Bài 5. Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Chia sẻ bởi Võ Thúy Trân | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Vũ trụ, hệ Mặt Trời
và Trái Đất
Giới thiệu Mục lục chính
Câu hỏi dẫn nhập
Mục đích yêu cầu
Nội dung chính
Tóm tắt
Ôn tập – kiểm tra
Chúng ta đang đứng ở đâu trong vũ trụ này?
Mục đích bài học
Biết các khái niệm: vũ trụ, hệ Mặt Trời, thiên hà, dải Ngân Hà.
Cảm nhận được vẻ đẹp của hành tinh xanh của chúng ta để biết giữ gìn và bảo vệ môi trường.

Khái quát về vũ trụ, hệ Mặt trời
và Trái đất
1. Vũ trụ
Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.
Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi…)
Dải Ngân Hà chính là thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó, bao gồm cả Trái Đất của chúng ta.
Dải Ngân Hà
2. Hệ Mặt Trời
Là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.
Gồm có Mặt Trời ở trung tâm (được gọi là định tinh) và các hành tinh chuyển động xung quanh, có: Thuỷ tinh, Kinh tinh, Trái đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh và Hải vương tinh.
Thuỷ tinh
Kim tinh
Trái đất
Hoả tinh
Mộc tinh
Thổ tinh
Thiên vương tinh
Hải vương tinh
Thuỷ tinh (Mercury)
Kim tinh (Venus)
Trái đất (Earth)
Hoả tinh (Mars)
Mộc tinh (Jupiter)
Thổ tinh (Saturn)
Thiên vương tinh (Uranus)
Hải vương tinh (Neptune)
3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149.6 triệu km.
Trái Đất tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
Là nơi duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.
Câu hỏi ôn tập
Hãy định nghĩa “vũ trụ”, “hệ Mặt Trời”, “Dải Ngân Hà” và nêu đặc điểm của các khái niệm đó.
Vị trí của các hành tinh trong hệ Mặt Trời như thế nào ?

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thúy Trân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)