Bài 5. Vấn đề tôn giáo

Chia sẻ bởi Đinh Thanh Bình | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Vấn đề tôn giáo thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

A. Mục đích yêu cầu:
1. Mục đích:
- Giúp cho người học nhận thức được quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin về bản chất, nguồn gốc tôn giáo và phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội.
- Nâng cao sự hiểu biết về quan điểm, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
2. Yêu cầu:
- Học viên cần nắm vững bản chất, nguồn gốc, tính chất của tôn giáo.
- Nắm vững được quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo để giải thích những hiện tượng tôn giá trong đời sống thực tiễn; bước đầu xây dựng các biện pháp trong công tác tôn giáo vận ở cơ sở.
- Nắm vững quan điểm và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, từ đó vận dụng và thực hiện tốt chính sách tôn giáo.
- Nâng cao nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
I.Một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo
1. Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
a. Bản chất tôn giáo:
Tôn giáo là gì?
Theo tiếng Latinh: “Religion” có nghĩa là sự “ràng buộc” giữa cái thực và cái hư.
ăngghen: “Bất cứ tôn giáo nào cũng đều chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người ta những sức mạnh ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ. Sự phản ảnh mà trong đó sức mạnh ở thế gian mang hình thức thế gian”
Như vậy, xét về bản chất: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội-chỉ là cái phản ánh, nhưng hoang đường, lệch lạc hiện thực khách quan.
b. Nguồn gốc của tôn giáo:
* Nguốn gốc kinh tế – xã hội:
Tôn giáo nảy sinh từ những điều kiện KT-XH nhất định, phản ánh trình độ của lực lượng sản xuất và khả năng chinh phục tự nhiên xã hội có hạn. Sự bần cùng kinh tế, áp bức chính trị cùng với bất lực trong đấu tranh kinh tế -> quần chúng tìm lối thoát ở tôn giáo, ước nguyện cầu mong.
* Nguồn gốc nhận thức:
Do nhận thức của con người còn có giới hạn trước hiện thực khách quan, nhiều vấn đề khoa học chưa đáp ứng được, chưa giải đáp được những bí ẩn trong tự nhiên, cuộc sống con người sau khi mất đi là thế nào? có linh hồn không? * Nguồn gốc tâm lý, tình cảm:
+ Tôn giáo đã có những yếu tố tâm lý tình cảm chi phối được cuộc sống của con người.
+ Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với lòng người. Những người có đạo coi tôn giáo như nhu cầu đời sống tinh thần, cũng như thấy rằng những điều giáo lý tôn giáo hướng tới có những yếu tố : vươn tới công bằng, hướng thiện và tinh thần nhân bản, văn hoá.
c. Tính chất tôn giáo:
- Tính lịch sử: có ra đời-tồn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thanh Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)