Bài 5: ngôn ngữ lập trình

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lắm | Ngày 25/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: bài 5: ngôn ngữ lập trình thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Bài 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

I. Mục tiêu
Kiến thức
- Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
Kỹ năng
- Phân biệt được ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
Thái độ
- Học sinh thấy được máy tính hoạt động theo chương trình và từ đó có thái độ đúng đắn đối với việc học máy tính và tin học nói chung
II. Phương pháp và phương tiện dạy học:
Phương pháp: thuyết trình, đặt câu hỏi, vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm...
Phương tiện: Giáo án, SGK, bảng phụ, phòng nghe nhìn...
III. Nội dùng và tiến trình giảng dạy:
Ổn định lớp (2 phút)
Giới thiệu bài mới: diễn tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê hoặc sơ đồ khối máy tính thì máy tính chưa có khả năng trực tiếp thực hiện thuật toán được. Vì vậy cần phải diễn tả thuật toán bằng một ngôn ngữ sao cho máy tính có thể thực hiện được. Kết quả diễn tả thuật toán như vậy ta gọi là một chương trình, ngôn ngữ để viết chương trình gọi là ngôn ngữ lập trình
Giảng bài mới:

TG
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS

Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm và các đặc điểm của ngôn ngữ máy


10’

1. Ngôn ngữ máy
- Là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu được và thực hiện được.
Trong ngôn ngữ máy các lệnh được viết dưới dạng mã nhị phân hoặc Hexa
- Các ngôn ngữ khác muốn máy hiểu được và thực hiện được phải được dịch sang ngôn ngữ máy thông qua chương trình dịch.

- Như chúng ta đã biết, để giải quyết một bài toán thì ta cần phải có một thuật toán thích hợp và hợp lý tương ứng với bài toán đó. Tuy nhiên các thuật toán chúng ta đã xét qua bài 4, đều là ngôn ngữ giả máy tính không thể hiểu được. Do đó cần có một chương trình chuyển ngôn ngữ giả của con người sang ngôn ngữ của máy. Những chương trình như vậy gọi là ngôn ngữ lập trình
Mỗi máy tính đều có ngôn ngữ của riêng nó. Người ta gọi nó là ngôn ngữ máy
- Các ngôn ngữ khác muốn máy tính hiểu được thì phải làm thế nào?

- HS ghi chép và nghe giảng










- HS trả lời:
+ Các ngôn ngữ khác muốn máy hiểu được và thực hiện được phải được dịch sang ngôn ngữ máy thông qua chương
trình dịch

Hoạt động 2: Giới thiệu khái niệm hợp ngữ và chương trình dịch



10’

2. Hợp ngữ
- Hợp ngữ gần giống với ngôn ngữ tự nhiên nhưng sử dụng một số từ (thường là viết tắt của từ tiếng Anh) để viết các lệnh
- Ví dụ: ADD AX, BX
Trong đó: ADD: phép
cộng
AX, BX: các thanh ghi
- Các chương trình viết bằng hợp ngữ muốn máy tính hiểu được cần phải chuyển đổi nó sang ngôn ngữ máy thông qua 1 chương trình gọi là hợp dịch


- Hợp ngữ là gì?
- Hợp ngữ có cần chuyển sang ngôn ngữ máy không? Vì sao?



- HS trả lời
- HS trả lời: Hợp ngữ cũng phải dịch sang ngôn ngữ máy


Hoạt động 3: Một số ngôn ngữ lập trình bậc cao và chương trình dịch trên máy tính


10’

3. Ngôn ngữ bậc cao và chương trình dịch
( Ngôn ngữ bậc cao
- Là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào loại máy cụ thể
VD: Pascal, Fortral, Cobol, Algol....
- Các chương trình viết bằng NNLT bậc cao muốn máy hiểu được cần phải chuyển đổi nó sang ngôn ngữ máy.
( Chương trình dịch
Là chương trình dùng để dịch từ các chương trình viết bằng các ngôn ngữ khác nhau ra ngôn ngữ máy.

- Ngôn ngữ như thế nào được gọi là ngôn ngữ bậc cao?
- GV giải thích và ví dụ một số ngôn ngữ bậc cao











- Giải thích chương trình dịch cho HS

- HS trả lời









- HS theo dõi và ghi chép


Củng cố (3 phút)
- Nhắc lại khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ, chương trình dịch
- Về nhà học bài và em bài tiếp theo
IV. Rút kinh nghiệm







§ 6. GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải bài toán trên máy tính: xác định bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lắm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)