Bài 5. Công xã Pa-ri 1871
Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Huyền |
Ngày 24/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Công xã Pa-ri 1871 thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
CÔNG XÃ PARIS 1871
Lược đồ Công xã Paris
Công xã Paris (tiếng Pháp: La Commune de Paris) là một chính quyền điều hành Paris trong một thời gian ngắn, từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 28 tháng 5 năm 1871. Nó đã được mô tả như một chính quyền theo chủ nghĩa vô chính phủ hoặc chủ nghĩa xã hội, tùy theo tư tưởng của người bình luận.
Theo nghĩa đen, Công xã Paris chỉ là một cơ quan hành chính địa phương (hội đồng của một thị trấn hoặc quận, trong tiếng Pháp là Commune) đã nắm quyền điều khiển Paris trong vòng hai tháng mùa xuân năm 1871. Tuy nhiên, với những điều kiện khi thành lập, những quy định gây tranh cãi và một kết thúc đẫm máu đã làm cho nó trở thành một sự kiện chính trị quan trọng vào thời đó
Hoàn cảnh ra đời của Công xã
Cuối tháng 6 năm 1870, Đệ nhị đế chế Pháp bước vào thời kỳ khủng hoảng. Cũng mùa hè 1870, nước Pháp bước vào cuộc chiến với Phổ. Do chỉ huy yếu, thua kém về vũ khí, các chiến lược sai lầm... Pháp nhanh chóng bị Phổ đánh bại. Tháng 9 năm 1870, hoàng đế Napoléon IIIthất trận ở chiến trường Sedan phải đầu hàng thủ tướng nước Phổ là Otto von Bismarck. Ngày 4 tháng 9, nhân dân Paris nhận được tin, tự phát nổi dậy tràn vào Điện Bourbon, hô lớn: Phế truất hoàng đế", "Cộng hòa muôn năm". Chiều ngày hôm đó, một chính phủ lâm thời được thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc. Tướng Louis Jules Trochu, một người có tư tưởng bảo hoàng, nguyên thống đốc Paris, được cử làm Bộ trưởng Bộ chiến tranh và đứng đầu chính phủ mới.
Quân đội Phổ, sau chiến thắng ở trận Sedan, tiếp tục tiến về Paris. Khi thủ đô bị vây hãm vào gần cuối tháng 9, thành phố vẫn còn 246.000 vệ binh và thủy quân cùng 125.000 vệ quốc quân. Chính phủ tổ chức thêm 200 tiểu đoàn vệ quốc quân, cộng với 60 tiểu đoàn vốn có từ thời Đệ nhị đế chế. Lực lượng này bao gồm chủ yếu các thợ thủ công và công chức nhỏ. Trong khi đó, quân đội Pháp vẫn tiếp tục thua cuộc. Ngày 27 tháng 10, 15 vạn quân Pháp ở thành Metz do tướng François Achille Bazaine chỉ huy đầu hàng. Nhân dân Paris với quyết tâm cố thủ, phản đối việc chính phủ mới đàm phán với phía Phổ, tập trung trước tòa thị chính hô lớn: Đả đảo Trochu! Không đàm phán! Jules Favre, Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Chính phủ vệ quốc, đã bí mật ký thỏa thuận hòa ước với Otto von Bismarck.
Từ ngày 23 tháng 1 năm 1871, Chính phủ của Trochu bắt đầu đàm phán với Phổ lại cung điện Versailles. Đến ngày 28/1, Chính phủ Pháp ký hiệp định đình chiến, chấp nhận các điều hiện của phía Phổ. Theo các điều khoản đình chiến này, cuộc bầu cử Quốc hội Pháp sẽ được tổ chức vào 8 tháng 2 năm 1871 và sau đó Quốc hội sẽ ký hòa ước. Đúng như dự đinh, Quốc hội mới được thành lập vào đầu tháng 2 với 750 nghị viên. Phần lớn trong số này thuộc tầng lớp phú ông, địa chủ và có tới 450 người thuộc phái bảo hoàn.Adolphe Thiers trở thành thủ tướng và Jules Favre tiếp tục giữ chức bộ trưởng bộ ngoại giao. Ngày 28 tháng 2, Thiers gặp Bismarck và ký kết các điều khoản hòa ước:
Nước Pháp bồi thường chiến phí 5 ngàn triệu franc.
Các pháo đài Paris bị quân Đức chiếm đóng cho tới khi Pháp nộp 500 triệu đầu tiên.
Lãnh thổ phía đông bị chiếm đóng cho tới khi Pháp hoàn thành hết khoản bồi thường.
Alsace và một phần ba Lorraine thuộc về Đức.
Quân Phổ vào chiếm đóng Paris.
Phản đối hòa ước, trước ngày quân đội Phổ tiến vào Paris, dân chúng và vệ quốc quân đã chiếm 227 khẩu đại bác và súng liên thanh chuyển về Montmartre và Belleville. Trước sự chống cự này, quân đội Phổ chỉ chiếm một phần Paris và ở lại trong 62 giờ đồng hồ. Ngày 15 tháng 2, 215 trong tổng số 270 tiểu đoàn vệ quốc đã thành lập Liên minh quân đội vệ quốc, đứng đầu là Ủy ban trung ương vệ quốc. Ủy ban này gồm đại biểu ở tất cả cá đơn vị, có cả những người xã hội và những hội viên của Quốc tế thứ nhất. Ngày 24 tháng 2, Ủy ban tổ chức một cuộc tuần hành trước nhà tù Bastille để kỷ niệm Đệ nhị công hòa.
Giữa tháng 3 năm 1781, Quốc hội hạ lệnh tước vũ khí quân vệ quốc. Cuộc chiến ngày 18 tháng 3 giữa Chính phủ Versailles và quân vệ quốc là ngòi nổ chức tiếp cho Công xã Paris.
Công xưởng bị lính Đức phá hủy
Một chướng ngại vật trên phố
Thành lập Công xã
3 giờ đêm ngày 17 rạng sáng ngày 18 tháng 3, quân đội chính phủ Thiers tới chiếm các vị trí chiến lược bên tả ngạn sông Seine. Một nhóm khác cũng được điều đến các kho đại bác của Paris. Mục tiêu chủ yếu của quân đội chính phủ là đồiMontmartre ở phía bắc thành phố để chiếm các trọng pháo của quân vệ quốc. Đến 5 giờ 30, quân chính phủ chiếm được các trọng pháo nhưng chưa di chuyển đi được. Sau các tiếng kèn tập hợp và chuông báo động, quân vệ quốc tiến tới bao vây đồi. Trong cuộc chiến, nhiều binh lính quân chính phủ đã nghiên về phía quân vệ quốc, viên tướng chỉ huy bị bắn chết tại chỗ. Tới 9 giờ sáng, lực lượng chính phủ thất bại, vội vã lui quân. Buổi trưa, Ủy ban trung ương vệ quốc ra lệnh các tiểu đoàn tiến vào trung tâm thành phố. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, quân vệ quốc đã chiếm được các cơ quan đầu não của phủ, tòa thị chính và các trại lính. Đến buổi chiều, Thiers cùng chính phủ phải rút về Versailles.
Ngày 26 tháng 3, bầu cử Hội đồng Công xã được tiến hành và ngày 28, kết quả được công bố. Trong số 85 đại biểu trúng cử, có 25 công nhân, 15 đại biểu thuộc tầng lớp tư sản trúng cử nhưng sớm từ chức sau đó. Phần còn lại gồm các bác sĩ, nhà báo, giáo viên, công chức... Khoảng gần 30 đại biểu của Hội đồng công xã là hội viên của Quốc tế thứ nhất và cũng có cả những người ngoại kiều gốc Nga, Ba Lan, Hungary. Cuối tháng 3, do ảnh hưởng của Công xã Paris, nhiều cuộc khởi nghĩa khác cũng nổ ra ở Marseilles,Lyon, Toulouse...
Sắc lệnh đầu tiên của Công xã là bãi bỏ quân đội thường trực và bộ máy cảnh sát cũ. Việc giữ an ninh được thay bằng lực lượng công nhân có vũ trang. Chính quyền của giai cấp công nhân cũng được thành lập. Cơ quan tối cao của nhà nước là Hội đồng Công xã có vai trò lập pháp và tổ chức 10 ủy ban chịu trách nhiệm về hành pháp. Mỗi ủy ban này do một ủy viên của Hội đồng Công xã làm chủ tịch. Công xã cũng ra sắc lệnh tác nhà thờ khỏi hoạt động của nhà nước, giới tăng lữ không can thiệp vào công việc của chính quyền và ngân sách tôn giáo bị hủy bỏ. Tất cả tài sản của các giáo hội trở thành tài sản quốc gia, giáo dục cũng tách khỏi nhà thờ. Để tuyên truyền trong hoàn cảnh bị bao vây, Công xã Paris còn sử dụng khinh khí cầu dải truyền đơn tới các vùng nông thôn.
Trong khi đó, quân đội Phổ và quân đội Versailles vẫn tiếp tục bao vây Paris. Chính phủ Versailles cùng một số báo chí đưa nhiều tin bất lợi cho Công xã Paris, như Công xã sẽ tiêu diệt tất cả các quyền sở hữu. Nhiều nông dân lo ngại chính quyền của Công xã Paris.
Các chính sách kinh tế, xã hội
I, Kinh tế:
Công xã Paris quyết định giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp, công xưởng mà giới chủ đã bỏ khỏi Paris. Còn những xưởng mà người chủ vẫn ở lại, Công xã quản lý thông qua việc kiểm soát tiến lương. Các Ủy ban lao động được thành lập chịu trách nhiệm về sản xuất và đời sống công nhân. Với những nhà máy vẫn còn giới chủ, Công xã đưa ra lệnh cấm hình thức cúp phạt, cấm làm đêm trong các xưởng bánh mì. Chế độ ngày làm 8 tiếng cũng được đề ra nhưng chưa kịp thực hiện. Mức lương của các viên chức bị hạ xuống, trong khi của công nhân được tăng lên. Đến tháng 5, Công xã ban hành đạo luật quy định giá bánh mỳ, thịt bò, cừu. Nhiều công dân nghèo rời nhà mình tới sống tại các dinh thự của những quý tộc, tư sản bỏ trốn.
II, Xã hội:
1, Giáo dục:
Về giáo dục, Công xã Paris thành lập hệ thống giáo dục thống nhất, tách khỏi nhà thờ, thay thế các tăng lữ bằng tầng lớp giáo viên mới. Một sắc lệnh quy định giáo dục bắt buộc và miễn phí. Ngày 12 tháng 5, hai trường chuyên nghiệp được thành lập. Chịu trách nhiệm các nhiệm vụ này là Ủy ban giáo dục. Tương tự, Hội nghệ sĩ đứng ra quản lý các rạp hát, kinh doanh nghệ thuật bị cấm.
2, Quân sự:
Về quân sự, Công xã Paris giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ; thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân
Chiến tranh bảo vệ Công xã
Thành viên Công xã Paris bị xử tử
Sau ngày 18 tháng 3, quân đội chính phủ Versailles hầu như tan rã. Về Versailles, Adolphe Thiers dần tập hợp lại được 12 ngàn quân. Cuối tháng 3, khi những cuộc nổi dậy ở các tỉnh thất bại, quân đội tập trung lại Paris và lên tới con số 65 ngàn. Trong khi đó, lực lượng của Công xã ban đầu khoảng 100 ngàn người, về sau tăng lên tới 200 ngàn. Nhưng trong số này chỉ có khoảng 20 đến 30 ngàn đã được luyện tập. Về vũ khí, tuy Công xã có được 1740 khẩu đại bác, nhưng do không có pháo thủ, một số bị phá hủy nên chỉ sử dụng được 320 khẩu. Quân đội Công xã cũng được trang bị hơn 400 ngàn súng trường.
Ngày 2 tháng 4, quân Versailles bắt đầu tấn công Paris. Quân Công xã nhanh chóng thua cuộc do tổ chức yếu, kỷ luật kém, sử dụng pháo không hiệu quả... Trong tháng 4 và 5, quân Versailles đã chiếm được phần lớn các pháo đài phía tây và nam thành phố. Từ giữa tháng 4, Paris liên tiếp bị bắn phá. Nhiều người của chính phủ Versailles thâm nhập vào hàng ngũ Công xã, tham gia cả Bộ tổng tham mưu. Lực lượng tình báo này đã cho phá hủy một xưởng đúc đạn, lấy các bản đồ quân sự và tổ chức mở cửa thành Paris cho quân đội Versailles tiến vào.
Vào khoảng thời gian đang diễn ra cuộc chiến, ngày 10 tháng 5 năm 1871, Adolphe Thiers chính thức ký với Bismarck hòa ước nhượng Alsace và một phần Lorraine cho Phổ cùng khoản chiến phí 5.000 triệu franc. Chính phủ của Thiers và phía Phổ cùng tham gia đàn áp Công xã . Theo yêu cầu của Thiers, Bismarck trao trả Pháp 10 vạn tù binh và lực lượng này cùng tham gia đàn áp Công xã. Sau hòa ước, Bộ chỉ huy quân Phổ cho quân đội Versailles qua phía bắc thành phố, nơi Công xã ít đề phòng.
Ngày 20 tháng 5, quân đội Versailles bắt đầu tổng tiến công. Ngày 21, quân đội tràn vào Paris qua cửa ô Saint-Cloud. Tiếp đó là khoảng thời gian "Tuần lễ đẫm máu" kéo dài từ 21 tới 28 tháng 5. Ngày 27, quân Versailles chiếm được Belleville. Khoảng 200 binh lính Công xã rút vào cố thủ trong nghĩa địa Père-Lachaise. Tới ngày 28, cuộc kháng cự của Paris hoàn toàn thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
-Công xã Paris thất bại có nhiều nguyên nhân, các khách quan và chủ quan. Sau ngày 18 tháng 3, lực lượng của Công xã đã chiếm được nhiều cơ quan quan trọng, nhưng lại bỏ qua bưu điện và Ngân hàng Pháp. Công xã cũng không hoàn thành thắng lợi bằng cách tấn công tiếp tục tới Versailles và điều này khiến chính phủ của Adolphe Thiers có thời giờ củng cố, xây dựng lại quân đội. Công xã cũng không mạnh tay với các nhân vật gián điệp, cho tới thời kỳ Tuần lễ đẫm máu mới thực hiện biện pháp mạnh nhưng không còn tác dụng.
-Về kinh tế, do không tịch thu ngân hàng, những thành phần chống lại công xã đã vẫn có thể tiếp tục sử dụng tiền. Ngoài ra, về quân sự, Công xã Paris tỏ ra yếu kém. Quân đội của Công xã chưa được huấn luyện, tổ chức tốt. Việc lãnh đạo thiếu tập trung, được chia làm hai cơ quan là Ủy ban quân sự và Ủy ban trung ương quân vệ quốc. Lực lượng công nhân không xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với lực lượng nông dân. Các yếu kém về quân sự khiến Công xã nhanh chóng tan rã khi bị quân đội Versailles tấn công.
Một số hình ảnh
Công xã Paris mở cuộc họp các ủy viên công xã
tại tòa Thị chính
Cuộc biểu tình của công nhân
Thank you watching!!!
Lược đồ Công xã Paris
Công xã Paris (tiếng Pháp: La Commune de Paris) là một chính quyền điều hành Paris trong một thời gian ngắn, từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 28 tháng 5 năm 1871. Nó đã được mô tả như một chính quyền theo chủ nghĩa vô chính phủ hoặc chủ nghĩa xã hội, tùy theo tư tưởng của người bình luận.
Theo nghĩa đen, Công xã Paris chỉ là một cơ quan hành chính địa phương (hội đồng của một thị trấn hoặc quận, trong tiếng Pháp là Commune) đã nắm quyền điều khiển Paris trong vòng hai tháng mùa xuân năm 1871. Tuy nhiên, với những điều kiện khi thành lập, những quy định gây tranh cãi và một kết thúc đẫm máu đã làm cho nó trở thành một sự kiện chính trị quan trọng vào thời đó
Hoàn cảnh ra đời của Công xã
Cuối tháng 6 năm 1870, Đệ nhị đế chế Pháp bước vào thời kỳ khủng hoảng. Cũng mùa hè 1870, nước Pháp bước vào cuộc chiến với Phổ. Do chỉ huy yếu, thua kém về vũ khí, các chiến lược sai lầm... Pháp nhanh chóng bị Phổ đánh bại. Tháng 9 năm 1870, hoàng đế Napoléon IIIthất trận ở chiến trường Sedan phải đầu hàng thủ tướng nước Phổ là Otto von Bismarck. Ngày 4 tháng 9, nhân dân Paris nhận được tin, tự phát nổi dậy tràn vào Điện Bourbon, hô lớn: Phế truất hoàng đế", "Cộng hòa muôn năm". Chiều ngày hôm đó, một chính phủ lâm thời được thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc. Tướng Louis Jules Trochu, một người có tư tưởng bảo hoàng, nguyên thống đốc Paris, được cử làm Bộ trưởng Bộ chiến tranh và đứng đầu chính phủ mới.
Quân đội Phổ, sau chiến thắng ở trận Sedan, tiếp tục tiến về Paris. Khi thủ đô bị vây hãm vào gần cuối tháng 9, thành phố vẫn còn 246.000 vệ binh và thủy quân cùng 125.000 vệ quốc quân. Chính phủ tổ chức thêm 200 tiểu đoàn vệ quốc quân, cộng với 60 tiểu đoàn vốn có từ thời Đệ nhị đế chế. Lực lượng này bao gồm chủ yếu các thợ thủ công và công chức nhỏ. Trong khi đó, quân đội Pháp vẫn tiếp tục thua cuộc. Ngày 27 tháng 10, 15 vạn quân Pháp ở thành Metz do tướng François Achille Bazaine chỉ huy đầu hàng. Nhân dân Paris với quyết tâm cố thủ, phản đối việc chính phủ mới đàm phán với phía Phổ, tập trung trước tòa thị chính hô lớn: Đả đảo Trochu! Không đàm phán! Jules Favre, Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Chính phủ vệ quốc, đã bí mật ký thỏa thuận hòa ước với Otto von Bismarck.
Từ ngày 23 tháng 1 năm 1871, Chính phủ của Trochu bắt đầu đàm phán với Phổ lại cung điện Versailles. Đến ngày 28/1, Chính phủ Pháp ký hiệp định đình chiến, chấp nhận các điều hiện của phía Phổ. Theo các điều khoản đình chiến này, cuộc bầu cử Quốc hội Pháp sẽ được tổ chức vào 8 tháng 2 năm 1871 và sau đó Quốc hội sẽ ký hòa ước. Đúng như dự đinh, Quốc hội mới được thành lập vào đầu tháng 2 với 750 nghị viên. Phần lớn trong số này thuộc tầng lớp phú ông, địa chủ và có tới 450 người thuộc phái bảo hoàn.Adolphe Thiers trở thành thủ tướng và Jules Favre tiếp tục giữ chức bộ trưởng bộ ngoại giao. Ngày 28 tháng 2, Thiers gặp Bismarck và ký kết các điều khoản hòa ước:
Nước Pháp bồi thường chiến phí 5 ngàn triệu franc.
Các pháo đài Paris bị quân Đức chiếm đóng cho tới khi Pháp nộp 500 triệu đầu tiên.
Lãnh thổ phía đông bị chiếm đóng cho tới khi Pháp hoàn thành hết khoản bồi thường.
Alsace và một phần ba Lorraine thuộc về Đức.
Quân Phổ vào chiếm đóng Paris.
Phản đối hòa ước, trước ngày quân đội Phổ tiến vào Paris, dân chúng và vệ quốc quân đã chiếm 227 khẩu đại bác và súng liên thanh chuyển về Montmartre và Belleville. Trước sự chống cự này, quân đội Phổ chỉ chiếm một phần Paris và ở lại trong 62 giờ đồng hồ. Ngày 15 tháng 2, 215 trong tổng số 270 tiểu đoàn vệ quốc đã thành lập Liên minh quân đội vệ quốc, đứng đầu là Ủy ban trung ương vệ quốc. Ủy ban này gồm đại biểu ở tất cả cá đơn vị, có cả những người xã hội và những hội viên của Quốc tế thứ nhất. Ngày 24 tháng 2, Ủy ban tổ chức một cuộc tuần hành trước nhà tù Bastille để kỷ niệm Đệ nhị công hòa.
Giữa tháng 3 năm 1781, Quốc hội hạ lệnh tước vũ khí quân vệ quốc. Cuộc chiến ngày 18 tháng 3 giữa Chính phủ Versailles và quân vệ quốc là ngòi nổ chức tiếp cho Công xã Paris.
Công xưởng bị lính Đức phá hủy
Một chướng ngại vật trên phố
Thành lập Công xã
3 giờ đêm ngày 17 rạng sáng ngày 18 tháng 3, quân đội chính phủ Thiers tới chiếm các vị trí chiến lược bên tả ngạn sông Seine. Một nhóm khác cũng được điều đến các kho đại bác của Paris. Mục tiêu chủ yếu của quân đội chính phủ là đồiMontmartre ở phía bắc thành phố để chiếm các trọng pháo của quân vệ quốc. Đến 5 giờ 30, quân chính phủ chiếm được các trọng pháo nhưng chưa di chuyển đi được. Sau các tiếng kèn tập hợp và chuông báo động, quân vệ quốc tiến tới bao vây đồi. Trong cuộc chiến, nhiều binh lính quân chính phủ đã nghiên về phía quân vệ quốc, viên tướng chỉ huy bị bắn chết tại chỗ. Tới 9 giờ sáng, lực lượng chính phủ thất bại, vội vã lui quân. Buổi trưa, Ủy ban trung ương vệ quốc ra lệnh các tiểu đoàn tiến vào trung tâm thành phố. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, quân vệ quốc đã chiếm được các cơ quan đầu não của phủ, tòa thị chính và các trại lính. Đến buổi chiều, Thiers cùng chính phủ phải rút về Versailles.
Ngày 26 tháng 3, bầu cử Hội đồng Công xã được tiến hành và ngày 28, kết quả được công bố. Trong số 85 đại biểu trúng cử, có 25 công nhân, 15 đại biểu thuộc tầng lớp tư sản trúng cử nhưng sớm từ chức sau đó. Phần còn lại gồm các bác sĩ, nhà báo, giáo viên, công chức... Khoảng gần 30 đại biểu của Hội đồng công xã là hội viên của Quốc tế thứ nhất và cũng có cả những người ngoại kiều gốc Nga, Ba Lan, Hungary. Cuối tháng 3, do ảnh hưởng của Công xã Paris, nhiều cuộc khởi nghĩa khác cũng nổ ra ở Marseilles,Lyon, Toulouse...
Sắc lệnh đầu tiên của Công xã là bãi bỏ quân đội thường trực và bộ máy cảnh sát cũ. Việc giữ an ninh được thay bằng lực lượng công nhân có vũ trang. Chính quyền của giai cấp công nhân cũng được thành lập. Cơ quan tối cao của nhà nước là Hội đồng Công xã có vai trò lập pháp và tổ chức 10 ủy ban chịu trách nhiệm về hành pháp. Mỗi ủy ban này do một ủy viên của Hội đồng Công xã làm chủ tịch. Công xã cũng ra sắc lệnh tác nhà thờ khỏi hoạt động của nhà nước, giới tăng lữ không can thiệp vào công việc của chính quyền và ngân sách tôn giáo bị hủy bỏ. Tất cả tài sản của các giáo hội trở thành tài sản quốc gia, giáo dục cũng tách khỏi nhà thờ. Để tuyên truyền trong hoàn cảnh bị bao vây, Công xã Paris còn sử dụng khinh khí cầu dải truyền đơn tới các vùng nông thôn.
Trong khi đó, quân đội Phổ và quân đội Versailles vẫn tiếp tục bao vây Paris. Chính phủ Versailles cùng một số báo chí đưa nhiều tin bất lợi cho Công xã Paris, như Công xã sẽ tiêu diệt tất cả các quyền sở hữu. Nhiều nông dân lo ngại chính quyền của Công xã Paris.
Các chính sách kinh tế, xã hội
I, Kinh tế:
Công xã Paris quyết định giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp, công xưởng mà giới chủ đã bỏ khỏi Paris. Còn những xưởng mà người chủ vẫn ở lại, Công xã quản lý thông qua việc kiểm soát tiến lương. Các Ủy ban lao động được thành lập chịu trách nhiệm về sản xuất và đời sống công nhân. Với những nhà máy vẫn còn giới chủ, Công xã đưa ra lệnh cấm hình thức cúp phạt, cấm làm đêm trong các xưởng bánh mì. Chế độ ngày làm 8 tiếng cũng được đề ra nhưng chưa kịp thực hiện. Mức lương của các viên chức bị hạ xuống, trong khi của công nhân được tăng lên. Đến tháng 5, Công xã ban hành đạo luật quy định giá bánh mỳ, thịt bò, cừu. Nhiều công dân nghèo rời nhà mình tới sống tại các dinh thự của những quý tộc, tư sản bỏ trốn.
II, Xã hội:
1, Giáo dục:
Về giáo dục, Công xã Paris thành lập hệ thống giáo dục thống nhất, tách khỏi nhà thờ, thay thế các tăng lữ bằng tầng lớp giáo viên mới. Một sắc lệnh quy định giáo dục bắt buộc và miễn phí. Ngày 12 tháng 5, hai trường chuyên nghiệp được thành lập. Chịu trách nhiệm các nhiệm vụ này là Ủy ban giáo dục. Tương tự, Hội nghệ sĩ đứng ra quản lý các rạp hát, kinh doanh nghệ thuật bị cấm.
2, Quân sự:
Về quân sự, Công xã Paris giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ; thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân
Chiến tranh bảo vệ Công xã
Thành viên Công xã Paris bị xử tử
Sau ngày 18 tháng 3, quân đội chính phủ Versailles hầu như tan rã. Về Versailles, Adolphe Thiers dần tập hợp lại được 12 ngàn quân. Cuối tháng 3, khi những cuộc nổi dậy ở các tỉnh thất bại, quân đội tập trung lại Paris và lên tới con số 65 ngàn. Trong khi đó, lực lượng của Công xã ban đầu khoảng 100 ngàn người, về sau tăng lên tới 200 ngàn. Nhưng trong số này chỉ có khoảng 20 đến 30 ngàn đã được luyện tập. Về vũ khí, tuy Công xã có được 1740 khẩu đại bác, nhưng do không có pháo thủ, một số bị phá hủy nên chỉ sử dụng được 320 khẩu. Quân đội Công xã cũng được trang bị hơn 400 ngàn súng trường.
Ngày 2 tháng 4, quân Versailles bắt đầu tấn công Paris. Quân Công xã nhanh chóng thua cuộc do tổ chức yếu, kỷ luật kém, sử dụng pháo không hiệu quả... Trong tháng 4 và 5, quân Versailles đã chiếm được phần lớn các pháo đài phía tây và nam thành phố. Từ giữa tháng 4, Paris liên tiếp bị bắn phá. Nhiều người của chính phủ Versailles thâm nhập vào hàng ngũ Công xã, tham gia cả Bộ tổng tham mưu. Lực lượng tình báo này đã cho phá hủy một xưởng đúc đạn, lấy các bản đồ quân sự và tổ chức mở cửa thành Paris cho quân đội Versailles tiến vào.
Vào khoảng thời gian đang diễn ra cuộc chiến, ngày 10 tháng 5 năm 1871, Adolphe Thiers chính thức ký với Bismarck hòa ước nhượng Alsace và một phần Lorraine cho Phổ cùng khoản chiến phí 5.000 triệu franc. Chính phủ của Thiers và phía Phổ cùng tham gia đàn áp Công xã . Theo yêu cầu của Thiers, Bismarck trao trả Pháp 10 vạn tù binh và lực lượng này cùng tham gia đàn áp Công xã. Sau hòa ước, Bộ chỉ huy quân Phổ cho quân đội Versailles qua phía bắc thành phố, nơi Công xã ít đề phòng.
Ngày 20 tháng 5, quân đội Versailles bắt đầu tổng tiến công. Ngày 21, quân đội tràn vào Paris qua cửa ô Saint-Cloud. Tiếp đó là khoảng thời gian "Tuần lễ đẫm máu" kéo dài từ 21 tới 28 tháng 5. Ngày 27, quân Versailles chiếm được Belleville. Khoảng 200 binh lính Công xã rút vào cố thủ trong nghĩa địa Père-Lachaise. Tới ngày 28, cuộc kháng cự của Paris hoàn toàn thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
-Công xã Paris thất bại có nhiều nguyên nhân, các khách quan và chủ quan. Sau ngày 18 tháng 3, lực lượng của Công xã đã chiếm được nhiều cơ quan quan trọng, nhưng lại bỏ qua bưu điện và Ngân hàng Pháp. Công xã cũng không hoàn thành thắng lợi bằng cách tấn công tiếp tục tới Versailles và điều này khiến chính phủ của Adolphe Thiers có thời giờ củng cố, xây dựng lại quân đội. Công xã cũng không mạnh tay với các nhân vật gián điệp, cho tới thời kỳ Tuần lễ đẫm máu mới thực hiện biện pháp mạnh nhưng không còn tác dụng.
-Về kinh tế, do không tịch thu ngân hàng, những thành phần chống lại công xã đã vẫn có thể tiếp tục sử dụng tiền. Ngoài ra, về quân sự, Công xã Paris tỏ ra yếu kém. Quân đội của Công xã chưa được huấn luyện, tổ chức tốt. Việc lãnh đạo thiếu tập trung, được chia làm hai cơ quan là Ủy ban quân sự và Ủy ban trung ương quân vệ quốc. Lực lượng công nhân không xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với lực lượng nông dân. Các yếu kém về quân sự khiến Công xã nhanh chóng tan rã khi bị quân đội Versailles tấn công.
Một số hình ảnh
Công xã Paris mở cuộc họp các ủy viên công xã
tại tòa Thị chính
Cuộc biểu tình của công nhân
Thank you watching!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thu Huyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)