Bài 5. Lời văn, đoạn văn tự sự

Chia sẻ bởi Nguyễn Ái Lan | Ngày 21/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Lời văn, đoạn văn tự sự thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Tiết 20
T?p l�m van
LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
Ngữ văn 6
LẶNG LẼ SA PA
I. TÌM HIỂU CHUNG :
1. Lời văn, đoạn văn tự sự .
Lời văn giới thiệu nhân vật .
Ví dụ : trang 58.
Đoạn (1) :
(câu 1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. (câu 2) Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
Đoạn (2) :
(câu 1) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. (câu 2) Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […] (câu 3) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. (câu 4) Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém […]. (câu 5) Người ta gọi chàng là Thủy Tinh […]. (câu 6) Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.

Đoạn (1) :
(câu 1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.
(câu 2) Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
Nội dung : Đoạn 1: giới thiệu vua Hùng XVIII, Mị Nương.
+ Câu (1) : 1 ý nói về Hùng Vương, 1 ý nói về Mị Nương.
Câu (2) : 1 ý nói về tình cảm, 1 ý nói về nguyện vọng. --> Giới thiệu tên họ , tài năng , sắc đẹp, quan hệ giữa các nhân vật, ý nghĩ nhân vật).
Mục đích :
+ Để mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến chủ yếu của truyện.
+ Để đề cao, khẳng định nhân vật.
Diễn đạt :
Thứ tự các câu không thể đảo lộn, vì chúng có quan hệ nhân - quả, mạch lạc, hợp lí. Nếu đảo lộn, ý nghĩa của đoạn sẽ thay đổi và khó hiểu. Ví dụ : ở đoạn 1: Gồm 2 câu, mỗi câu giới thiệu hai ý, rất cân đối đầy đủ.
? Đoạn (1) giới thiệu nhân vật nào? Giới thiệu điều gì về nhân vật? Nhằm mục đích gì ?
Đoạn (2) :
(câu 1) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn.
(câu 2) Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]
(câu 3) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.
(câu 4) Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém […].
(câu 5) Người ta gọi chàng là Thủy Tinh […],
(câu 6) Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
Nội dung :
- Đoạn (2) : Giới thiệu về tên, lai lịch, tài năng của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh  Để đề cao, cho thấy sự ngang tài của 2 nhân vật.
Diễn đạt :
Dùng kiểu câu trần thuật để giới thiệu với những từ “có”, “là”, “ở”, “Người ta gọi chàng là”...
Thứ tự các câu không thể đảo lộn, vì chúng có quan hệ nhân - quả, mạch lạc, hợp lí. Ví dụ ở đoạn 2 : Có 6 câu, câu 1 giới thiệu chung; câu 2, 3 giới thiệu một người; câu 4, 5 giới thiệu một người; câu 6 kết lại rất chặt chẽ, cân đối.
Đoạn (2) giới thiệu nhân vật nào? Giới thiệu điều gì về nhân vật? Nhằm mục đích gì ?
b. Lời văn kể việc :
Ví dụ : đoạn (3) trang 59.
Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
? Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để kể hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó? Các hành động được kể theo trình tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp “nước ngập …nước ngập …nước dâng” gây ấn tượng gì cho người đọc ?
b. Lời văn kể việc :
Ví dụ : đoạn (3) trang 59.
Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Trình tự kể : Dùng động từ mạnh kể theo thứ tự trước sau (thời gian) tăng dần.
Tác dụng : Gây ấn tượng mạnh về sự ghen giận ghê gớm của Thuỷ Tinh, sự phá hủy dữ dội của lũ lụt, sự sợ hãi, ...).
c. Đoạn văn tự sự :
Ví dụ : đoạn 1, 2, 3.
- Đoạn 1 : Vua Hùng kén rể (ý chính : câu 2  câu chủ đề ).
- Đoạn 2 : Cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng (ý chính : câu cuối  câu chủ đề ) .
- Đoạn 3 : Thuỷ Tinh nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh (ý chính : câu 1  câu chủ đề ).

 Người ta gọi đó là câu chủ đề vì nó thể hiện nội dung chủ yếu của đoạn văn.
? Hãy cho biết mỗi đoạn văn diễn đạt ý chính nào? Gạch chân dưới thể hiện ý chính ? Người ta gọi đó là câu gì ? Tại sao lại gọi là câu chủ đề ?
- Cách triển khai đoạn văn :

+ Đoạn 1 : Các ý phụ được trình bày trước, nêu nguyên nhân.
+ Đoạn 2 : Có 2 người tài giỏi như nhau đến cầu hôn nên phải giới thiệu từng người.
+ Đoạn 3 : Kể thứ tự trước sau của trận đánh, từ nguyên nhân -> kết quả.

 Ý phụ giải thích làm rõ cho ý chính.
Mối quan hệ giữa các câu rất chặt chẽ, câu sau làm rõ cho câu trước.

Kết luận : Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt các ý phụ dẫn đến ý chính đó hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.
* Ghi nhớ 2 : trang 59.
? Để dẫn đến ý chính ấy , người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào? Chỉ ra ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính ?
? Từ các ví dụ trên, hãy cho biết: mỗi đoạn văn thường diễn đạt mấy ý chính? Câu diễn đạt ý chính gọi là câu gì? Các câu khác có quan hệ với ý chính như thế nào?
Bài 1/60 :
Đoạn a : Sự việc : Sọ Dừa làm thuê trong nhà phú ông.
- Câu chủ đề : Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.
- Cách triển khai :
+ Câu 1 : Hành động bắt đầu.
+ Câu 2 : Nhận xét chung về hành động  Câu chủ đề : Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.
+ Câu 3 : Hoạt động cụ thể. Chăn suốt ngày từ sáng tới tối .
+ Câu 4, 5 : Kết quả, ảnh hưởng của hoạt động : Dù nắng, mưa; bò con nào con nấy cũng no căng. Phú ông mừng lắm.
II. LUYỆN TẬP :
Bài 1/60 :
Đoạn b : Thái độ của các con gái phú ông với Sọ Dừa.
+ Câu 1 : dẫn dắt, giải thích vì sao con gái phú ông phải mang cơm cho Sọ Dừa.
+ Câu chủ đề (câu 2) : “Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa rất tử tế”.

Đoạn c : Tính nết cô Dần.
- Quan hệ :
+ Câu 1 - Câu 2 : quan hệ nối tiếp (nhận xét bề ngoài -> tính nết).
+ Câu chủ đề (câu 2) : Tính cô còn trẻ con lắm.
+ Các câu sau nói rõ cái tính trẻ con đó được biểu hiện như thế nào.
+ Câu 3 - Câu 4 : Đối xứng.
+ Câu 2 - 3 - 4 : Quan hệ giải thích.
+ Câu 4 - 5 : Đối xứng.
Bài 2/60 :
Câu a sai vì kể hành động người gác rừng lẫn lộn trước sau.
Câu b đúng vì kể hành động của người gác rừng theo thứ tự trước sau.
Bài 3/60 :
Nhóm 1 : viết câu giới thiệu nhân vật Thánh Gióng.
Nhóm 2 : viết câu giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân.
Nhóm 3 : viết câu giới thiệu nhân vật Âu Cơ.
Nhóm 4 : viết câu giới thiệu nhân vật Tuệ Tĩnh.
Ví dụ :
- Lạc Long Quân là một vị thần, thuộc nòi rồng, sống ở miền đất Lạc Việt.
- Ngày xưa ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
- Thánh Gióng ở vào thời Hùng Vương thứ sáu đã có công dẹp giặc Ân cứu nước nên được vua phong là Phú Đổng Thiên Vương.
- Tuệ Tĩnh là danh y lỗi lạc đời Trần, có tấm lòng yêu thương và cứu giúp người bệnh.
Thảo luận
1. Học bài :
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm hoàn chỉnh các bài tập.
- Nhận diện từng đoạn trong một truyện dân gian đã học, nêu ý chính của mỗi đoạn và phân tích tính mạch lạc giữa các câu trong đoạn.
2. Chuẩn bị bài mới : THẠCH SANH
- Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích, tóm tắt truyện.
- Tìm bố cục của văn bản.
- Soạn phần đọc - hiểu văn bản.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
Chúc các em học tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ái Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)