Bài 5. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Chia sẻ bởi Đặng Thị Thanh Huệ | Ngày 21/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng
CÁC THẦY CÔ GIÁO
VÀ CÁC EM HỌC SINH
CÁC THẦY CÔ GIÁO
TRƯỜNG THCS TÂY THUẬN
Kiểm tra bài cũ
-Nghĩa của từ là gì?
Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Cho biết các chú thích sau đây giải nghĩa từ theo cách nào?
+ Phúc ấm: phúc của tổ tiên để lại cho con cháu
+ Tế: cúng lễ.
Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.
Có 2 cách:
+Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
+ Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
. Phúc ấm: phúc của tổ tiên để lại cho con cháu.(Trình bày khái niệm)
. Tế: cúng lễ.( Đưa ra từ đồng nghĩa )

TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ
HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
Tiết 19:
I. Từ nhiều nghĩa:
NHỮNG CÁI CHÂN
Cái gậy có một chân
Biết giúp bà khỏi ngã.
Chiếc com-pa bố vẽ
Có chân đứng, chân quay.
Cái kiềng đun hằng ngày
Ba chân xòe trong lửa.
Chẳng bao giở đi cả
Là chiếc bàn bốn chân.
Riêng cái võng Trường Sơn
Không chân đi khắp nước.
Bài thơ có mấy sự vật có chân? Sự vật nào không có chân?
- Sự vật có chân: cái gậy,com-pa, cái kiềng, cái bàn
- Sự vật không có chân: cái võng
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ
HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
Tiết 19:
1-Chân gậy,com-pa.


2-Chân răng, chân núi,
chân tường.


3-Chân người, chân voi.

4-Chân kiềng, chân bàn,
chân tủ.
I. Từ nhiều nghĩa:
a.- Bộ phận dưới cùng của một sự vật tiếp xúc với mặt đất có tác dụng nâng đỡ các bộ phận khác.

b.- Bộ phận dưới cùng của sự vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.

c.- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật dùng để đi, đứng..

d. - Bộ phận dưới cùng của sự vật tiếp xúc với mặt nền .
Hãy nối nghĩa từ chân trong các nhóm sau đúng với nghĩa của nó?
-Chân gậy,com-pa
-Chân răng, chân núi,chân tường.
-Chân người, chân voi.
- Chân bàn, chân tủ.
Vậy từ chân có phải từ nhiều nghĩa không ? Thế nào là từ nhiều nghĩa?
Từ chân là từ nhiều nghĩa
Tiết 19:
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ
HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
I. Từ nhiều nghĩa:
Hãy cho biết nghĩa của các từ sau: tỏi tây, tóc thề.
Tỏi tây: loại rau thuộc họ củ lớn hơn tỏi thường, ăn được củ lẫn lá.
Tóc thề: là tóc của người con gái chưa dài mới chấm ngang vai.
Vậy hai từ trên, mỗi từ bao nhiêu nghĩa?
Từ tỏi tây, tóc thề: mỗi từ có một nghĩa
Từ hai ví dụ: từ chân,
tỏi tây,
hãy nhận xét
về nghĩa của từ?
Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
Tiết 19:
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ
HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
Từ nhiều nghĩa:
Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Góc QS: - Từ 4 nghĩa từ chân, hãy nêu điểm giống nhau(điểm chung)
- Nghĩa nào nghĩa gốc, nghĩa nào nghĩa chuyển?
Góc AD: Anh em như thể tay chân. Từ chân có mấy nghĩa? Gốc hay chuyển?
1.-Giống nhau:Là bộ phận dưới cùng.
Góc PT: Câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Từ mực, đèn có mấy nghĩa.
Chân: bộ phân dưới cùng cơ thể người hoặc động vật -> nghĩa gốc, còn lại nghĩa chuyển.
2.Mực, đèn: vừa nghĩa gốc vừa nghĩa chuyển
3.Từ chân trong câu có một nghĩa, nghĩa gốc.
Từ “Chân” là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Vậy chuyển nghĩa là gì?
Trong hiện tượng chuyển nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển, thế nào là nghĩa gốc, thế nào là nghĩa chuyển?
+ Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
1.-Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
Từ hai VD ở góc PT và góc AD, Hãy cho biết trong một câu nhất định từ có mấy nghĩa?
2.- Thông thường trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
Tiết 19:
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ
HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
Từ nhiều nghĩa:
Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
-Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
+ Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
- Thông thường trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
III. Luyện Tập
1.Tìm 3 từ chỉ bộ phân cơ thể người và kể sự chuyển nghĩa của chúng.
-Đầu : đầu bài, đầu não
-Tay: tay ghế, tay súng
-Mũi: mũi đất, mũi thuyền
2.Kể một số trường hợp bộ phận chỉ cây cối-> bộ phận cơ thể người.
-Lá: lá phổi, lá gan
-Quả: quả tim
3.a.-cái cuốc- cuốc đất
-cân muối- muối cá
-Hộp sơn- sơn cửa
b. Đang bó lúa- hai bó lúa
Đang nắm cơm-hai nắm cơm
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1. Bài cũ: - Học thuộc bài phần bài hoïc của bài “Từ nhiều nghĩa…”, ghi nhôù SGK. Hoaøn chænh caùc baøi taäp vaøo vôû baøi taäp
- Xem laïi caùch laøm baøi vaên töï söï.
- Boá cuïc 3 phaàn cuûa baøi vaên töï söï vaø nhieäm vuï cuï theå cuûa töøng phaàn.
- Laäp laïi daøn yù cho ñeà vaên treân.
2. Bài mới: Soaïn : “Lôøi vaên, ñoaïn vaên töï söï”. Chuù yù:
+ Caùc loaïi lôøi vaên. Ñoaïn vaên coù caáu taïo nhö theá naøo?
+ Laøm baøi taäp phaàn Luyeän taäp vaøo taäp baøi soaïn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Thanh Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)