Bài 5. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Chia sẻ bởi Phạm Thị Ngọc Hoài | Ngày 21/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
I. TỪ NHIỀU NGHĨA vd
Từ có thể có một hay nhiều nghĩa.
VD: Học: (1) Thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại.
(2) Đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm cho nhớ. (vd: học bài, học thuộc lòng).
II
NHỮNG CÁI CHÂN
Cái gậy có một chân
Biết giúp bà khỏi ngã
Chiếc com-pa bố vẽ
Có chân đứng, chân quay.
Cái kiềng đun hàng ngày
Ba chân xòe trong lửa.
Chẳng bao giờ đi cả
Là chiếc bàn bốn chân.
Riêng cái võng Trường Sơn
Không chân đi khắp nước.

(Vũ Quần Phương).

Em hãy tra từ điển để biết nghĩa từ “chân”.
Từ “chân” có một số nghĩa sau:
(1) Bộ phận dưới cùng của người hay động vật dùng để đi đứng.(vd: đau chân, nhắm mắt đưa chân).
(2) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. (vd: chân bàn, chân giường, chân kiềng…).
(3) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.(vd: chân tường…)
Em hãy tìm thêm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân?
VD: Nhà (1) công trình xây dựng có mái, có tường, vách để ở hay để dùng vào việc gì đó.
(2) Chỗ ở riêng, thường cùng với gia đình.
(3)Tập hợp người có quan hệ gia đình cùng ở chung một nhà, gia đình.
(4) Từ dùng để chỉ vợ hoặc chồng.
Em hãy tìm một vài từ chỉ có một nghĩa?
Vd: Từ xe đạp: chỉ 1 loại xe phải đạp mới đi được.
Xe máy: chỉ một loại xe có động cơ, chạy bằng xăng.
Com pa: chỉ một loại đồ dùng học tập.
Toán học: chỉ một môn học cụ thể.
Hoa nhài: chỉ một loại hoa cụ thể.
Sau khi tìm hiểu nghĩa của từ chân, nhà, xe đạp, hoa nhài… em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
Từ có thể có một hay nhiều nghĩa. đn

II. HiỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
VD
1. Chuyển nghĩa:
là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
VD: Nhà: nhà ở, nhà nông, nhà (từ dùng để gọi vợ hoặc chồng).
2. Nghĩa gốc:
là nghĩa cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
VD: Chân (chân người, chân voi…)

3. Nghĩa chuyển:
Là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
VD: Chân (chân bàn, chân ghế…).
Thông thường trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
VD: từ “chân” trong bài thơ “những cái chân.”
LT
Em hãy cho biết nghĩa đầu tiên của từ “chân” là nghĩa nào?
- Nghĩa đầu tiên của từ chân là nghĩa (1): Bộ phận dưới cùng của người hay động vật dùng để đi đứng.
- Nghĩa (1) được gọi là nghĩa gốc.
- Vậy nghĩa gốc là gì?
- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
Các nghĩa (2) (3) của từ “chân” được hình thành từ nghĩa nào?
- Các nghĩa (2)(3) của từ chân được hình thành từ nghĩa (1).
- Các nghĩa (2)(3) được gọi là nghĩa chuyển.
- Vậy nghĩa chuyển là gì?
- Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các nghĩa sau. Các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên.
Người ta gọi đây là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Vậy theo em chuyển nghĩa là gì?
Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.
Câu “Em bị đau chân.” từ “chân” có mấy nghĩa?
Từ “chân” trong câu này có một nghĩa. Là chỉ chân người.
Như vậy thông thường trong câu từ chỉ có một nghĩa nhất định.
Từ “chân” trong bài thơ “những cái chân” được hiểu theo nghĩa nào?
Từ chân được dùng theo nghĩa chuyển. Nhưng cũng được hiểu theo nghĩa gốc. nd
III. Luyện tập
Bài tập 1: Ba từ chỉ bộ phận cơ thể người:
Đầu: + Đầu mối.
+ Đau đầu, nhức đầu.
+ Đầu sông, đầu nhà, đầu đường.
Mũi: + Sổ mũi, nghẹt mũi .
+ Mũi kim, mũi kéo, mũi thuyền.
+ Mũi đất.
+ Cánh quân chia làm 3 mũi.
Tay: + Cánh tay.
+ Tay ghế, tay vịn cầu thang.
+ Tay anh chị, tay súng.
Mắt: + Mắt tre.
+ Mắt lưới.
+ Mắt kính.
Bài tập 2: Từ chỉ bộ phận cây cối chuyển nghĩa sang chỉ bộ phận cơ thể người.
Lá: Lá phổi, lá lách.
Cánh (hoa): Cánh tay.
Bắp (chuối): Bắp tay.
Bài tập 3:
a. Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:
Hộp sơn → sơn cửa.
Cái bào → bào gỗ.
Cân muối → muối dưa.
Cái quạt → quạt bếp.

b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:
Đang bó lúa → 3 bó lúa.
Đang cân bánh → 3 cân bánh.
Đang nắm cơm → 3 nắm cơm.
Đang gói trà → 3 gói trà.
Bài tập 4
a. Tác giả nêu 2 nghĩa của từ “bụng”.
(1) Bộ phận cơ thể người hoặc động vật.
(2) Lòng dạ.
b. ấm bụng: nghĩa (1).
tốt bụng: nghĩa (2).
bụng chân: nghĩa (3).
DẶN DÒ:
- Học bài + làm bài tập còn lại.
- Soạn bài “Lời văn, đoạn văn tự sự”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Ngọc Hoài
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)