Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các DT, TG

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Liêm | Ngày 26/04/2019 | 71

Chia sẻ tài liệu: Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các DT, TG thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Bài 5
QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
( 2 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
-Nêu được các khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
-Hiểu được chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẵng giữa các dân
tộc, tôn giáo.
2.Về ki� năng:
-Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các
dân tộc, tôn giáo.
-Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
3.Về thái độ:
- U�ng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân
tộc, tôn giáo.
-Xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết giữa
các dân tộc, tôn giáo; đấu tranh với những hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc hoặc lợi dụng tôn
giáo đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân.
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
- Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc?
- Nội dung và ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo ?
- Nội dung và ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
2. Một số kiến thức cần lưu ý :
(Về bình đẳng giữa các dân tộc:
Bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc hiến định, được ghi nhận trong các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 của nước ta.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Đảng ta khi mới thành lập, đã rất coi trọng vấn đề dân tộc, xem vấn đề dân tộc là một bộ phận có ý nghĩa sống còn trong toàn bộ chiến lược cách mạng Đảng. Các văn kiện đầu tiên của Đảng đã nói đến quyền bình đẳng, tự quyết của các dân tộc. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (năm 1951) đã viết : "Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để kháng chiến và kiến quốc". Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, các nguyên tắc đó được xác định: "Làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp các dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng to lớn của mình. Trong cán bộ cũng như trong nhân dân, cần khắc phục tư tưởng dân tộc lớn và tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội".
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ( tháng 4 năm 2001) đã nêu lên nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc là " bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển". Bốn nội dung đó có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại nhau, hợp thành một thể thống nhất, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển. Có bình đẳng thì mới thực hiện được đoàn kết dân tộc ; có tương trợ, giúp nhau thì mới cùng nhau phát triển và củng cố tinh thần đoàn kết dân tộc. Có đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển mới thưc hiện được bình đẳng dân tộc.
Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản của con người . Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn câu " Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng" từ Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ để long trọng khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2-9-1945. Các Hiến pháp 1959, 1980, 1992 đều công bố quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam và xác định đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Bình đẳng giữa các dân tộc cũng là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong giao lưu, hợp tác giữa các dân tộc. Mọi hành vi miệt thị, chia rẽ các dân tộc đều bị nghiêm cấm.
( Về bình đẳng giữa các tôn giáo:
Trong những năm xâm chiếm nước ta, thực dân pháp đã chủ trương ưu ái một số tôn giáo, liên kết với các tổ chức tôn giáo thống trị nhân dân ta, dùng chính sách chia để trị. Nhằm chống lại âm mưu thâm độc của chủ nghĩa thực dân, Đảng ta, từ khi ra đời đã lưu ý vấn đề tôn giáo, tuyên bố thực hiện tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng.
Ở nước ta, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện thông qua quyền bình đẳng giữa các tổ chức tôn giáo trước pháp luật, quyền bình đẳng của công dân, bình đẳng giữa những người theo các tôn giáo khác nhau, bình đẳng giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo. "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật" là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật. Người theo tôn giáo, người không theo tôn giáo và những người theo các tôn giáo khác nhau ở nước ta đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, không có sự phân biệt, đối xử vì lí do tín ngưỡng, tôn giáo.
Chỉ các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận mới được phép hoạt động tại Việt Nam. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm. Các hành vi kì thị, chia rẽ tôn giáo, lợi dụng tôn giáo đều bị xử lí theo pháp luật.
Nhận thấy tầm quan trọng của khối đoàn kết tôn giáo, ngay từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ tuyên bố: "Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết". Tinh thần đó được ghi nhận trong Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946: "Nhân dân ta có quyền tự do tín ngưỡng`.
Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo là đoàn kết, bình đẳng và tự do tín ngưỡng, bảo vệ các cơ sở thừa tự, trụ sở của các tôn giáo, đồng thời chống lại âm mưu của kẻ thù dân tộc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.
III. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Đảng ta ngay từ khi mới ra đời đã xác định vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách như thế nào về dân tộc và tôn giáo?

Phần làm việc của Thầy và Trò
Nội dung chính của bài học

Tiết 1:
Đơn vị kiến thức 1:
Bình đẳng giữa các dân tộc
( Mức độ kiến thức:
- HS nêu được khái niệm quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- HS hiểu được quyền bình đẳng giữa các dân tộc
xuất phát từ quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân.
- HS hiểu được nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- HS nêu được các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
( Cách thực hiện:
( Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc?
GV lần lượt nêu ra các câu hỏi để HS suy nghĩ, phân tích và yêu cầu HS tìm các ví dụ chứng tỏ ở Việt Nam không có sự phân biệt đối xử giữa các dân tộc đa số, dân tộc thiểu số:
� Trong câu: Đại gia đình dân tộc Việt Nam thống nhất hiện có 54 dân tộc anh em, vì sao nói "Đại gia đình dân tộc Việt Nam" và "54 dân tộc anh em"?
� Vì sao khi đô hộ nước ta, thực dân Pháp lại sử dụng chính sách chia để trị?
� Ngày nay, trên các đường phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều có các phố mang tên các vị anh hùng dân tộc thiểu số như Hoàng Văn Thụ, Tôn Đản, Nơ Trang Long. Điều đó có ý nghĩa gì?
HS nêu các ý kiến của mình.
GV nhận xét, bổ sung.
GV giảng:
Việt Nam là một quốc gia thống nhất có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Các dân tộc thiểu số nước ta cư trú xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.
Đồng bào các dân tộc nước ta có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng đất nước.
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) đã khẳng dịnh : "Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để kháng chiến và kiến quốc".
Quyền bình đẳng của các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản của con người. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 ghi rõ : "Tất cả quyền bính tron
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Liêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)