Bài 5_ngôn ngữ lập trình

Chia sẻ bởi Lê Thị Thanh Thủy | Ngày 25/04/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: bài 5_ngôn ngữ lập trình thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

Tuần 09. Tiết 17
Ngày soạn:05/10/11
Ngày dạy: 10/10/11
Bài 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
((


MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Cho học sinh biết được có 3 lớp ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.
Kĩ năng:
- Hiểu và phân biệt được các loại ngôn ngữ.
3. Thái độ
– Cần thấy rõ muốn sử dụng máy tính, ngoài hiểu biết phần cứng còn cần hiểu biết về phần mềm.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án, máy tính, máy chiếu.
Học sinh
SGK, vở, tham khảo bài học trước khi lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định – kiểm tra sĩ số
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Không.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung

Đặt vấn đề
- Hỏi: Diễn tả thuật toán so sánh 2 số a và b.






- Nhận xét câu trả lời.
- Hỏi: Thuật toán đó máy tính có thể thực hiện được hay chưa?
- Thuật toán muốn máy tính thực hiện được phải được chuyển sang chương trình bằng ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được. Vậy ngôn ngữ đó là ngôn ngữ gì, có mấy loại ngôn ngữ diễn tả thuật toán. Đó chính là nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học.

Hoạt động 1: Tìm hiểu ngôn ngữ máy
- GV giới thiệu khái niệm ngôn ngữ lập trình.

- Các dân tộc trên thế giới đều có ngôn ngữ riêng, tương tự như vậy mỗi loại máy tính cũng có ngôn ngữ riêng. Đó chính là ngôn ngữ máy.
- GV trình bày đặc điểm của ngôn ngữ máy.
- Hỏi: Vậy các chương trình viết bằng ngôn ngữ khác phải làm thế nào để máy tính hiểu được?
- Minh họa một đoạn chương trình viết bằng ngôn ngữ máy. Yêu cầu học sinh nhận xét về lệnh viết bằng ngôn ngữ máy.


- Nhận xét và bổ sung nhược điểm của máy.
- Nhấn mạnh do tập lệnh của các bộ xử lý có thể khác nhau nên không thể dùng chương trình viết trên bộ xử lý này chạy trên máy tính dùng bộ xử lý khác loại.
- Từ đó dễ thấy ngôn ngữ máy chỉ dùng cho những người am hiểu nhiều về máy tính.
- Để khắc phục những những nhược điểm đó, một số ngôn ngữ ra đời và phát triển. Một trong số đó là hợp ngữ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hợp ngữ.
- Giới thiệu đặc điểm cơ bản của hợp ngữ :Về cơ bản, hợp ngữ có các cấu trúc rất giống với ngôn ngữ máy. Điều khác là trong hợp ngữ có thể viết lệnh dưới dạng mã chữ.
- Minh họa 1 đoạn chương trình. Giải thích mov là viết tắt move có nghĩa là chuyển.
MOV AX,A có nghĩa là nạp số liệu đặt tên là A lên thanh ghi AX.
- Yêu cầu học sinh thảo luận so sánh với ngôn ngữ máy.
- Yêu cầu học sinh trình bày.



- Máy có thể trực tiếp hiểu và thực hiện ngôn ngữ máy hay không?

- Ngôn ngữ máy đã thuận lợi hơn trong việc viết chương trình, tuy nhiên nó còn tồn tại nhiều nhược điểm nên nó chưa phù hợp với số đông người lập trình.
=>Đặt ra yêu cầu ra đời một số ngôn ngữ mới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ngôn ngữ bậc cao.
- Để thuận lợi hơn ngôn ngữ bậc cao có các câu lệnh gần với ngôn ngữ tự nhiên.
- Minh họa ví dụ
- Yêu cầu học sinh so sánh với ngôn ngữ máy và hợp ngữ.



- Nhận xét, tổng hợp, trình chiếu ưu điểm.



- Giới thiệu một số ngôn ngữ bậc cao.
- Hỏi: Làm thế nào để máy tính hiểu các chương trình viết bằng ngôn ngữ này?


- Hỏi: Chương trình dịch là gì?


- Trả lời:
B1: Nhập a và b.
B2: Nếu a=b: thông báo a và b bằng nhau, kết thúc.
B3: Nếu a>b : thông báo a lớn hơn b, kết thúc.
B4: Thông báo b lớn hơn, kết thúc.

- Trả lời: Máy tính chưa thực hiện được.



















- Trả lời: Phải chuyển sang ngôn ngữ máy.




- Trả lời: Các lệnh được viết ở dạng nhị phân, dài và khó nhớ.




- Ghi bài.

-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thanh Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)