Bài 5. Công xã Pa-ri 1871

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Tâm | Ngày 24/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Công xã Pa-ri 1871 thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

MÔN LỊCH SỬ 8
PHÒNG GD - ĐT ĐÔNG HẢI
TRƯỜNG THCS LONG ĐIỀN ĐÔNG C
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Hữu Tâm
KIỂM TRA BÀI CŨ
Điểm giống nhau nổi bật trong tư tưởng của Mác, Ăng-ghen là gì?
- Nhận thức rõ bản chất của chế độ tư bản là bóc lột và nổi thống khổ của giai cấp công nhân và nhân lao động.
Cùng đứng về phía giai cấp công nhân và có tư tưởng đấu tranh chống lại xã hội tư bản bất công, xây dựng một xã hội tiến bộ, bình đẳng.
→ Mác, Ăng-ghen có tư tưởng đấu tranh chống chế độ tư bản, xây dựng một xã hội tiến bộ.
Trình bày nội dung chính của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản?
- Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là “người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”.
Khẳng định sự thay đổi của chế độ xã hội trong lịch sử xã hội loài người là do sự phát triển của sản xuất và trong xã hội có giai cấp thì đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội.
Chương II: CÁC NƯỚC ÂU – MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
Tiết 9 - Bài 5
CÔNG XÃ PA-RI 1871
I. SỰ THÀNH LẬP CÔNG XÃ.
Lược đồ nước Pháp
1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã.
Từ 1852 – 1870, nước Pháp chịu sự thống trị của đế chế II (nền chuyên chế tư sản), trong thì đàn áp nhân dân, ngoài thì tiến hành chiến tranh xâm lược.
Chính sách đó dẫn tới kết quả gì?
Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hoà giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản (vì chính sách áp bức bóc lột nặng nề).
Trước tình hình trên nước Pháp phải làm gì?
Năm 1870, Na-pô-lê-ông III gây chiến tranh với Phổ.
x
Tại sao Pháp tuyên
chiến với Phổ ?
Nhằm giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức.
Quân đội chưa được huấn luyện kĩ càng, thiếu sự chỉ huy thống nhất, thiếu vũ khí, trang thiết bị, ngay cả kế hoạch tác chiến cũng không có → thất bại.
Pháp tiến hành cuộc chiến tranh với Phổ trong điều kiện như thế nào? Kết quả ra sao?
Trước tình hình đó nhân dân Pa-ri đã làm gì?
Ngày 4/9/1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ nền thống trị của đế chế II → kết quả “Chính phủ vệ quốc” của giai cấp tư sản được thành lập.
So sánh thái độ của nhân dân Pa-ri với chính quyền tư sản khi “Tổ quốc lâm nguy”?
Tư sản Pháp lại đầu hàng quân Phổ.
Nhân dân Pháp kiên quyết bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Tư bản Pháp khi ấy như lửa cháy hai bên, bên thì Đức bắt chịu đầu hàng, bên thì cách mạng nổi trước mắt. Tư bản Pháp thề chịu nhục với Đức chứ không chịu hoà với cách mạng” → Chứng tỏ: tư sản Pháp sợ nhân dân hơn sợ quân Đức xâm lược nên đã đầu hàng Đức để rảnh tay đối phó với nhân dân.
Vậy Công xã Pa-ri ra đời trong hoàn cảnh nào?
 - Sự tồn tại của nền đế chế II và việc tư bản Pháp đầu hàng Đức → nhân dân căm phẫn.
 - Giai cấp vô sản Pa-ri đã giác ngộ, trưởng thành tiếp tục cuộc đấu tranh.
2. Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871. Sự thành lập Công xã.
Nguyên nhân nào đưa đến cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871?
* Nguyên nhân.
 Sự phản bội của giai cấp tư sản trước đất nước (đầu hàng Phổ) và nhân (muốn tước vũ khí vệ quốc quân, bắt các Uỷ viên, đàn áp nhân dân) → giai cấp vô sản khởi nghĩa chống lại giai cấp tư sản, bảo vệ Tổ quốc.
VECXAI
18-3-1871
MÔNG MÁC
TOÀ THỊ CHÍNH
28-3-1971
Mũi tấn công của quân Véc xai
- Ngày 18/3/1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác → quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
- Quân Chi-e bị bao vây, âm mưu chiếm đồi Mông-mác thất bại → nhân dân làm chủ Pa-ri.
* Diễn biến.
* Kết quả.
- Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã.
- Ngày 28/3/1871, Hội đồng Công xã được thành lập.
“Ngày 28/3/1871, tại Quảng trường Toà thị chính giữa một biển người bao la, Công xã long trọng tuyên bố, ra mắt quốc dân trong tiếng hô vang dậy “Công xã muôn năm”. Tiếng đại bác chào mừng rung chuyển đất trời. Đoàn quân nhạc cử bài Quốc ca (bài Mác-xây-e) hùng tráng, tiếng hát vang như sấm dậy. Từ 1790 đến nay chưa bao giờ Pa-ri lại phấn khởi và xúc động đến thế. Tim mọi người ngừng đập, nước mắt trào lên mi”.
Vì sao Hội đồng Công xã được nhân dân nhiệt đón mừng?
Vì đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới đã lật đổ giai cấp tư sản, đưa nhân dân lao động làm chủ Pa-ri.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CÔNG XÃ PA-RI.
1. Tổ chức bộ máy.
Uỷ ban Lương thực
SƠ ĐỒ BỘ MÁY HỘI ĐỒNG CÔNG XÃ PARI (1871)
Uỷ ban Tư pháp
Uỷ ban Công tác xã hội
Uỷ ban Cứu quốc
(1. 5. 1871)
Uỷ ban An ninh xã hội
Uỷ ban Đối ngoại
Uỷ ban Thương nghiệp
Uỷ ban Quân sự
Uỷ ban Tài chính
Uỷ ban Giáo dục
HỘI ĐỒNG
CÔNG XÃ
Ban chấp hành
Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy Công xã? Tổ chức chính quyền này có khác gì tổ chức bộ máy chính quyền tư sản?
 Tổ chức bộ máy chính quyền Công xã với nhiều Uỷ ban đảm bảo quyền làm chủ cho nhân dân, vì nhân dân (nhân dân nắm mọi quyền trong Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị bãi miễn).
Chính quyền tư sản chỉ phục vụ quyền lợi cho giai cấp tư sản, không phục vụ quyền lợi cho nhân dân.
2. Các chính sách của Công xã.
Căn cứ vào đâu để khẳng định Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới?
 Hội đồng Công xã đã ban bố và thi hành nhiều chính sách tiến bộ phục vụ lợi ích cho nhân dân.
 Chính tri: tách nhà thờ ra khỏi nhà nước, giải tán quân đội cũ thành lập lực lượng vũ trang,…
 Kinh tế: giao quyền làm chủ xí nghiệp cho công nhân, quy định lương, xoá nợ,….
 Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc. => Nhà nước kiểu mới.
III. NỘI CHIẾN Ở PHÁP. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÔNG XÃ PA-RI.
1. Nội chiến ở Pháp.
- Đầu tháng 4, quân Véc-xai tấn công Pa-ri. Đầu tháng 5, Chi-e kí hoà ước với Đức.
Nghĩa địa
CHA LASE
27-5-1871
- Từ 20/5 đến 28/5/1871, quân Véc-xai đàn áp dã man Công xã (Tuần lễ đẫm máu).
- Nhân dân, người già, phụ nữ, trẻ em,…đều tham gia chiến đấu.




- 27/5/1871, trận chiến đấu cuối cùng của các chiến sĩ Công xã diễn ra ở nghĩa địa Cha La-se-dơ → Công xã Pa-ri sụp đổ.

Vì sao giai cấp tư sản quyết tâm tiêu diệt Công xã? Vì sao chính phủ Đức ủng hộ chính phủ Véc-xai?
Nhằm bảo vệ lợi ích giai cấp, tư sản không ngần ngại bán rẻ Tổ quốc, kí hoà ước với những điều khoảng có lợi cho quân Đức đàn áp dã man cách mạng.
2. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.
Sự ra đời và tồn tại của Công xã Pa-ri có ý nghĩa gì?
- Công xã Pa-ri đã lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản.
- Nêu cao tinh thần yêu nước đấu tranh kiên cường của nhân dân, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh vì tương lai tốt đẹp.
* Ý nghĩa:
“Công xã là điểm báo trước vẻ vang của xã hội mới và là kì công của những người dám tấn công trời”. C.Mác.
Vì sao Công xã thất bại?
- Giai cấp vô sản Pa-ri còn yếu, thiếu chính đảng Mác-xít lãnh đạo, tổ chức chính quyền không kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, không thực hiện liên minh công nông.
Bọn tư sản đàn áp mạnh.
“Pa-ri công xã vì tổ chức không khéo và vì không liên lạc với dân cày, đến nổi thất bại… Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công. Muốn làm cách mệnh thì cũng không nên sợ phải hi sinh”. Hồ Chí Minh.
Qua nhận xét của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em hãy rút ra bài học của Công xã?
* Bài học:
- Phải có Đảng chân chính lãnh đạo.
- Kiên quyết trấn áp kẻ thù.
- Thực hiện liên minh công – nông.
CỦNG CỐ
1. Tại sao nói Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là cuộc Cách mạng vô sản?
- Lãnh đạo:
- Lực lượng:
- Mục đích, kết quả:
Quần chúng nhân dân Pa-ri.
+ Lật đổ chính phủ tư sản (Chính phủ vệ quốc).
+ Đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền (Hội đồng công xã), phục vụ quyền lợi cho nhân dân lao động (những chính sách của Công xã).
Giai cấp vô sản (Uỷ ban trung ương vệ quốc quân).
2. Phân tích ý nghĩa của Công xã Pa-ri?
- Công xã Pa-ri đã lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản.
- Nêu cao tinh thần yêu nước đấu tranh kiên cường của nhân dân, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh vì tương lai tốt đẹp.
3. Tại sao nói Công xã Pa-ri là nhà nước mới?
a. Nhà nước phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản.
b. Nhà nước do giai cấp vô sản lãnh đạo, phục vụ lợi ích cho nhân dân.
c. Nhà nước do giai cấp tư sản lãnh đạo.
4. Bài học kinh nghiệm từ Công xã Pa-ri là:
a. Phải có Đảng chân chính lãnh đạo.
c. Kiên quyết trấn áp kẻ thù.
b. Thực hiện liên minh công – nông.
d. Tất cả các ý trên.
DẶN DÒ
1. Học bài câu hỏi SGK trang 39.
2. Chuẩn bị Bài 6:
CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX
- Tình hình kinh tế, chính trị-xã hội ở từng nước.
- Tìm ra những nét giống nhau trong sự phát triển của các nước.
XIN CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ QUAN TÂM THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)