Bài 5. Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hồng Hạnh | Ngày 11/05/2019 | 70

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 9- Bài 5:
CUNG- CẦU TRONG SẢN XUẤT
VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
1 . Khái niệm cung, cầu.
a, Khái niệm Cầu.
VÍ DỤ
b. Anh B có nhu cầu mua xe ô tô nhưng chưa có tiền
c. Chị C mua xe đạp,thanh toán hết 700.000 đồng.
d. Mẹ em mua thức ăn ở chợ, thanh toán hết 30.000 đồng.
a. Anh A mua xe máy thanh toán bằng trả góp.
Điều kiện để cầu xuất hiện:
-Ý muốn sẵn sàng mua (sở thích, nhu cầu)
-Khả năng mua (ngân sách chi tiêu)
Cầu là khối lượng hàng hóa,dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định .
Cầu về lao động
Cầu và nhu cầu
có giống nhau không?
Tại sao?
Nhu cầu là sự mong muốn đạt được một điều gì đó của con người. Đó mới chỉ là mong ước chủ quan của mỗi người.
Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua, được đảm bảo bằng số lượng tiền mà họ sẵn có tương ứng
b) Khái niệm cung:
Cung về gạo
Cung về lao động
Cung là lượng hàng hóa, dịch vụ
hiện có trên thị trường và chuẩn bị
đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định,
tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất
và chi phí sản xuất xác định.
2. Mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
a, Nội dung của quan hệ cung- cầu:
* Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau và gặp nhau giữa người bán với người mua trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
Cung - Cầu về mua, bán
Dệt vải
Hàng hoá tiêu dùng
* Biểu hiện:
Lan rất khéo tay,
thường dùng len móc được những vật dụng
rất xinh xắn như găng tay, khăn, mũ..
.ban đầu, bạn chỉ móc cho mình, sau nhiều bạn
thấy đẹp hỏi mua nên Lan tranh thủ ngoài giờ học
ngồi móc bán cho các bạn, vừa rèn luyện
tay nghề lại vừa có thêm thu nhập
để cải thiện cuộc sống.
Lan cũng dạy nhiều bạn
cách móc của mình, vì vậy năm sau
số bạn muốn mua đồ của Lan giảm hẳn,
Lan không móc bán cho các bạn nữa.
Tuy thu nhập giảm, nhưng Lan rất vui
vì đã giúp nhiều bạn trở nên
khéo tay giống mình.
Ví dụ trên cho ta thấy
cung- cầu tác động đến nhau
như thế nào?
+ Cầu tăng :
+ Cầu giảm :
sản xuất mở rộng
Cung tăng
sản xuất thu hẹp
Cung giảm
- Cung-cầu tác động lẫn nhau:
Để chuẩn bị cho mùa đông, mẹ Lan đã nhập rất nhiều áo len và áo khoác dạ về bán. Không ngờ năm nay mùa đông không lạnh lắm, hàng hóa ế ẩm. Để thu hồi vốn, mẹ Lan giảm giá quần áo xuống sát giá nhập, vậy mà tiêu thụ cũng chẳng được bao nhiêu. Mẹ Lan buồn, Lan cũng buồn lây, biết thế....
Nghỉ hè rỗi rãi, Lan ngồi móc những
chiếc ví cầm tay, móc treo điện thoại
rất xinh xắn. Mẹ thấy đẹp, mang ra
cửa hàng bán thử. Không ngờ rất
nhiều khách hỏi mua, Lam móc mỏi
tay không kịp. Mẹ thì đã “tranh thủ”
nâng giá lên gấp đôi, thế mà vẫn
nhiều người hỏi mua. Lan vui quá,
mình đã giúp được mẹ rồi...
Những ví dụ trên cho ta thấy,
cung- cầu ảnh hưởng đến giá cả
thị trường như thế nào?
Cung- cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:

+ Cung > cầu: giá cả < giá trị hàng hóa.

+ Cung < cầu: giá cả > giá trị hàng hóa.

+ Cung = cầu: giá cả = giá trị hàng hóa.
Dạo này giá cả mặt hàng
nào cũng tăng, hồi trước 1kg cam
chỉ có 15 ngàn, giờ đã tăng lên 35 ngàn rồi.
Mẹ Lan chỉ dám mua mấy quả về cho hai
chị em Lan, không dám mua để cả nhà
ăn thoải mái như trước nữa. Lan thương
mẹ vất vả, vắt nước cam mời mà mẹ không
uống, bảo không thích. Lan biết mẹ
nhường mình, tự dưng thấy sống mũi
cay cay....thương mẹ quá!
Bước sang mùa hè,
hoa quả đủ thứ đua nhau chín,
giá cả vì thế cũng rẻ đi rất nhiều.
Ngày nào đi chợ, mẹ Lan cũng mua trái cây
về cho 2 chị em, mỗi ngày một loại.
Thì trước đây giá đắt, mẹ không mua
được nhiều. Giờ giá rẻ rồi, mẹ định cho
chị em Lan “ ăn bù” đây mà. Lan biết
mẹ đã phải tính toán chi li thế nào để
chị em Lan được “ mùa nào thức đấy”,
chỉ có cậu em là vô tư đánh chén,
lại còn “ ước gì lúc nào cũng thế”,
thật là....
Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung- cầu:

+ Giá cả cao: sx mở rộng, cung tăng và
cầu giảm khi thu nhập không tăng.

+ Giá cả thấp: sx thu hẹp, cung giảm và
cầu tăng dù thu nhập không tăng.
b,
Vai
trò
của
Quan
hệ
cung-
cầu:
- Là cơ sở để nhận thức vì sao giá cả thị trường và giá trị hàng hóa chênh lệch nhau
- Là căn cứ để người sản xuất,
kinh doanh mở rộng hay
thu hẹp sản xuất, kinh doanh.
- Là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn khi mua hàng hóa.
3. Vận dụng quan hệ cung- cầu.
Nhà
nước
điều tiết các trường hợp cung cầu trên thị trường thông qua các giải pháp vĩ mô thích hợp.
Ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất - kinh doanh thích ứng với các trường hợp cung - cầu.
Ra các quyết định mua hàng thích ứng với các trường hợp cung- cầu để có lợi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Hồng Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)