Bài 5. Trung Quốc thời phong kiến
Chia sẻ bởi Trần Đình Huy |
Ngày 10/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Trung Quốc thời phong kiến thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề 2: Mĩ nhân Trung Quốc – Việt Nam
I. Mĩ nhân Trung Quốc
Tây Thi
Sống thời Xuân Thu, khoảng thế kỉ VII – VI TCN
Vẻ đẹp mệnh danh là “trầm ngư”
Tây Thi là con một người kiếm củi họ Thi, nàng dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm, thuộc nước Việt cổ . Trữ La có hai thôn : thôn Đông và thôn Tây, nàng ở thôn Tây nên gọi là Tây Thi
- Tương truyền Tây Thi đẹp đến nỗi khi nàng đi hái củi trong rừng, chim bay trên trời nhìn thấy nàng quên cả vỗ cánh nên rơi xuống đất. Khi nàng giặt áo bên sông, cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Câu “chim sa, cá lặn” cũng là từ nàng mà ra.
Đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), hai nước Ngô và Việt đánh nhau. Sau trận đại bại tại Cối Kê, vua Việt là Câu Tiễn phải mình trần sang lạy vua Ngô là Phù Sai xin hàng. Ngô vương bắt vợ chồng Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin, có quan Tướng Quốc là Phạm Lãi theo hầu. Cả ba đều bị giam trong ngục đá.
Một hôm vua Ngô đau, Câu Tiễn nghe theo lời của Phạm Lãi là chịu nếm phân của vua Ngô để được vua Ngô tin kẻ hàng giữ dạ trung thành. Nhờ đó mà cả ba được phóng thích về nước. Sau khi được thả về, lòng uất ức căm hờn mong rửa được nhục thù. Đại phu Văn Chủng hiến 7 kế phá Ngô. Một trong 7 kế là đem mỹ nữ sang dâng để làm mê hoặc vua Ngô
2. Vương chiêu quân
- Chiêu Quân Với sắc đẹp được ví là "lạc nhạn" (làm cho chim sa), câu chuyện về nàng trở thành một đề tài sáng tác phổ biển của thi ca , nghệ thuật . Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình. Sự quên mình của nàng góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa Trung Hoa và Hung Nô .
- Chiêu Quân tên là Vương Tường nên cũng được gọi là Vương Chiêu Quân . Nàng là con gái của một gia đình thường dân ở Tỉ Quy, Nam Quận, nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc . Được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 40 TCN, đời vua Hán Nguyên Đế ( 49 TCN - 33 TCN ). Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt vua và vẫn chỉ là một cung nữ . Năm 33 TCN, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Da đến Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán, một phần trong hệ thống triều cống giữa nhà Hán và Hung Nô. Ông này nắm lấy cơ hội để đề nghị được trở thành con rể của vua Nguyên Đế. Thay vì gả cưới một công
Vương Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp đem lại hòa bình. Sự hy sinh của nàng đã giúp mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô.
Chiêu Quân được tuyển vào cung dưới thời vua Hán Nguyên Đế. Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt vua và chỉ là một cung nữ. Có lần thiền vu Hung Nô đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán.
Thiền vu đề nghị được trở thành con rể vua Hán Nguyên Đế. Thay vì gả công chúa cho thiền vu, vua Hán ban cho ông năm cung nữ, trong đó có Vương Chiêu Quân.
Theo sử sách ghi lại, khi được vời vào triều, vẻ đẹp của Chiêu Quân đã làm cho Hán Nguyên Đế sững sờ, thậm chí còn muốn thay đổi quyết định để giữ nàng ở lại.
Đời chồng thứ nhất của Chiêu Quân là thiền vu Hung Nô - Hô Hàn Tà. Sau khi ông chết, Chiêu Quân phải theo tục nối dây của người Hung Nô và trở thành vợ của thiền vu tiếp theo là Phục Chu Luy Nhược Đề - con trai lớn của Hô Hàn Tà. Hòa bình giữa nhà Hán và Hung Nô đã được kéo dài trên 60 năm nhờ Chiêu Quân là vì vậy.
Sau khi chết, Chiêu Quân được mai táng tại Nội Mông. Mộ của Chiêu Quân thường được gọi là “Thanh Trủng” (cỏ xanh) vì khi mùa đông sang, dù cỏ ở những nơi khác đã vàng úa thì cỏ trên mộ nàng vẫn xanh tốt.
3. . Điêu Thuyền
Điêu Thuyền là một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc . Điêu Thuyền được mệnh danh là người đẹp bế nguyệt , có sắc đẹp khiến cho trăng cũng phải xấu hổ mà giấu mình đi.
- Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc. Đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến n ỗ i trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là "Bế Nguyệt".
- Điêu Thuyền là một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. Dù được cho là nhân vật hư cấu nhưng hình tượng Điêu Thuyền vẫn được văn hóa dân gian Trung Quốc trân trọng và lưu giữ, thường được nhắc đến trong các câu chuyện lịch sử liên quan đến Đổng Trác và Lã Bố - hai vị tướng của nhà Đông Hán.
4. Dương Quý Phi
Dương Quý Phi là một cung phi tuyệt sắc của Đường Minh Hoàng (tức Đường Huyền Tông). Quí phi tục danh là Ngọc Hoàn sinh ở tỉnh Tứ Xuyên vào khoảng năm 719. Nàng là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Gia đình này nguyên gốc ở một quận nhỏ thuộc Trung Đông (Thiểm Tây) là Hòa Âmđến đây lập nghiệp. Cha là Dương Huyền Diễn thuộc dòng khá giả vì tổ phụ từng làm thứ sử tại quận Kim.
- Năm 17 tuổi, Dương Ngọc Hoàn (tên thật của Dương Quý Phi) được chọn làm vợ của hoàng tử Thọ Vương Lý Mạo - con trai thứ 18 của Đường Minh Hoàng. Dương Ngọc Hoàn trở thành Thọ Vương phi.
Về sau, Dương Ngọc Hoàn được giao nhiệm vụ trông coi đèn nhang sớm hôm cầu nguyện cho Vũ Huệ Phi - một người vợ của vua Đường Minh Hoàng. Từ đó, Ngọc Hoàn phải làm sãi, không còn là vợ của vương tử Lý Mão nữa.
Khi đến thắp hương cho vợ, Đường Minh Hoàng ngay lập tức say mê nhan sắc của Ngọc Hoàn và lập nàng làm Quý phi. Đường Minh Hoàng chiều chuộng nàng hết mực.
- Nhà vua tối ngày ở bên Dương Quý Phi yến tiệc đàn ca, bỏ bê việc triều chính dẫn đến họa mất nước. Năm 756, kinh thành Trường An bị thất thủ, hoàng thất nhà Đường phải chạy đi lánh nạn. Trên đường di chuyển, quân lính bức vua phải ra lệnh thắt cổ Dương Quý Phi thì họ mới chịu phò vua vì đương thời ai cũng cho Dương Quý Phi là mầm đại họa.
Dưới sức ép của binh lính, Đường Minh Hoàng buộc phải xử tử Dương Quý Phi, nàng bị xiết cổ chết năm 38 tuổi. Sau khi chết, xác quý phi bị chôn vội ven đường.
Năm 757, nhà Đường dẹp loạn xong, Đường Minh Hoàng sai người xây mộ cho quý phi. Hiện tại mộ nằm ở tỉnh Thiểm Tây, thực chất, đây chỉ là mộ gió, xác của Dương Quý Phi bị chôn vội trên đường chạy nạn nên không tìm lại được tung tích.
Chuyên đề 2: Mĩ nhân Trung Quốc – Việt Nam
I. Mĩ nhân Trung Quốc
II. Mĩ nhân Việt Nam
1. Huyền Trân công chúa
-Huyền Trân, một công chúa đời nhà Trần, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông, có nhan sắc kiều diễm, thông minh sắc sảo. Vào năm 1293, Trần Nhân Tông sau khi truyền ngôi cho con, lui về làm Thái thượng hoàng, Ngay sau đó, Thái thượng hoàng nhận được lời mời du ngoạn đến Chiêm Thành, để duy trì mối quan hệ hòa hiếu với Chiêm Thành, Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân và đòi sính lễ là hai châu Ô, Lý. Nhưng công chúa Huyền Trân lấy chồng vừa được một năm thì Chế Mân chết, hoàng hậu theo tục lệ phải lên giàn thiêu chết cùng vua
Công chúa Huyền Trân trở thành đề tài của nhiều tác phẩm nghệ thuật
1. Huyền Trân công chúa
-Sợ em gái bị tổn thương, Trần Anh Tông sai Trần khắc Chung tới Chiêm Thành cứu Huyền Trân về. Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền về Đại Việt bằng đường biển. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi lại Huyền Trân và Trần Khắc Chung lại có một mối tình tuyệt đẹp khi con thuyền lênh đênh trên biển suốt hơn một năm trời. Huyền Trân về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm 1309, dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa Huyền Trân mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340). Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là ‘Thần Mẫu’ và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn.
2. Công chúa An Tư
-Đầu năm Ất Dậu (1285), quân nhà Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng đối phương. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9/3 cùng năm, thủy quân Nguyên đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Trước thế mạnh của đối phương, quân ta cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu, bởi vậy, Thượng hoàng Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân, tức sai người dâng em gái út của mình (công chúa An Tư) cho tướng Thoát Hoan. Sau đó, quân Trần bắt đầu phản công, quân Nguyên đại bại. Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hốt Tất Liệt đã phải ‘chui vào cái ống đồng để lên xe bắt quân kéo chạy’ để về Tàu
3. Công chúa Ngọc Hân
- Là con gái út của vua Lê Hiển Tông. Sau này quân Tây sơn chiếm Bắc hà, để xoa dịu Nguyễn Huệ, vua Lê Hiến Tông nghe lời Nguyễn Hữu hỉnh gả cho Nguyễn Huệ công chúa Ngọc Hân. Cuộc hôn nhân của hai người êm thắm được sáu năm, Ngọc Hân sinh đưọc hai người con. Quang Trung đột ngột qua đời, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, Ngọc Hân và các con phải trốn khỏi cung. Sau này, bị truy đuổi gắt gao, Ngọc Hân uống thuốc độc tự tử, hai người con của bà cũng đều chết yểu nơi xa
Vua Quang Trung và công chúa Ngọc Hân
Hoa hậu Thùy Lâm trong vai công chúa Ngọc Hân
4. Lý Chiêu Hoàng
Lý Chiêu Hoàng là vị vua thứ 9 và là cuối cùng của nhà Lý (Việt Nam) từ năm 1224 đến năm 1225, đồng thời là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Bà là con thứ của vua Lý Huệ Tông với Trần Thị Dung, tước hiệu là Chiêu Thánh công chúa. Năm 1224, Trần Thủ Độ chuyên quyền, ép vua Lý Huệ Tông đi tu. Lý Huệ Tông không có con trai, ông phải lập công chúa Chiêu Thánh làm Thái tử, rồi truyền ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo, gọi là Lý Chiêu Hoàng. Năm 1225, họ Trần nắm giữ binh quyền và các chức vụ quan trọng. Dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, dựng nên cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng (lúc đó mới 7 tuổi) và Trần Cảnh (8 tuổi) rồi chuyển giao triều chính bằng cách nhường ngôi cho chồng
-Sau khi nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng được phong Chiêu Thánh hoàng hậu. Bà chung sống với chồng gần 10 năm, tình cảm khá sâu sắc, được Trần Cảnh, bấy giờ là Trần Thái Tông yêu thương. Nhưng vì lấy nhau 12 năm không có con nên Trần Thủ Độ và vợ là công chúa Thiên Cực (Trần Thị Dung – vợ cũ vua Lý Huệ Tông, mẹ của Chiêu Thánh) ép Trần Cảnh phải bỏ Chiêu Thánh để lấy chị dâu (vợ Trần Liễu, chị gái Chiêu Thánh) là công chúa Thuận Thiên đang có mang 3 tháng. Trần Cảnh lúc đầu phản đối, nhưng do Trần Thủ Độ gây sức ép, cuối cùng cũng phải chịu nghe theo. Chiêu Thánh sau đó bị phế ngôi, Thuận Thiên được lập làm hoàng hậu. Năm 1258, sau kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông lại đem Chiêu Thánh gả cho tướng Lê Phụ Trần (vốn tên là Lê Tần). Chiêu Thánh đồng ý lấy Lê Phụ Trần với ba điều kiện buộc Vua Trần phải chấp nhận. Đó là :Thôi truy sát các vương tôn họ Lý; lập lại miếu thờ cho các bậc công thần đời Lý, và bà muốn Lê Phụ Trần chuyển ra sống ở nơi xa khỏi kinh thành. Đến đây, hạnh phúc mới mỉm cười với bà, bà sinh hai người con, một trai, một gái.
Lý Chiêu Hoàng
Lý Chiêu Hoàng
Hoa hậu Diễm Hương- 2010
Hoa hậu Thu Thảo năm 2012
I. Mĩ nhân Trung Quốc
Tây Thi
Sống thời Xuân Thu, khoảng thế kỉ VII – VI TCN
Vẻ đẹp mệnh danh là “trầm ngư”
Tây Thi là con một người kiếm củi họ Thi, nàng dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm, thuộc nước Việt cổ . Trữ La có hai thôn : thôn Đông và thôn Tây, nàng ở thôn Tây nên gọi là Tây Thi
- Tương truyền Tây Thi đẹp đến nỗi khi nàng đi hái củi trong rừng, chim bay trên trời nhìn thấy nàng quên cả vỗ cánh nên rơi xuống đất. Khi nàng giặt áo bên sông, cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Câu “chim sa, cá lặn” cũng là từ nàng mà ra.
Đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), hai nước Ngô và Việt đánh nhau. Sau trận đại bại tại Cối Kê, vua Việt là Câu Tiễn phải mình trần sang lạy vua Ngô là Phù Sai xin hàng. Ngô vương bắt vợ chồng Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin, có quan Tướng Quốc là Phạm Lãi theo hầu. Cả ba đều bị giam trong ngục đá.
Một hôm vua Ngô đau, Câu Tiễn nghe theo lời của Phạm Lãi là chịu nếm phân của vua Ngô để được vua Ngô tin kẻ hàng giữ dạ trung thành. Nhờ đó mà cả ba được phóng thích về nước. Sau khi được thả về, lòng uất ức căm hờn mong rửa được nhục thù. Đại phu Văn Chủng hiến 7 kế phá Ngô. Một trong 7 kế là đem mỹ nữ sang dâng để làm mê hoặc vua Ngô
2. Vương chiêu quân
- Chiêu Quân Với sắc đẹp được ví là "lạc nhạn" (làm cho chim sa), câu chuyện về nàng trở thành một đề tài sáng tác phổ biển của thi ca , nghệ thuật . Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình. Sự quên mình của nàng góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa Trung Hoa và Hung Nô .
- Chiêu Quân tên là Vương Tường nên cũng được gọi là Vương Chiêu Quân . Nàng là con gái của một gia đình thường dân ở Tỉ Quy, Nam Quận, nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc . Được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 40 TCN, đời vua Hán Nguyên Đế ( 49 TCN - 33 TCN ). Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt vua và vẫn chỉ là một cung nữ . Năm 33 TCN, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Da đến Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán, một phần trong hệ thống triều cống giữa nhà Hán và Hung Nô. Ông này nắm lấy cơ hội để đề nghị được trở thành con rể của vua Nguyên Đế. Thay vì gả cưới một công
Vương Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp đem lại hòa bình. Sự hy sinh của nàng đã giúp mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô.
Chiêu Quân được tuyển vào cung dưới thời vua Hán Nguyên Đế. Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt vua và chỉ là một cung nữ. Có lần thiền vu Hung Nô đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán.
Thiền vu đề nghị được trở thành con rể vua Hán Nguyên Đế. Thay vì gả công chúa cho thiền vu, vua Hán ban cho ông năm cung nữ, trong đó có Vương Chiêu Quân.
Theo sử sách ghi lại, khi được vời vào triều, vẻ đẹp của Chiêu Quân đã làm cho Hán Nguyên Đế sững sờ, thậm chí còn muốn thay đổi quyết định để giữ nàng ở lại.
Đời chồng thứ nhất của Chiêu Quân là thiền vu Hung Nô - Hô Hàn Tà. Sau khi ông chết, Chiêu Quân phải theo tục nối dây của người Hung Nô và trở thành vợ của thiền vu tiếp theo là Phục Chu Luy Nhược Đề - con trai lớn của Hô Hàn Tà. Hòa bình giữa nhà Hán và Hung Nô đã được kéo dài trên 60 năm nhờ Chiêu Quân là vì vậy.
Sau khi chết, Chiêu Quân được mai táng tại Nội Mông. Mộ của Chiêu Quân thường được gọi là “Thanh Trủng” (cỏ xanh) vì khi mùa đông sang, dù cỏ ở những nơi khác đã vàng úa thì cỏ trên mộ nàng vẫn xanh tốt.
3. . Điêu Thuyền
Điêu Thuyền là một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc . Điêu Thuyền được mệnh danh là người đẹp bế nguyệt , có sắc đẹp khiến cho trăng cũng phải xấu hổ mà giấu mình đi.
- Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc. Đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến n ỗ i trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là "Bế Nguyệt".
- Điêu Thuyền là một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. Dù được cho là nhân vật hư cấu nhưng hình tượng Điêu Thuyền vẫn được văn hóa dân gian Trung Quốc trân trọng và lưu giữ, thường được nhắc đến trong các câu chuyện lịch sử liên quan đến Đổng Trác và Lã Bố - hai vị tướng của nhà Đông Hán.
4. Dương Quý Phi
Dương Quý Phi là một cung phi tuyệt sắc của Đường Minh Hoàng (tức Đường Huyền Tông). Quí phi tục danh là Ngọc Hoàn sinh ở tỉnh Tứ Xuyên vào khoảng năm 719. Nàng là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Gia đình này nguyên gốc ở một quận nhỏ thuộc Trung Đông (Thiểm Tây) là Hòa Âmđến đây lập nghiệp. Cha là Dương Huyền Diễn thuộc dòng khá giả vì tổ phụ từng làm thứ sử tại quận Kim.
- Năm 17 tuổi, Dương Ngọc Hoàn (tên thật của Dương Quý Phi) được chọn làm vợ của hoàng tử Thọ Vương Lý Mạo - con trai thứ 18 của Đường Minh Hoàng. Dương Ngọc Hoàn trở thành Thọ Vương phi.
Về sau, Dương Ngọc Hoàn được giao nhiệm vụ trông coi đèn nhang sớm hôm cầu nguyện cho Vũ Huệ Phi - một người vợ của vua Đường Minh Hoàng. Từ đó, Ngọc Hoàn phải làm sãi, không còn là vợ của vương tử Lý Mão nữa.
Khi đến thắp hương cho vợ, Đường Minh Hoàng ngay lập tức say mê nhan sắc của Ngọc Hoàn và lập nàng làm Quý phi. Đường Minh Hoàng chiều chuộng nàng hết mực.
- Nhà vua tối ngày ở bên Dương Quý Phi yến tiệc đàn ca, bỏ bê việc triều chính dẫn đến họa mất nước. Năm 756, kinh thành Trường An bị thất thủ, hoàng thất nhà Đường phải chạy đi lánh nạn. Trên đường di chuyển, quân lính bức vua phải ra lệnh thắt cổ Dương Quý Phi thì họ mới chịu phò vua vì đương thời ai cũng cho Dương Quý Phi là mầm đại họa.
Dưới sức ép của binh lính, Đường Minh Hoàng buộc phải xử tử Dương Quý Phi, nàng bị xiết cổ chết năm 38 tuổi. Sau khi chết, xác quý phi bị chôn vội ven đường.
Năm 757, nhà Đường dẹp loạn xong, Đường Minh Hoàng sai người xây mộ cho quý phi. Hiện tại mộ nằm ở tỉnh Thiểm Tây, thực chất, đây chỉ là mộ gió, xác của Dương Quý Phi bị chôn vội trên đường chạy nạn nên không tìm lại được tung tích.
Chuyên đề 2: Mĩ nhân Trung Quốc – Việt Nam
I. Mĩ nhân Trung Quốc
II. Mĩ nhân Việt Nam
1. Huyền Trân công chúa
-Huyền Trân, một công chúa đời nhà Trần, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông, có nhan sắc kiều diễm, thông minh sắc sảo. Vào năm 1293, Trần Nhân Tông sau khi truyền ngôi cho con, lui về làm Thái thượng hoàng, Ngay sau đó, Thái thượng hoàng nhận được lời mời du ngoạn đến Chiêm Thành, để duy trì mối quan hệ hòa hiếu với Chiêm Thành, Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân và đòi sính lễ là hai châu Ô, Lý. Nhưng công chúa Huyền Trân lấy chồng vừa được một năm thì Chế Mân chết, hoàng hậu theo tục lệ phải lên giàn thiêu chết cùng vua
Công chúa Huyền Trân trở thành đề tài của nhiều tác phẩm nghệ thuật
1. Huyền Trân công chúa
-Sợ em gái bị tổn thương, Trần Anh Tông sai Trần khắc Chung tới Chiêm Thành cứu Huyền Trân về. Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền về Đại Việt bằng đường biển. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi lại Huyền Trân và Trần Khắc Chung lại có một mối tình tuyệt đẹp khi con thuyền lênh đênh trên biển suốt hơn một năm trời. Huyền Trân về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm 1309, dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa Huyền Trân mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340). Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là ‘Thần Mẫu’ và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn.
2. Công chúa An Tư
-Đầu năm Ất Dậu (1285), quân nhà Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng đối phương. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9/3 cùng năm, thủy quân Nguyên đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Trước thế mạnh của đối phương, quân ta cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu, bởi vậy, Thượng hoàng Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân, tức sai người dâng em gái út của mình (công chúa An Tư) cho tướng Thoát Hoan. Sau đó, quân Trần bắt đầu phản công, quân Nguyên đại bại. Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hốt Tất Liệt đã phải ‘chui vào cái ống đồng để lên xe bắt quân kéo chạy’ để về Tàu
3. Công chúa Ngọc Hân
- Là con gái út của vua Lê Hiển Tông. Sau này quân Tây sơn chiếm Bắc hà, để xoa dịu Nguyễn Huệ, vua Lê Hiến Tông nghe lời Nguyễn Hữu hỉnh gả cho Nguyễn Huệ công chúa Ngọc Hân. Cuộc hôn nhân của hai người êm thắm được sáu năm, Ngọc Hân sinh đưọc hai người con. Quang Trung đột ngột qua đời, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, Ngọc Hân và các con phải trốn khỏi cung. Sau này, bị truy đuổi gắt gao, Ngọc Hân uống thuốc độc tự tử, hai người con của bà cũng đều chết yểu nơi xa
Vua Quang Trung và công chúa Ngọc Hân
Hoa hậu Thùy Lâm trong vai công chúa Ngọc Hân
4. Lý Chiêu Hoàng
Lý Chiêu Hoàng là vị vua thứ 9 và là cuối cùng của nhà Lý (Việt Nam) từ năm 1224 đến năm 1225, đồng thời là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Bà là con thứ của vua Lý Huệ Tông với Trần Thị Dung, tước hiệu là Chiêu Thánh công chúa. Năm 1224, Trần Thủ Độ chuyên quyền, ép vua Lý Huệ Tông đi tu. Lý Huệ Tông không có con trai, ông phải lập công chúa Chiêu Thánh làm Thái tử, rồi truyền ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo, gọi là Lý Chiêu Hoàng. Năm 1225, họ Trần nắm giữ binh quyền và các chức vụ quan trọng. Dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, dựng nên cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng (lúc đó mới 7 tuổi) và Trần Cảnh (8 tuổi) rồi chuyển giao triều chính bằng cách nhường ngôi cho chồng
-Sau khi nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng được phong Chiêu Thánh hoàng hậu. Bà chung sống với chồng gần 10 năm, tình cảm khá sâu sắc, được Trần Cảnh, bấy giờ là Trần Thái Tông yêu thương. Nhưng vì lấy nhau 12 năm không có con nên Trần Thủ Độ và vợ là công chúa Thiên Cực (Trần Thị Dung – vợ cũ vua Lý Huệ Tông, mẹ của Chiêu Thánh) ép Trần Cảnh phải bỏ Chiêu Thánh để lấy chị dâu (vợ Trần Liễu, chị gái Chiêu Thánh) là công chúa Thuận Thiên đang có mang 3 tháng. Trần Cảnh lúc đầu phản đối, nhưng do Trần Thủ Độ gây sức ép, cuối cùng cũng phải chịu nghe theo. Chiêu Thánh sau đó bị phế ngôi, Thuận Thiên được lập làm hoàng hậu. Năm 1258, sau kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông lại đem Chiêu Thánh gả cho tướng Lê Phụ Trần (vốn tên là Lê Tần). Chiêu Thánh đồng ý lấy Lê Phụ Trần với ba điều kiện buộc Vua Trần phải chấp nhận. Đó là :Thôi truy sát các vương tôn họ Lý; lập lại miếu thờ cho các bậc công thần đời Lý, và bà muốn Lê Phụ Trần chuyển ra sống ở nơi xa khỏi kinh thành. Đến đây, hạnh phúc mới mỉm cười với bà, bà sinh hai người con, một trai, một gái.
Lý Chiêu Hoàng
Lý Chiêu Hoàng
Hoa hậu Diễm Hương- 2010
Hoa hậu Thu Thảo năm 2012
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Đình Huy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)