng 15 tỉ năm trước, Vũ trụ được hình thành sau một "Vụ nổ lớn", từ một "Nguyên tử nguyên thuỷ". Nguyên tử này chứa vật chất bị nén ép trong một không gian vô cùng bé nhưng đậm đặc và nhiệt độ rất cao. Do trạng thái không ổn định này, vụ nổ xảy ra và làm tung ra trong gian những đám bụi khí khổng lồ. : Thuyết Big Bang
Hình thành thiên thể: Hình thành thiên thể
Mãi rất lâu về sau, các đám bụi khí này tụ tập dưới tác động của lực hấp dẫn, dần dần hình thành các ngôi sao, các thiên hà của Vũ Trụ. Hình ảnh thiên hà: Hình ảnh thiên hà
1. Vũ Trụ: 1. Khái niệm Vũ Trụ
Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. Mỗi thiên hà là tập hợp của rất nhiều thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi,...) cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ. Dải ngân hà: Dải ngân hà
Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) được gọi là Dải Ngân Hà. Mặt Trời 2. Hệ Mặt Trời: 2. Hệ Mặt Trời
Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể,nằm trong hệ thiên hà.Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể quay xung quanh-hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, thiên thạch,sao chổi. : 2. Hệ Mặt Trời
3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời: 3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
Hệ Mặt Trời có tám hành tinh Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời, cách Mặt Trời 149,6 triệu km. Cùng với chuyển động tự quay, chuyển động quanh Mặt Trời và khoảng cách phù hợp, Trái Đất có điều kiện thuận lợi để tồn tại sự sống. Câu hỏi: Câu hỏi
Tại sao sự chuyển động tự quay và chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời cùng với khoảng cách tới Mặt Trời lại tạo nên sự sống trên Trái Đất? II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
1. Sự luân phiên ngày, đêm: 1. Sự luân phiên ngày, đêm
Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm? Ánh sáng trên Trái Đất nhận được là từ Mặt Trời, Trái Đất có hình cầu nên chỉ một nửa Trái Đất nhận được ánh sáng. Nửa nhận được ánh sáng gọi là ngày. Nửa không được chiếu sáng gọi là đêm. Khi Trái Đất tự quay tạo nên hiện tượng ngày, đêm liên tục. Câu hỏi: Câu hỏi
Hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất có ảnh hưởng như thế nào đến sự sống? : Câu hỏi
Nếu Trái Đất không tự quay, trên Trái Đất vẫn có hiện tượng ngày và đêm.
A. Đúng
B. Sai
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế: 2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
Hiện nay, khi xem truyền hình ta thấy phát thanh viên nói: "trận đấu diễn ra lúc 8 giờ giờ Hongkong hay 7 giờ giờ Việt Nam". Tại sao phát thanh viên lại nói như vậy? Trái Đất có hình khối cầu và tự quay từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau. Do đó, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau. Các múi giờ trên Trái Đất: Các múi giờ trên Trái Đất
Người ta chia đều bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương trong cùng múi giờ thường thống nhất một giờ chung. Giờ quốc gia: Ranh giới múi giờ theo biên giới quốc gia
Trong thực tế, để tiện sinh hoạt, một số quốc gia đã gộp một vài múi giờ thành một giờ chung. Quan sát hình trên và cho biết Trung Quốc, Liên bang Nga, Canada dùng mấy giờ chung? Mỗi giờ chung có mấy múi giờ? Đường chuyển ngày quốc tế: Đường chuyển ngày quốc tế
Do quy ước tính giờ, trên Trái Đất bao giờ cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau. Vì vậy, người ta quy định lấy kinh tuyến 180 độ ở giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Câu hỏi: Câu hỏi
Lúc 8 giờ ở London (nước Anh) là mấy giờ ở Việt Nam?
A. 7
B. 9
C. 13
D. 15
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: 3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
Khi Trái Đất tự quay quanh trục, trên mỗi bán cầu, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất đều có vận tốc dài khác nhau. Do vậy khi chuyển động các vật thể trên Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động theo quán tính). : 3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
Câu hỏi: Câu hỏi
Ở bán cầu Bắc bay từ cực về xích đạo hoặc ngược lại, vật thể bị lệch về hướng nào?
A. Trái.
B. Phải.
C. Cả hai cùng đúng.
D. Cả hai cùng sai.
Ở bán cầu Nam, vật thể bị lệch như thế nào? Câu hỏi: Câu hỏi
Các hiện tượng sau có phải là hệ quả của sự lệch hướng của chuyển động không?
A. Các đai khí áp trên Trái Đất đối xứng qua xích đạo nên các hướng gió trên Trái Đất thường đối xứng nhau qua xích đạo.
B. Đường đạn bị lệch mục tiêu.
C. Các dòng biển trên Trái Đất thường bị lệch hướng đối xứng nhau qua xích đạo.
Câu hỏi
Câu hỏi 1: Câu hỏi 1
Hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
Câu hỏi 2: Câu hỏi 2
Sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất đã sinh ra các hệ quả :
A. Luân phiên ngày và đêm.
B. Hiện tượng thuỷ triều.
C. Mỗi quốc giờ có một giờ riêng.
D. Hiện tượng hoang mạc tập trung ở xích đạo.
Câu hỏi 3: Câu hỏi 3
Trái Đất có hướng tự quay:
A. Thuận chiều kim đồng hồ.
B. Từ Tây sang Đông.
C. Từ phải sang trái.
D. Các ý trên.
Câu hỏi 4: Câu hỏi 4
Lúc 19 giờ ở Việt Nam là mấy giờ ở New York?
A. 10 giờ.
B. 7 giờ.
C. 24 giờ.
D. Cả ba đáp án trên đều sai.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Tuấn Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)