Bài 5. Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 18/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai thuộc GD QP-AN 10

Nội dung tài liệu:


Người biên soạn: Đại tá Lê Ngọc Cường
Phó Giám đốc TTGDQP-AN, Đại h?c Qu?c gia H� Nội
Phòng chống vũ khí huỷ diệt lớn
Vũ khí huỷ diệt lớn (VKHDL) là loại vũ khí có hiệu lực rất lớn, dùng để gây cho đối phương những tổn thất hàng loạt về sinh lực, phương tiện chiến tranh.



1. Khái niệm

VKHN là một loại VKHDL mà đặc tính chiến đấu của nó dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng rất lớn được giải phóng ra từ phản ứng phân hạch dây chuyền và phản ứng tổng hợp hạt nhân để tiêu diệt các mục tiêu.
Vũ khí hạt nhân bao gồm.

Đầu đạn (đầu nổ) hạt nhân : Bom, mìn, đạn pháo, đạn tên lửa, ngư lôi. Đầu đạn hạt nhân là thành phần gây tác hại của VKHN.

Các phương tiện sử dụng (phương tiện mang, chuyển tải): máy bay, tên lửa, pháo, pháo phản lực, tầu ngầm. Các phương tiện sử dụng có tác dụng đưa đầu đạn hạt nhân tới mục tiêu.

2. Phân loại và phương tiện sử dụng
a. Phân loại

Hai quả bom nguyên tử có tên là Patman (lão béo) và littlerboy (chú nhóc) đã ném xuống Hirosima và Nagaraki. Đương lượng nổ 20Kt

Đám mây hình nấm cao 18km của quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.
Hậu quả của vụ nổ quả bom nguyên tử tại Hiroshima
Nagasaki sau vụ nổ
Một số loại tên lửa chiến lược và chiến thuật

3. Các phương thức nổ hạt nhân

VKHN có thể được điều khiển cho nổ ở các môi trường vật chất khác nhau. Dựa vào độ cao nổ (h) có thể chia thành 5 phương thức nổ sau.
- Nổ trong vũ trụ (VT): h = 65 km
- Nổ trên cao (C): h = 10 ? 65 km
- Nổ trên không (K): h = 10 km ? rmax (cầu lửa không chạm đất, nước)
- Nổ mặt đất (Đ), mặt nước (N): cầu lửa bị chạm vào đất (nước) do vậy quan sát thấy bán cầu lửa
- Nổ dưới đất (DĐ), dưới nước (DN): không quan sát được cầu lửa từ mặt đất.
Các phương thức nổ hạt nhân
Nổ trong vũ trụ
Nổ trên không
Nổ mặt đất
Nổ dưới đất
Nổ dưới nước
Nổ mặt nước
* Các nhân tố sát thương phá hoại:
Sóng xung kích yếu.
BXQ và BXX là hai nhân tố sát thương chủ yếu
Nhiễm xạ mặt đất khôngđáng kể
HƯĐT có bán kính và trăm km.
a. Nổ vũ trụ (VT).
* Cảnh tượng nổ:
Gồm các tín hiệu: Cầu lửa sáng chói, lan rộng nhanh( sau vài giây bán kính cầu lửa đạt vài chục km. Bao quanh cầu lửa là lớp khí phát sáng đỏ hồng, dày tới hàng trăm km.
a. Nổ trên không (K).
* Cảnh tượng nổ:
Điển hình cho nổ hạt nhân gồm các tín hiệu: Chớp sáng chói lọi, tiếng nổ rền vang, cầu lửa tròn lan rộng và bốc cao thành nấm mây nguyên tử.
* Các nhân tố sát thương phá hoại:
- Sóng xung kích là nhân tố sát thương chủ yếu.
- BXQ và BXX là hai nhân tố sát thương quan trọng
- HƯĐT mạnh.

Tokyo tháng 8/1945
Na ga sa ki tháng 9/1945
Một vụ nổ hạt nhân
Một vụ nổ hạt nhân
* Mục đích sử dụng.
- Nổ không cao (Kc), không vừa (Kv): là phương thức nổ có lợi nhất tiêu diệt sinh lực ngoài công sự và các mục tiêu ít kiên cố trên mặt đất: nhà gỗ, nhà gạch, VKBKT trên mặt đất.
- Nổ không thấp (Kt): Phương thức nổ có lợi nhất tiêu diệt sinh lực ẩn nấp trong công sự dã chiến và mục tiêu tương đối kiên cố trên mặt đất : nhà xi măng, cột thép, nhà ga, bến tầu, cầu cống.
b. Nổ mặt đất (Đ), mặt nước (N)
* Cảnh tượng nổ:
Tương tự như nổ K gồm các tín hiệu. ánh chớp chói lọi, tiếng nổ rền vang, mặt đất rung chuyển mạnh, cầu lửa bị khuyết phần dưới, nấm mây nguyên tử, hố bom, thấp hơn nhưng to hơn, dày hơn và thẫm màu hơn so với nổ K.
* Các nhân tố sát thương phá hoại:
- Sóng xung kích, BXQ gần tâm nổ rất mạnh
- BXX mạnh, nhiễm xạ địa hình rộng
- HƯĐT mạnh nhưng phạm vi hẹp.
Ngoài ra, còn các phương thức nổ khác, sinh viên nghiên cứu trong giáo trình


* Mục đích sử dụng:



- Nổ Đ là phương thức nổ có lợi nhất để tiêu diệt sinh lực ẩn nấp trong công sự kiên cố và mục các mục tiêu đặc biệt kiên cố trên mặt đất : đường băng sân bay.
Tạo khu nhiễm xạ địa hình rộng lớn cản trở chiến đấu của đối phương.
4. Các nhân tố sát thương phá hoại

a. Sóng xung động (SXĐ).
* Khái niệm :
SXĐ trong không khí là một miền không khí ở vùng nổ bị dồn nén rất mạnh và đột nhiên lan truyền khắp mọi phương với vận tốc lớn hơn vận tốc truyền âm trong không khí.
Là nhân tố gây tác hại quan trọng, chủ yếu, chiếm trung bình trên 50% năng lượng của vụ nổ hạt nhân, thời gian gây tác hại từ vài phần mười giây tới vài giây.


* Đặc tính :
- SXĐ có bản chất giống sóng nổ của bom thường nhưng có uy lực sát thương phá hoại lớn gấp nhiều lần.
- SXĐ truyền thẳng, sau một thời gian mới truyền tới mục tiêu, nếu phòng tránh kịp thời sẽ giảm được tác hại.
- SXĐ có tính chảy vòng (vòng qua, tác dụng vào phía sau vật chắn kiên cố.
- SXĐ có tác dụng lên bề mặt vật thể

* Tác hại : SXĐ là nhân tố huỷ diệt toàn bộ.
* Đối với người: SXĐ gây tác hại trực và gián tiếp.
Tác hại trực tiếp xảy ra trong thời gian pha nén truyền qua người. áp suất cao của SXĐ tạo lực ép gây tác hại cho cơ thể.
Tác hại gián tiếp là do SXĐ gây đổ sập các công trình.
* Đối với VKTBKT : SXĐ là nhân tố phá hoại chủ yếu như : sập hầm , công sự , nhà cửa, công trình; làm biến dạng, hư hỏng VKTBKT
* Phòng tránh :
- Khi có chớp lập tức nằm sấp, chân hướng về phía tâm nổ, chống hai khuỷu tay xuống đất, bàn tay bịt tai và che gáy, đầu cúi, mắt nhắm, miệng há tự nhiên và thở đều
- Lợi dụng vật che đỡ ( 3,4 bước ); tránh nơi dễ bị đổ sập
b. Bức xạ quang (BXQ).
* Khái niệm :



BXQ là bức xạ nhiệt phát ra từ bề mặt cầu lửa. BXQ là nhân tố sát thương phá hoại quan trọng và tức thời, chiếm khoảng 35% năng lượng của vụ nổ hạt nhân, thời gian tác dụng từ vài giây tới khoảng chục giây .

* Đặc tính :
- BXQ có bản chất giống bức xạ mặt trời nhưng cường độ lớn hơn nhiều lần
- BXQ truyền thẳng, tác dụng ngay lập tức và duy trì một thời gian
- BXQ bị cản trở bởi vật che khuất, chỉ tác dụng vào phía vật thể được chiếu sáng
- Vật thể có thể phản xạ, tán xạ BXQ
- Vật thể hấp thụ BXQ và tăng nhiệt độ
( tác dụng nhiệt của BXQ )
* Tác hại :
BXQ là nhân tố gây tác hại lớn cho người và VKTBLQ khó phòng tránh
* Đối với người: BXQ gây tác hại trực tiếp và gián tiếp.
Tác hại trực tiếp: gây loá mắt, mù (tạm thời, vĩnh viễn), gây bỏng
Tác hại gián tiếp: BXQ gây cháy (rừng, nhà, xăng dầu) từ đấy gây bỏng ( bỏng thường)
* Đối với VKTBKT. BXQ gây nóng chảy, hoá than cháy, biến dạng, BXQ còn gây đám cháy lớn (bão lửa, biển lửa)
Bom nguyên tử


* Phòng tránh :
- Động tác cá nhân : giống SXĐ
- ẩn nấp sau vật che khuất
- Tránh nơi có vật dễ cháy, nổ.
1. Đại cương về chất độc quân sự (CĐQS)
a. Khái niệm
Chất độc là các chất gây tác hại cho người khi chúng xâm nhập vào cơ thể người .
CĐQS là chất độc được sử dụng vào mục đích quân sự.
Sử dụng CĐQS để chế tạo vũ khí hoá học. Sử dụng chất độc trong chiến tranh gây nên chiến tranh hoá học. Ví dụ chiến tranh hóa học trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Mỹ gây nên chiến tranh hoá học trong chiến tranh xâm lược Việt Nam .



b. Phân loại CĐQS
Theo bệnh lí : dựa trên đặc điểm bệnh lý khi bị trúng độc mà chia CĐQS thành 6 nhóm
- Chất độc thần kinh: gây trúng độc thần kinh dẫn tới chết nhanh chóng. Là nhóm CĐQS nguy hiểm nhất hiện nay: Sarin GB, Soman GD, VX, Tabun GA.
- Chất độc toàn thân: khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cản trở quá trình hô hấp ở tế bào, gây trúng độc toàn thân dẫn tới chết nhanh chóng: HyđroxynuaAC, cloxyan CK. Các muối Xyanua còn được dùng làm chất đầu độc
- Chất độc loét da: gây tác hại cho tất cả các cơ quan trong cơ thể nhưng nổi bật là tổn thương trên da. Gây ban đỏ, rộp phồng, loét nát và hoại tử da .Nạn nhân rất đau đớn ,điều trị lâu khỏi, để lại di chứng xấu: Yperit HD, Yperit nitơ HN.
- Chất độc ngạt thở gây tác hại trực tiếp cho cơ quan hô hấp dẫn tới phù phổi ngạt thở rồi chết sau vài ngày: photgen CG , Diphotgen DP.
- Chất độc kích thích tác dụng lên mắt và đường hô hấp dẫn tới MSCĐ nhanh chóng. Hiện nay được sử dụng phổ biến trong hoạt động quân sự: Cloaxetophenon CN , CR .
- Chất độc tâm thần gây rối loạn tâm thần dẫn tới MSCĐ vài ngày . Là nhóm chất độc nguy hiểm có cơ chế tác dụng giống ma tuý: BZ .
Trong chiến tranh còn sử dụng thêm 2 nhóm chất độc khác không phải là CĐQS (chất độc diệt cây và chất đầu độc) .
Dựa vào độ độc chia CĐQS thành 2 nhóm
Chất độc giết người : thần kinh , toàn thân, loét da, ngạt thở .
Chất độc gây MSCĐ: kích thích, tâm thần
Dựa vào thời gian tồn tại gây tác hại của CĐQS sau khi sử dụng VKHH mà chia thành hai nhóm.
Chất độc mau tan ( không bền vững) có thời gian gây tác hại dưới 1 giờ
Chất độ lâu tan ( bền vững) : thời gian gây tác hại lớn hơn 1 giờ

c. Trạng thái sử dụng và con đường trúng độc.
* Trạng thái sử dụng ( trạng thái chiến đấu )
Là các dạng tồn tại của chất độc sau khi sử dụng VKHH.
Bom đạn hoá học nổ, CĐQS được phân tán vào môi trường dưới các dạng : hơi, sol- khí ( khí dung ) giọt lỏng, bột.
Dù sử dụng ở dạng nào cũng luôn có một phần chất độc chuyển thành hơi hoặc sol - khí (tức là có đám mây độc) do đó, bắt buộc phải đeo mặt nạ .
Tuỳ theo mục đích sử dụng, một chất độc có thể được sử dụng ở nhiều dạng, ví dụ: CS có các dạng sol - khí và bột; VX có dạng giọt và sol - khí.
* Con đường trúng độc:
Là con đường chất độc xâm nhập vào cơ thể
- Qua hô hấp: chất độc dạng hơi, sol - khí xâm nhập qua hô hấp. Đây là con đường trúng độc nguy hiểm nhất trong chiến đấu.
Phòng tránh tương đối đơn giản vì chỉ cần đeo mặt nạ hoặc dùng khẩu trang, khăn mặt che mũi, miệng.

Qua tiếp xúc: CĐ xâm nhập vào cơ thể qua da và niêm mạc. Tất cả các dạng chất độc đều có thể xâm nhập qua tiếp xúc, nhưng nguy hiểm nhất là chất độc dạng giọt.
Đây là con đường trúng độc khó phòng tránh nhất trong chiến đấu vì phải mang đầy đủ trang bị đề phòng cá nhân hết thời gian khoảng 3, 4 phút.
Qua tiêu hoá: ăn uống phải chất độc ít gặp trong chiến đấu, nhưng rất phổ biến trong đời sống. Phải xử lý tại chỗ bằng gây nôn sau đó đưa đi bệnh viện điều trị.

2. Các chất độc quân sự (CĐQS) điển hình
a. Chất độc thần kinh
* Giới thiệu chung :
Chất độc thần kinh gồm những hợp chất phốt pho hữu cơ, dễ xâm nhập vào cơ thể, gây trúng độc thần kinh dẫn tới chết nhanh chóng.
Khi bị trúng độc thần kinh có các triệu chứng điển hình: con ngươi mắt thu nhỏ, vã mồ hôi, sùi bọt mép, sổ mũi, chảy nước mắt, nôn mửa, nghẹt thở, co giật, tê liệt, lịm đi rồi chết.
* Chất độc thần kinh điển hình: Sarin GB
Sarin là chất lỏng trong suốt không màu, không mùi, không vị; tan tốt trong nước, rượu, dung môi hữu cơ và CĐQS khác .
Sarin bay hơi rất mạnh, hơi GB bị vật liệu xốp hấp phụ. Sarin tương đối bền vững về mặt hoá học, có thể tàng trữ hàng chục năm.
Sarin là chất cực kỳ độc xâm nhập vào cơ thể theo tất cả các con đường, gây chết nhanh.
Sử dụng trong chiến đấu chủ yếu ở dạng hơi. Mục đích: là nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương.
* Phòng chống chất độc thần kinh.
Đề phòng
+ Uống thuốc phòng chất độc thần kinh
+ Khẩn trương kịp thời đeo mặt nạ (có thể mặc bộ phòng da)
+ Bảo vệ nước, lương thực, thực phẩm
+ Nhanh chóng ra khỏi khu độc, cấp cứu nạn nhân.
Cấp cứu
+ Dùng ống tiêm tự động tiêm bắp bỏ vỏ ống vào túi ngực trái.
+ Súc miệng, rửa mắt, rửa mũi họng.
+ Thấm giọt độc, tiêu độc cho da.
+ Gây nôn, rửa ruột.
+ Làm hô hấp nhân tạo rồi đưa đi điều trị.
b. Chất độc kích thích
* Giới thiệu chung
Chất độc kích thích là những chất độc có tác dụng kích thích rất mạnh tới mắt và đường hô hấp dẫn tới MSCĐ nhanh chóng: CS, CR, Cloaxetophenon CN, Adamsit DM.
Tác dụng lên mắt gây cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt dữ dội.
Tác dụng lên đường hô hấp gây cay mũi, ngứa họng, ho sặc, hắt xì hơi, chảy nước mũi.
Chất độc kích thích được dùng phổ biến trong hoạt động quân sự và được trang bị cho cảnh sát.

* Chất độc kích thích điển hình. CS
CS là chất dạng bột mịn, màu trắng hơi vàng có mùi hắc và cay; bột CS dễ bị cuốn theo gió khuyếch tán mạnh và toả tán trong không khí. CS không tan trong nước, nổi trên mặt nước. CS bền vững về mặt hoá học, tàng trữ lâu dài.
CS kích thích rất mạnh tới mắt và đường hô hấp. CS được sử dụng chủ yếu ở dạng khói độc (có thể ở dạng bột) nhanh chóng làm mất sức chiến đấu đối phương, loại đối phương ra khỏi chiến đấu.
* Phòng chống chất độc kích thích
Đề phòng
+ Kịp thời đeo mặt nạ (có thể mặc bộ phòng da)
+ Nhanh chóng ra khỏi khu độc (đi ngược chiều gió)
Cấp cứu
+ Ngửi thuốc chống khói độc.
+ Súc miệng rửa mắt, rửa mũi họng.
+ Tắm giặt
Ngoài ra, còn một số chất độc khác, sinh viên nghiên cứu trong giáo trình.
3. Vũ khí hoá học
a. Khái niệm.
* Định nghĩa:
VKHH là một loại VKHDL mà đặc tính chiến đấu dựa trên cơ sở tác hại của các CĐQS đối với sinh lực.
VKHH gồm 2 bộ phận.
+ CĐQS là bộ phận gây tác hại chủ yếu của VKHH.
+ Phương tiện chuyển CĐQS thành trạng thái chiến đấu: Bom, mìn, đạn, lựu đạn.
Ngoài ra còn có phương tiện đưa bom đạn hoá học tới mục tiêu như máy bay, pháo, hoả tiễn
Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Việt Nam: Một máy bay trực thăng UH-1D của đại đội không quân 336, Không lực Hoa Kỳ rải chất diệt cỏ lên một khu vực rừng rậm, ngày 26-7-1969.
Những nạn nhân chất độc màu da cam việt nam

Mục đích sử dụng VKHH trong chiến đấu
+ Tiêu diệt sinh lực đối phương
+ Làm mất sức chiến đấu của đối phương
+ Cản trở hành động chiến đấu
2. Đặc điểm tác hại cơ bản của VKHH :
- VKHH sát thương sinh lực chủ yếu bằng tính độc, không phá hoại cơ sở vật chất nhưng làm nhiễm độc chúng.
- Phạm vi gây tác hại rộng lớn
- VKHH gây tác hại lâu dài



3. Sử dụng vũ khí hoá học.
a. Cấu tạo vũ khí hoá học :
VKHH có cấu tạo đặc biệt để:
+ Không làm biến tính chất độc.
+ Nhanh chóng chuyển CĐQS thành trạng thái chiến đấu.
+ Phân bố đều và rộng chất độc trên khu vực bị tập kích.
b. Ký hiệu VKHH :
- VKHH có ký hiệu riêng, khác với bom đạn thường.
- Nền xám (ghi nhạt); có các vạch sơn màu, có ký hiệu chất độc và các chữ (GAS, RIOT, BOM, TACC) cùng màu với màu vạch sơn.
+ Các ký hiệu màu xanh: Chất độc trong bom đạn là loại gây chết.
+ Các ký hiệu màu đỏ: Chất độc trong bom đạn là loại gây MSCĐ

c. Dấu hiệu địch sử dụng VKHH:
Dấu hiệu đặc trưng địch sử dụng VKHH:
Các dấu hiệu dấu hiệu nghi ngờ.
+ Bom đạn nổ trầm (không nổ, xì khói); quanh hố bom đạn có chất lỏng, chất bột lạ, mảnh vỏ bom đạn có ký hiệu của VKHH.
+ Máy bay bay thấp phun rải mây, khói đặc, màu sẫm.
+ Màu khói khả nghi lan tới .
+ Hiện tượng nước có váng dầu, váng bọt, sủi bọt khả nghi.
+ Hiện tượng động vật (chim, cá, côn trùng) chết hàng loạt hoặc chạy lung tung.
+ Hiện tượng có chất lỏng, chất bột lạ trên mặt đất, mái nhà, lá cây, cây cối héo.
+ Hiện tượng người bị trúng độc: ngửi mùi lạ khó chịu, ho, khó thở, chảy nước mắt ngứa, buồn nôn
4. Biện pháp chung phòng chống VKHH.
Phát hiện sớm tình huống hoá học, thông báo, báo động cho bộ đội và nhân dân phòng tránh.
Chuẩn bị đầy đủ trang bị đề phòng, luyện tập sử dụng thành thạo, kịp thời mang trang bị đề phòng khi bị địch tập kích hoá học.
Bảo vệ nguồn nước, lương thực thực phẩm.
Nhanh chóng ra khỏi khu độc, cấp cứu nạn nhân rồi đưa đi điều trị.
Nghiêm túc và triệt để chấp hành biện pháp an toàn khi hoạt động trong khu độc.
Tiêu độc sớm cho các cho các đối tượng bị nhiễm độc
Chất độc HH/ Diôxin
Chất diệt cây
(Mỹ sö dông tại VN
74,2 tr lít)
In 1969, at Bien Hoa Air Base, 28,000-Liter above ground tanks were constructed for temporary storage.
Các thùng chứa chất diệt độc tại phi trường biên hoà
Máy bay trực thăng phun rải chất độc hoá học của quân đội Mỹ
During the period 1966-1970, the herbicides were pumped from the 208-liter drums into F-6 Tank trucks that held 29,000 liters (78 drums).
Vùng đất chết
Máy bay Mỹ rải chất độc hoá học tại Việt Nam
Bom sinh học của Mỹ M33 500-lB
Một số công nghệ gen đã được ứng dụng để chế tạo vũ khí sinh học
Bom sinh học
dịch hạch
Khuẩn tả
1. Khái niệm.
* Định nghĩa:
Vũ khí sinh học là một loại vũ khí VKHDL mà đặc tính chiến đấu dựa trên cơ sở tác hại của các vi sinh vật gây bệnh dịch cho người, động vật và thực vật.
VKSH bao gồm:
+ Mầm bệnh (các VSV gây bệnh) là bộ phận gây tác hại của VKSH.
+ Môi giới: Môi trường nuôi cấy mầm bệnh động vật (chuột, côn trùng) và lá cây, lông chim.
+ Phương tiện gieo rắc mầm bệnh: bom, đạn, thùng, hộp, bao gói, chai, lọ, máy phun.

* Đặc tính VKSH:
- Gây tác hại cho sinh vật, có tính chọn lọc.
- Lây lan nhanh.
- Gây tác hại trên phạm vi rộng lớn.
- Gây tác hại lâu dài và dai dẳng.
- ủ bệnh.
- Bí mật bất ngờ
- Gây ổ bệnh thiên nhiên mới.
b. Sử dụng VKSH.
* Bom đạn vi trùng:
- Mầm bệnh được lựa chọn, được huấn luyện làm tăng động lực và khả năng đề kháng nên bệnh do VKSH rất nặng, khi cứu chữa, khó dập tắt ổ dịch.
- Bom đạn vi trùng có cấu tạo đặc biệt.
* Phương pháp sử dụng:
- Các phương pháp sử dụng rất đa dạng phong phú: phun rải, ném bom, bắn pháo, thả bằng khí cầu, bằng đường thuỷ, qua buôn bán trao đổi hàng hoá.
- Các phương pháp sử dụng: thường bí mật bất ngờ. Đối phương khó phát hiện, không thu được bằng chứng để tố cáo.
c. Dấu hiệu địch sử dụng VKSH:
- Bom đạn nổ trầm (hoặc không nổ) xung quanh có chất dịch lạ hoặc lá cây lông chim.
- Máy bay phun rải những dải mây hoặc khói.
- Hiện tượng chất dịch lạ trên mái nhà, mặt đất, lá cây.
- Hiện tượng côn trùng, lá cây, lông chim dầy đặc một cách bất thường, trái mùa hoặc thuộc loại không có ở địa phương.
- Hiện tượng chuột hay động vật chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Khí tài Phòng hoá cá nhân
a. Bệnh dịch hạch
Triệu chứng: Nhức đầu, sốt cao, buồn nôn, đau mình mẩy, mắt đỏ, mạch đập nhanh, hạch nổi ở bẹn, nách, cổ. Thời gian ủ bệnh 2-5 ngày.
Cách phòng chống: Bảo vệ cơ quan hô hấp, tiêm chủng, diệt chuột, tiêm kháng sinh và thuốc đặc hiệu.
2. Bệnh do VKSH gây nên
b. Bệnh dịch tả
Triệu chứng: ỉa chảy, nôn mửa nhiều lần, mất nước, người gầy, thân nhiệt hạ xuống 30-320C, tim đập nhanh nhưng yếu, huyết áp thấp. Thời gian ủ bệnh 2-3 ngày.
Cách phòng chống: Vệ sinh ăn uống, tiêm chủng, diệt ruồi; uống kháng sinh, truyền huyết thanh.
Ngoài ra còn có: Bệnh than, viêm não nhật Bản.
3. Phòng chống VKSH
* Biện pháp vệ sinh phòng bệnh thường xuyên.
- Vệ sinh ăn ở, thân thể và môi trường.
- Diệt chuột, ruồi, muỗi, ve.
- Tiến hành tiêm chủng phòng bệnh.
* Biện pháp đề phòng khi địch sử dụng VKSH.
- Cảnh giác phát hiện địch sử dụng VKSH và báo cáo lên cấp trên.
- Kịp thời mang, mặc khí tài đề phòng.
- Tiến hành phòng dịch khẩn cấp.
* Khắc phục hậu quả địch sử dụng VKSH.
- Cấm ra vào khu vực có dịch bệnh.
- Phát hiện người nhiễm bệnh phải kịp thời báo cho cơ quan y tế để giải quyết.
- Diệt trùng trên da và quần áo.
- Không dùng quân trang, quân dụng và đồ vật bị nhiễm mầm bệnh. không được dùng nước, lương thực thực phẩm bị ô nhiễm.
- Tích cực tẩy uế, khử trùng làm sạch khu vực có dịch.
- Tích cực điều trị chăm sóc người bệnh, dập tắt ổ bệnh.
Na pan của Mỹ tại VN
Bom lửa trên dải Gada
Trận bom lửa Napan của Mỹ tại Tokyo 1945
I. Khái niệm.
Vũ khí Lửa là loại vũ khí sát thương phá hoại dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng của chất cháy có nhiệt độ cao và ngọn lửa mạnh khi cháy tạo nên, nhằm tiêu diệt, sát thương sinh lực, thiêu huỷ vũ khí, trang bị kỹ thuật.



2. Phân loại chất cháy





3. Một số chất cháy chủ yếu
a. Chất cháy Napan (NP)
- Thành phần: Xăng 92% đến 98%...
- Đặc tính: Độ dính bám cao, thời gian cháy kéo dài. Cháy cần ô xy của không khí, dễ mồi cháy bằng ngọn lửa. Khi cháy có ngọn lửa màu vàng, nhiều khói đen.có thể cháy nổi trên mặt nước.
Nhiệt độ cháy: 900 đến 1000Oc
- Phương pháp sử dụng: Thường đóng nạp trong bom, đạn cháy, súng phun lửa và các phương tiện khác. tập kích vào các mục tiêu của đối phương.
b. Chất cháy Técmit (TH)
- Thành phần: Ôxit sắt 76% bột nhôm 24%...
- Đặc tính: Cháy không cần ô xy không khí, khi cháy có ngọn lửa sáng chói, không có khói.
Nhiệt độ mồi cháy: 1150 đến 1250Oc
Nhiệt độ cháy: 2200Oc
- Phương pháp sử dụng: Thường được nhồi trong bom, đạn cháy, súng phun lửa và các phương tiện khác. tập kích vào các mục tiêu của đối phương.
c. Chất cháy Phốt pho trắng ( loại rắn WP, loại dẻo PWP)
- Thành phần: WP Phốt pho trắng nguyên chất, màu vàng nhạt, mùi khét; PWP Phốt pho trắng pha với cao su tổng hợp, khả năng bám dính cao, thời gian cháy kéo dài.
- Đặc tính: Tự bốc cháy trong không khí, khi cháy có ngọn lửa sáng xanh, khói trắng rất độc với hệ thần kinh.
Nhiệt độ cháy: 1200Oc
- Phương pháp sử dụng: Được nhồi trong bom, đạn cháy, súng phun lửa và các phương tiện khác. tập kích vào các mục tiêu của đối phương.
Ngoài ra, còn Chất cháy Etylen oxit, Chất cháy Pyrogen (PT-1) sinh viên nghiên cứu trong giáo trình.
4. Tác hại :
* Đối với người: Chất cháy gây cháy bỏng trực tiếp và gián tiếp, tạo hơi hoặc khói độc gây thiếu o xy trong vùng cháy.gây nên choáng ngất do nóng rát, gây tâm lí hoang mang cho đối phương.
* Đối với VK,TBKT. Chất cháy làm nóng chảy, biến dạng, nếu rơi trên nhiên liệu hoặc chất nổ sẽ dẫn đến những vụ cháy nổ rất nguy hiểm.
* Đối với công sự trận địa, công trình kiến trúc.
5. Phương pháp chung phòng chống vũ khí lửa
a. Biện pháp đề phòng.
- Huấn luyện và phổ biến kiến thức...
- Cấp bao tiêu độc cấp cứu...
- Từng người phải thành thạo biện pháp dập cháy...
- Bố trí kho tàng phân tán.
- Công sự chiến đấu, các phương tiện kỹ thuật.
b. Dập cháy.
- Phương pháp dập cháy: Làm lạnh( hạ nhiệt độ), làm loãng, kìm hãm phản ứng cháy, phương pháp cách li.
- Nguyên tắc dập cháy: Xác định chất cháy, diện tích cháy, sử dụng phương tiện gì.
- Thực hành dập cháy:..
c. Cấp cứu người bị bỏng
- Nguyên tắc chung: Nếu vừa bị bỏng, vừa bị thương thì cấp cứu vết thương trước, xử lí vết bỏng sau. Nếu bị nhiễm độc thì xử lí nhiễm độc trước, vết bỏng sau.
Kịp thời, chính xác không để tổn thương thêm và nhiễm trùng.
- Cấp cứu:
+ Dùng băng vô trùng.
+ Không làm vỡ rộp, phồng.
+ Chăm sóc bệnh nhân.
+ Lưu ý khi bị bỏng WP, PWP.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)