Bài 5. Công xã Pa-ri 1871
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ánh Tuyết |
Ngày 24/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Công xã Pa-ri 1871 thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
Bài 5: Công xã Pa–ri 1781
Sự thành lập công xã
Hoàn cảnh ra đời của công xã
- Năm 1870, chiến tranh Pháp- Phổ.
- Ngày 2/9/1870, Hoàng đế Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ 10 vạn quân chủ lực bị quân Phổ bắt làm tù binh.
=> 4/9/1870 nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa:
- Chính quyền Na-pô-lê-ông III bị lật đổ; Chính phủ lâm thời tư sản thành lập mang tên “Chính phủ vệ quốc”.
Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri ?
Khi quân Phổ kéo vào nước Pháp bao vây Pa-ri, Chính phủ tư sản hèn nhát xin đình chiến.
Trước tình hình đó, quần chúng nhân dân lại đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
Trước tình hình Tổ quốc lâm nguy, Chính phủ vệ quốc đã làm gì ?
2. Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871.
Sự thành lập Công xã:
- Chính phủ tư sản >< Pa-ri ngày càng tăng.
- Âm mưu của Chi-e là bắt các ủy viên trung ương vệ quốc quân, tước vũ khí của vệ quốc quân.
=> Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.
- 26-3-1871: nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
+ Những người trúng cử phần đông là công nhân và trí thức – đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CÔNG XÃ PA-RI (HS đọc thêm)
- Công xã Pa-ri gồm nhiều ủy ban: Ủy ban đối ngoại, ủy ban tư pháp….
- Thi hành nhiều chính sách tiến bộ
+ Tách nhà thờ khỏi nhà nước, quy định về tiền lương tối thiểu, quy định giá bán bánh mì…
III. NỘI CHIẾN Ở PHÁP.
Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÔNG XÃ PA-RI
- Tuy chỉ tồn tại 72 ngày (18/3 -> 28/5/1871), nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử to lớn. Công xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế độ xã hội mới, đem lại một tương lai tốt đẹp cho nhân dân lao động.
- Để lại bài học kinh nghiệm quý báu: muốn cách mạng vô sản thắng lợi thì phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; phải thực hiện liên minh công nông và phải kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu.
Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri
Nguyên nhân thất bại:
Giai cấp công nhân Pháp chưa có đủ lực lượng để đánh bại hoàn toàn giai cấp tư sản.
Chưa có một chính đảng lãnh đạo
Giai cấp tư sản và thế lực phản độngcấu kết với nhau để tiêu diệt cách mạng.
Công xã đã phạm phải một số sai lầm như: bỏ lỡ thời cơ, thiếu kiên quyết trấn áp kẻ thù và chưa thực hiện được liên minh công nông.
Ý nghĩa lịch sử:
Đây là cuộc CMVS đầu tiên nhằm xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và thiết lập nền chuyên chính vô sản.
Cổ vũ tinh thần cách mạng của giai cấp công nhân, để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá;
Về xây dựng nhà nước kiểu mới đầu tiên.
Về sự cần thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng vô sản.
Về thực hiện liên minh công nông.
Về đập tan bộ máy nhà nước cũ, thiết lập nhà nước mới của dân.
Bài tập
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1: Vì sao năm 1870 Pháp tuyên chiến với Phổ?
Để giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước
Để lấn chiếm biên giới lãnh thổ
Để ngăn cản quá trình thống nhất đất nước Đức
Cả A + C đúng
Đáp án D
Câu 2: Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra vào thời gian nào?
Ngày 2/9/1870 C. Ngày 19/7/1870
Ngày 18/7/1870 D. Ngày 7/9/1870
Đáp án C
Câu 3: Năm 1870 chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp thể hiện ở những điểm nào?
Pháp chưa chuẩn bị chu đáo để tham gia chiến tranh
Quân đội chưa được huấn luyện kĩ càng
Thiếu sự chỉ huy, thống nhất, thiếu vũ khí và kế hoạch tác chiến.
Cả ba lý do trên
Đáp án D
Câu 4: Để chuẩn bị lực lượng chống quân Phổ xâm lược, quần chúng nhân dân Pa-ri đòi thành lập các đơn vị:
Cộng hòa C. Quân đội nhân dân
Quốc dân quân D. Vệ quốc quân
Đáp án B
Câu 5. Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản Pháp thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi là gì?
A. “Chính phủ Lập quốc”.
B. “Chính phủ Vệ quốc”,
C. “Chính phủ Cứu quốc”.
D. “Chính phủ yêu nước”.
Đáp án C
Câu 6. Khi quân đội Đức tiến sâu vào đất Pháp và bao vây Pa-ri, chính phủ lâm thời tư sản ra lệnh cho nhân dân làm gì?
A. Kiên quyết đứng lên chống Đức đến cùng.
B. Giải tán lực lượng vũ trang,
C. Hãy cứu nguy cho Tổ quốc.
D. Chấm dứt phòng thủ đất nước.
Đáp án D
Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18 - 3 - 1871 của nhân dân Pa-ri?
A. Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hoà giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.
B. Bất bình trước thái độ ươn hèn của chính phủ tư sản khi Phổ tấn công.
C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.
D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác.
Đáp án C
Câu 8. Vì sao cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản?
A. Vì cuộc cách mạng này lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.
B. Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. Vì cuộc cách mạng này đánh đuổi được quân Phổ và thiết lập nên chuyên chính vô sản.
D. Vì cuộc cách mạng này thành lập bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản.
Đáp án A
Câu 9. Vì sao cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản?
A. Vì cuộc cách mạng này lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.
B. Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. Vì cuộc cách mạng này đánh đuổi được quân Phổ và thiết lập nên chuyên chính vô sản.
D. Vì cuộc cách mạng này thành lập bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản.
Đán án A
Câu 10. Sau khi bị thất bại, tàn quân của Chính phủ tư sản rút chạy về đâu?
A. Mông-mác.
B. Véc-xai.
C. Pa-ri.
D. Xơ-đăng.
Đáp án B
Câu 11. Ngày 26 - 3 - 2872, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp?
A. Quốc dân quân đánh chiếm các trụ sở của Chính phủ lâm thời.
B. Lá cờ cách mạng phất phới tung bay trên nóc nhà thị chính.
C. Tổ chức bầu cử Hội đồng công xã.
D. Hội đồng công xã làm lễ ra mắt trước quốc dân đồng bào.
Đáp án C
Câu 12. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào những câu sau đây:
A. Chi-e cho quân đánh úp vào đồi Mông-mác nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân.
B. Binh lính của Chi-e ngả về phía nhân dân.
C. Lực lượng của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3 - 1871 chủ yếu là nông dân.
D. Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
Đáp án Sai: C
Câu 13. Hội đồng Công xã Pa-ri tập trung trong tay cái quyền lực nào?
A. Quyền hành pháp.
B. Quyền lập pháp.
C. Quyền hành pháp và quyền Lập pháp.
D. Quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Đáp án: C
Câu 14. Đến ngày 1 - 5 - 1871 Hội đồng Công xã thành lập thêm ủy ban nào?
A. Ủy ban quân sự.
B. Ủy ban An ninh,
C. Ủy ban Đối ngoại.
D. Ủy ban Cứu quốc.
Đáp án: D
Câu 15. Vì sao nói Công xã Pa- ri là một Nhà nước kiểu mới?
A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.
C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ
D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh vừa thi hành pháp lệnh.
Đáp án: B
Câu 16. Vì sao giai cấp tư sản điên cuồng chống lại Công xã?
A. Công xã xoá hết mọi đặc quyền của giai cấp tư sản.
B. Công xa tách nhà thờ ra khói Nhà nước.
C. Công xã thực sự là Nhà nước do dân và vì dân, đối lập với Nhà nước tư sản.
D. Công xã ban bố các sắc lệnh phục vụ quyền tự do của nhân dân
Đáp án: C
Câu 17. Công xã Pa-ri tồn tại trong bao nhiêu ngày?
A. 70 ngày.
B. 71 ngày,
C. 72 ngày.
D. 73 ngày.
Đáp án: C
Câu 18. “Tuần lễ đẫm máu” ở nước Pháp diễn ra trong khoáng thời gian nào?
A. Từ 12 - 5 – 1871 đến 28 – 5 - 1871.
B. Từ 21 - 5 -1871 đến 28 – 5 - 1871.
C. Từ 20 - 5 – 1871 đến 28 – 5 - 1871.
D. Từ 19 - 5 – 1981 đến 27 – 5 - 1871.
Đáp án: C
Câu 19: Nối nội dung về thái độ của nhân dân Pháp và thái độ của giai cấp tư sản Pháp trước tình hình “Tổ quốc lâm nguy” theo bảng kê dưới đây:
Câu 20: Hãy ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống đặt trước các câu sau đây:
A. Trước thái độ đầu hàng của “Chính phủ vệ quốc”, quần chúng nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa, “nhanh chóng cứu nguy cho Pa-ri”.
B. Ngày 18 - 3 - 1871, Chính phủ Chi-e đã đánh chiếm đồi Mông-mác
C. Sau khi đánh chiếm đồi Mông-mác, Chính phủ Chi-e cho quân kéo đến Véc-xai để tiêu diệt quân khởi nghĩa.
D. Công xã Pa-ri quyết định tách nhà thờ ra khỏi trường học.
E. Công xã Pa-ri đề ra chế độ giáo dục bắt buộc, không mất tiền cho toàn dân.
F. Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới của giai cấp công nhân và nông dân.
Đáp án: Đúng : A, D,E
Sai :B, C,F
II. Tự luận
Câu 1: Cuộc cách mạng 18-3-1871 ở Pa-ri bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
Trả lời
Ngày 19/7/1870, chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ. Ngày 2/9/1870 toàn bộ quân đội Pháp và Na-pô-lê-ông III phải đầu hàng.
Ngày 4/9/1870, nhân dân Pari khởi nghĩa lật đổ đế chế II, đòi thiết lập chế độ cộng hòa và tổ chức kháng chiến chống quân Phổ.
Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập mang tên Chính phủ Vệ Quốc.
Khi quân Phổ tiến về Pa-ri bao vây thành phố, “Chính phủ Vệ Quốc” đã trở thành “Chính phủ phản quốc”khi quyết định đầu hàng và xin đình chiến, mở của cho quân Phổ tiến vào nước Pháp.
Nhân dân Pa-ri đã tổ chức thành các đơn vị quốc dân tự vệ,tự vũ trang và xây dựng phòng tuyến bảo vệ Thủ đô.
- Ba giờ sáng ngày 18/3/1871, Chính phủ cho quân đánh chiếm đồi Mông-mác, nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân. Quần chúng nhân dân đã kịp thời kéo đến hỗ trợ Quốc dân quân, bao vây quân Chính phủ.
Câu 2: Trình bày những chính sách thể hiện nhà nước kiểu mới của công xã Pa-ri?
Trả lời
Cơ quan cao nhất của Nhà nước là Hội đồng Công xã. Hội đồng gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán,thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân.
Công xã tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước và trường học, nhà trường không dạy Kinh thánh.
Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc nhưng không mất tiền cho toàn dân, cái thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.
Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác:
Công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ đã bỏ trốn.
Kiểm soát chế độ tiền lương đối với những xí nghiệp mà chủ còn ở lại
Giảm bớt lao động ban đêm, cấm cúp phạt công nhân.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản do dân và vì dân.
Câu 3:CMR “Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới”.Ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri
Chứng minh công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:
Nhiệm vụ cần thiết của công xã là nhanh chóng đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nên chính quyền của giai cấp vô sản.
Cơ quan cao nhất của Nhà nước là hội đồng công xã tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp. Công xãthành lập các ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã,chiu trách nhiệm trước công xã, trước nhân dân có thể bị bãi miễn.
Quân đội và cảnh sát cũ bị giải tán, thay bằng lực lượng của vũ trang và lực lượng an ninh nhân dân để bảo vệ cách mạng. Công xã quyết định tách nhà thờ ra khỏi nhà nước song vẫn bảo đảm quyền tự do tín ngướng
Công xã không ngừng chăm lo cho đời sống nhân dân và để tạo ra nhiều biện pháp tổ chức cho nên kinh tế quốc dân.
Công xã ra lệnh hoàn trả tiền thuê nhà,hoãn nợ.
Công xã đề ra hệ thống giáo dục thống nhất, bắt buộc và không phải trả tiền học…
b. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri
Mặc dù thất bại nhưng công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng to lớn đối với phong trào đấu tranh về sau của giai cấp vô sản toàn thế giới.
Đây là cuộc CMVS đầu tiên trong lịch sử, để lại nhiều bài học quý báu. Nó chỉ ra rằng phải thực hiện được chuyên chính vô sản và liên minh công nông,phải đập tan bộ máy nhà nước cũ và xây dựng nhà nước mới, phaircos đảng tiên phong lãnh đạo.
Công xã Pa-ri mãi mãi là tấm gương sáng chói về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của giai cấp vô sản, của những người công nhân Pháp.
Sự thành lập công xã
Hoàn cảnh ra đời của công xã
- Năm 1870, chiến tranh Pháp- Phổ.
- Ngày 2/9/1870, Hoàng đế Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ 10 vạn quân chủ lực bị quân Phổ bắt làm tù binh.
=> 4/9/1870 nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa:
- Chính quyền Na-pô-lê-ông III bị lật đổ; Chính phủ lâm thời tư sản thành lập mang tên “Chính phủ vệ quốc”.
Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri ?
Khi quân Phổ kéo vào nước Pháp bao vây Pa-ri, Chính phủ tư sản hèn nhát xin đình chiến.
Trước tình hình đó, quần chúng nhân dân lại đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
Trước tình hình Tổ quốc lâm nguy, Chính phủ vệ quốc đã làm gì ?
2. Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871.
Sự thành lập Công xã:
- Chính phủ tư sản >< Pa-ri ngày càng tăng.
- Âm mưu của Chi-e là bắt các ủy viên trung ương vệ quốc quân, tước vũ khí của vệ quốc quân.
=> Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.
- 26-3-1871: nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
+ Những người trúng cử phần đông là công nhân và trí thức – đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CÔNG XÃ PA-RI (HS đọc thêm)
- Công xã Pa-ri gồm nhiều ủy ban: Ủy ban đối ngoại, ủy ban tư pháp….
- Thi hành nhiều chính sách tiến bộ
+ Tách nhà thờ khỏi nhà nước, quy định về tiền lương tối thiểu, quy định giá bán bánh mì…
III. NỘI CHIẾN Ở PHÁP.
Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÔNG XÃ PA-RI
- Tuy chỉ tồn tại 72 ngày (18/3 -> 28/5/1871), nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử to lớn. Công xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế độ xã hội mới, đem lại một tương lai tốt đẹp cho nhân dân lao động.
- Để lại bài học kinh nghiệm quý báu: muốn cách mạng vô sản thắng lợi thì phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; phải thực hiện liên minh công nông và phải kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu.
Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri
Nguyên nhân thất bại:
Giai cấp công nhân Pháp chưa có đủ lực lượng để đánh bại hoàn toàn giai cấp tư sản.
Chưa có một chính đảng lãnh đạo
Giai cấp tư sản và thế lực phản độngcấu kết với nhau để tiêu diệt cách mạng.
Công xã đã phạm phải một số sai lầm như: bỏ lỡ thời cơ, thiếu kiên quyết trấn áp kẻ thù và chưa thực hiện được liên minh công nông.
Ý nghĩa lịch sử:
Đây là cuộc CMVS đầu tiên nhằm xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và thiết lập nền chuyên chính vô sản.
Cổ vũ tinh thần cách mạng của giai cấp công nhân, để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá;
Về xây dựng nhà nước kiểu mới đầu tiên.
Về sự cần thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng vô sản.
Về thực hiện liên minh công nông.
Về đập tan bộ máy nhà nước cũ, thiết lập nhà nước mới của dân.
Bài tập
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1: Vì sao năm 1870 Pháp tuyên chiến với Phổ?
Để giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước
Để lấn chiếm biên giới lãnh thổ
Để ngăn cản quá trình thống nhất đất nước Đức
Cả A + C đúng
Đáp án D
Câu 2: Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra vào thời gian nào?
Ngày 2/9/1870 C. Ngày 19/7/1870
Ngày 18/7/1870 D. Ngày 7/9/1870
Đáp án C
Câu 3: Năm 1870 chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp thể hiện ở những điểm nào?
Pháp chưa chuẩn bị chu đáo để tham gia chiến tranh
Quân đội chưa được huấn luyện kĩ càng
Thiếu sự chỉ huy, thống nhất, thiếu vũ khí và kế hoạch tác chiến.
Cả ba lý do trên
Đáp án D
Câu 4: Để chuẩn bị lực lượng chống quân Phổ xâm lược, quần chúng nhân dân Pa-ri đòi thành lập các đơn vị:
Cộng hòa C. Quân đội nhân dân
Quốc dân quân D. Vệ quốc quân
Đáp án B
Câu 5. Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản Pháp thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi là gì?
A. “Chính phủ Lập quốc”.
B. “Chính phủ Vệ quốc”,
C. “Chính phủ Cứu quốc”.
D. “Chính phủ yêu nước”.
Đáp án C
Câu 6. Khi quân đội Đức tiến sâu vào đất Pháp và bao vây Pa-ri, chính phủ lâm thời tư sản ra lệnh cho nhân dân làm gì?
A. Kiên quyết đứng lên chống Đức đến cùng.
B. Giải tán lực lượng vũ trang,
C. Hãy cứu nguy cho Tổ quốc.
D. Chấm dứt phòng thủ đất nước.
Đáp án D
Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18 - 3 - 1871 của nhân dân Pa-ri?
A. Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hoà giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.
B. Bất bình trước thái độ ươn hèn của chính phủ tư sản khi Phổ tấn công.
C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.
D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác.
Đáp án C
Câu 8. Vì sao cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản?
A. Vì cuộc cách mạng này lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.
B. Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. Vì cuộc cách mạng này đánh đuổi được quân Phổ và thiết lập nên chuyên chính vô sản.
D. Vì cuộc cách mạng này thành lập bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản.
Đáp án A
Câu 9. Vì sao cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản?
A. Vì cuộc cách mạng này lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.
B. Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. Vì cuộc cách mạng này đánh đuổi được quân Phổ và thiết lập nên chuyên chính vô sản.
D. Vì cuộc cách mạng này thành lập bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản.
Đán án A
Câu 10. Sau khi bị thất bại, tàn quân của Chính phủ tư sản rút chạy về đâu?
A. Mông-mác.
B. Véc-xai.
C. Pa-ri.
D. Xơ-đăng.
Đáp án B
Câu 11. Ngày 26 - 3 - 2872, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp?
A. Quốc dân quân đánh chiếm các trụ sở của Chính phủ lâm thời.
B. Lá cờ cách mạng phất phới tung bay trên nóc nhà thị chính.
C. Tổ chức bầu cử Hội đồng công xã.
D. Hội đồng công xã làm lễ ra mắt trước quốc dân đồng bào.
Đáp án C
Câu 12. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào những câu sau đây:
A. Chi-e cho quân đánh úp vào đồi Mông-mác nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân.
B. Binh lính của Chi-e ngả về phía nhân dân.
C. Lực lượng của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3 - 1871 chủ yếu là nông dân.
D. Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
Đáp án Sai: C
Câu 13. Hội đồng Công xã Pa-ri tập trung trong tay cái quyền lực nào?
A. Quyền hành pháp.
B. Quyền lập pháp.
C. Quyền hành pháp và quyền Lập pháp.
D. Quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Đáp án: C
Câu 14. Đến ngày 1 - 5 - 1871 Hội đồng Công xã thành lập thêm ủy ban nào?
A. Ủy ban quân sự.
B. Ủy ban An ninh,
C. Ủy ban Đối ngoại.
D. Ủy ban Cứu quốc.
Đáp án: D
Câu 15. Vì sao nói Công xã Pa- ri là một Nhà nước kiểu mới?
A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.
C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ
D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh vừa thi hành pháp lệnh.
Đáp án: B
Câu 16. Vì sao giai cấp tư sản điên cuồng chống lại Công xã?
A. Công xã xoá hết mọi đặc quyền của giai cấp tư sản.
B. Công xa tách nhà thờ ra khói Nhà nước.
C. Công xã thực sự là Nhà nước do dân và vì dân, đối lập với Nhà nước tư sản.
D. Công xã ban bố các sắc lệnh phục vụ quyền tự do của nhân dân
Đáp án: C
Câu 17. Công xã Pa-ri tồn tại trong bao nhiêu ngày?
A. 70 ngày.
B. 71 ngày,
C. 72 ngày.
D. 73 ngày.
Đáp án: C
Câu 18. “Tuần lễ đẫm máu” ở nước Pháp diễn ra trong khoáng thời gian nào?
A. Từ 12 - 5 – 1871 đến 28 – 5 - 1871.
B. Từ 21 - 5 -1871 đến 28 – 5 - 1871.
C. Từ 20 - 5 – 1871 đến 28 – 5 - 1871.
D. Từ 19 - 5 – 1981 đến 27 – 5 - 1871.
Đáp án: C
Câu 19: Nối nội dung về thái độ của nhân dân Pháp và thái độ của giai cấp tư sản Pháp trước tình hình “Tổ quốc lâm nguy” theo bảng kê dưới đây:
Câu 20: Hãy ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống đặt trước các câu sau đây:
A. Trước thái độ đầu hàng của “Chính phủ vệ quốc”, quần chúng nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa, “nhanh chóng cứu nguy cho Pa-ri”.
B. Ngày 18 - 3 - 1871, Chính phủ Chi-e đã đánh chiếm đồi Mông-mác
C. Sau khi đánh chiếm đồi Mông-mác, Chính phủ Chi-e cho quân kéo đến Véc-xai để tiêu diệt quân khởi nghĩa.
D. Công xã Pa-ri quyết định tách nhà thờ ra khỏi trường học.
E. Công xã Pa-ri đề ra chế độ giáo dục bắt buộc, không mất tiền cho toàn dân.
F. Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới của giai cấp công nhân và nông dân.
Đáp án: Đúng : A, D,E
Sai :B, C,F
II. Tự luận
Câu 1: Cuộc cách mạng 18-3-1871 ở Pa-ri bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
Trả lời
Ngày 19/7/1870, chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ. Ngày 2/9/1870 toàn bộ quân đội Pháp và Na-pô-lê-ông III phải đầu hàng.
Ngày 4/9/1870, nhân dân Pari khởi nghĩa lật đổ đế chế II, đòi thiết lập chế độ cộng hòa và tổ chức kháng chiến chống quân Phổ.
Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập mang tên Chính phủ Vệ Quốc.
Khi quân Phổ tiến về Pa-ri bao vây thành phố, “Chính phủ Vệ Quốc” đã trở thành “Chính phủ phản quốc”khi quyết định đầu hàng và xin đình chiến, mở của cho quân Phổ tiến vào nước Pháp.
Nhân dân Pa-ri đã tổ chức thành các đơn vị quốc dân tự vệ,tự vũ trang và xây dựng phòng tuyến bảo vệ Thủ đô.
- Ba giờ sáng ngày 18/3/1871, Chính phủ cho quân đánh chiếm đồi Mông-mác, nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân. Quần chúng nhân dân đã kịp thời kéo đến hỗ trợ Quốc dân quân, bao vây quân Chính phủ.
Câu 2: Trình bày những chính sách thể hiện nhà nước kiểu mới của công xã Pa-ri?
Trả lời
Cơ quan cao nhất của Nhà nước là Hội đồng Công xã. Hội đồng gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán,thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân.
Công xã tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước và trường học, nhà trường không dạy Kinh thánh.
Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc nhưng không mất tiền cho toàn dân, cái thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.
Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác:
Công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ đã bỏ trốn.
Kiểm soát chế độ tiền lương đối với những xí nghiệp mà chủ còn ở lại
Giảm bớt lao động ban đêm, cấm cúp phạt công nhân.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản do dân và vì dân.
Câu 3:CMR “Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới”.Ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri
Chứng minh công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:
Nhiệm vụ cần thiết của công xã là nhanh chóng đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nên chính quyền của giai cấp vô sản.
Cơ quan cao nhất của Nhà nước là hội đồng công xã tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp. Công xãthành lập các ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã,chiu trách nhiệm trước công xã, trước nhân dân có thể bị bãi miễn.
Quân đội và cảnh sát cũ bị giải tán, thay bằng lực lượng của vũ trang và lực lượng an ninh nhân dân để bảo vệ cách mạng. Công xã quyết định tách nhà thờ ra khỏi nhà nước song vẫn bảo đảm quyền tự do tín ngướng
Công xã không ngừng chăm lo cho đời sống nhân dân và để tạo ra nhiều biện pháp tổ chức cho nên kinh tế quốc dân.
Công xã ra lệnh hoàn trả tiền thuê nhà,hoãn nợ.
Công xã đề ra hệ thống giáo dục thống nhất, bắt buộc và không phải trả tiền học…
b. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri
Mặc dù thất bại nhưng công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng to lớn đối với phong trào đấu tranh về sau của giai cấp vô sản toàn thế giới.
Đây là cuộc CMVS đầu tiên trong lịch sử, để lại nhiều bài học quý báu. Nó chỉ ra rằng phải thực hiện được chuyên chính vô sản và liên minh công nông,phải đập tan bộ máy nhà nước cũ và xây dựng nhà nước mới, phaircos đảng tiên phong lãnh đạo.
Công xã Pa-ri mãi mãi là tấm gương sáng chói về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của giai cấp vô sản, của những người công nhân Pháp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)