Bai 5 lop 11

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Phương | Ngày 26/04/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: bai 5 lop 11 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

PPCT: 9
Bài 5:
CUNG - CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm cung cầu hàng hóa, dịch vụ và những nhân tố ảnh hưởng tới chúng.
- Hiểu được mối quan hệ - cung cầu hàng hóa, dịch vụ trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
2. Về kĩ năng:
- Biết cách quan sát tình hình cung cầu trên thị trường
- Giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung cầu của một loại sản phẩm địa phương.
- Bước đầu biết đưa ra những giải pháp để vận dụng các trường hợp cung cầu hàng hóa, dịch vụ thích ứng với các đối tượng: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
3. Thái độ, hành vi
- Tin vào sự vận dụng của Đảng và Nhà nước về quan hệ cung cầu trong việc hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
- Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ mối quan hê cung cầu trong sản xuất lưu thông hàng hóa.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Mọi nền kinh tế đều có cạnh tranh. Em hãy cho biết ý kiến đúng, sai? Giải thích vì sao?
Trình bày tài liêu mới.
Vào bài:
Bằng quan sát trực tiếp, người ta thấy trên thị trường người mua, người bán thường xuyên tác động qua lại để hình thành mối quan hệ giữa họ với nhau. Vậy mối quan hệ đó là gì?

Nội dung bài
Hoạt động GV - HS

1. Khái niệm cung, cầu
a) Khái niệm cầu








Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.










b) Khái niệm cung






Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.





















2. Mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.







a) Nội dung của quan hệ cung - cầu.




















Quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa người bàn với người mua hay giữa người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.







- Những biểu hiện of nội dung quan hệ cung cầu













+ Cung - cầu tác động lẫn nhau.
Khi cầu tăng ( sản xuất mở rộng ( cung tăng
Khi cầu giảm ( sản xuất giảm (cung giảm
+ Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường
Khi cung = cầu ( giá cả = giá trị
Khi cung > cầu ( Giá cả < giá trị
Khi cung < cầu ( Giá cả > giá trị
+ Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu
Khi giá tăng ( sản xuất mở rộng ( cung tăng và cầu giảm khi mức thu nhập không tăng
Khi giá cả giảm ( sản xuất giảm ( cung giảm và cầu tăng dù thu nhập không tăng.
b) Vai trò của quan hệ cung cầu
- Là cơ sở để nhận thức vì sao giá cả thị trường và giá trị hàng hóa chênh lệch nhau.
- Là căn cứ để người sản xuất, kinh doanh mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh
- Là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn khi mua hàng hóa.

3. Vận dụng quan hệ cung cầu

- Đối với Nhà nước

Điều tiết các trường hợp cung cầu trên thị trường thông qua các giải pháp vĩ mô thích hợp.





- Đối với người sản xuất, kinh doanh

Ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh thích ứng với các trường hợp cung - cầu




- Đối với người tiêu dùng

Ra các quyết định mua hàng thích ứng với các trường hợp cung cầu để có lợi.



- GV: em hiểu thế nào là khái niệm cầu?
- HS: Phát biểu ý kiến cá nhân
- GV: Thế nào là cầu có khả năng thanh toán?
- HS: Cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua, được đảm bảo bằng số
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)