Bài 5. Trung Quốc thời phong kiến

Chia sẻ bởi Trịnh Mai Thuỳ | Ngày 10/05/2019 | 82

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Trung Quốc thời phong kiến thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn
đến với bài thuyết trình của
Tổ 3
Chương III:
Bài 5: Trung Quốc thời
phong kiến
NIÊN BIỂU CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN Ở TRUNG QUỐC

Bạn hãy kể tên những triều đại phong kiến chính của Trung Quốc?
Trả lời:
Trung Quốc thời phong kiến đã trải qua tất cả 6 triều đại chính. Đó là:

+ Triều Tần (221  206 TCN)

+ Triều Hán (206 TCN – 220)

+ Triều Đường (618 – 907)

+Triều Nguyên (1271 – 1368)

+ Triều Minh (1368 – 1644)

+ Triều Thanh (1644 – 1911)
Nhà Thanh
Bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh
1. Quá trình thành lập
- Cuối thời Minh, việc bao chiếm và tập trung ruộng đất vào tay quý tộc, địa chủ diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Ngược lại, nhân dân đói khổ vì ít ruộng, sưu dịch và tô thuế nặng nề.
Khởi nghĩa nông dân lại nổ ra, trong đó có cuộc nổi dậy của Lí Tự Thành đã làm cho triều Minh sụp đổ.
- Giữa lúc đó, một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lí Tự Thành, lập ra nhà Thanh (1644 – 1911)
=> Nhà Thanh ra đời
Bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh
Hoàng đế
2. Các chính sách cai trị.
a. Đối nội:
Bộ máy nhà nước:
+ Bộ máy hành chính quan trọng nhất của nhà Thanh là Đại hội đồng, là một cơ quan gồm hoàng đế và các quan lại cao cấp.
+ Hệ thống hành chính của nhà Thanh dựa trên hệ thống trước đó của nhà Minh. Ở tình trạng phát triển nhất, chính phủ Thanh tập trung quanh Hoàng đế với tư cách là người cầm quyền tối cao chỉ huy sáu bộ, mỗi bộ do hai Thượng thư đứng đầu và được hỗ trợ bởi bốn Thị lang.
Chính sách cai trị:
+ Nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc.
+ Giai cấp thống trị nhà Thanh yêu cầu người Trung Quốc phải theo phong tục người Mãn từ y phục đến đầu tóc.
+ Các hoàng đế Thanh dùng biện pháp vỗ về, mua chuộc giai cấp địa chủ người người Hán, giảm nhẹ tô thuế cho dân, khuyến khích khẩn hoang.
b. Đối ngoại
Cũng giống như các triều đại trước, Nhà Thanh cũng thục hiện các cuộc xâm lược ra bên ngoài.

Sau khi chiếm Trung Hoa của nhà Minh, các hoàng đế nhà Thanh đã từng bước mở rộng đế chế của mình thông qua các cuộc chiến tranh và sát nhập.

Họ đã chiếm thêm được Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, một phần Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan ngày nay và cùng với Mông Cổ, Triều Tiên trước đó vào đế chế của mình.

Nhà Thanh thất bại trước nước Đại Việt và Miến Điện khi tiến xuống Đông Nam Á vào nửa sau thế kỷ 18, cho tới khi Đế quốc Nga xâm chiếm Trung Á vào thế kỉ 19.
Nhà Thanh mở rộng đế chế
c. Quân sự
Sự phát triển của hệ thống quân đội nhà Thanh có thể được chia ra làm hai giai đoạn rõ rệt trước và sau cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1850 -18 64)
Quân đội nhà Thanh bao gồm: Sương Quân và Hoài Quân
3, Quá trình sụp đổ
a. Nguyên nhân sụp đổ:
Vào cuối thời Thanh, so chính sách thuế khóa nặng nề làm cho cuộc sông nhân dân khó khăn.
Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra nhiều nơi làm chính quyền nhà Thanh suy yêu dần.
Lợi dụng cơ hội trên, tư bản phương Tây đua nhau nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc.
b. Hậu quả:
Nhiều cuộc xung đột diễn ra ngày càng kịch liệt, nhà Thanh sụp đổ.
Sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912 đánh dấu sự kết thúc của hơn 2000 năm phong kiến Trung Quốc và sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn kéo dài, không chỉ đối với quốc gia mà ở một số mặt còn đối với cuộc sống của người dân.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Mai Thuỳ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)